Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Phối Màu Trong Sản Xuất Ván Lạng Kỹ Thuật Và Tiến Hành Xử Lý Tẩy Trắng Nhuộm Màu Ván Móng Gỗ Bồ Đề
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
734.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1598

Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Phối Màu Trong Sản Xuất Ván Lạng Kỹ Thuật Và Tiến Hành Xử Lý Tẩy Trắng Nhuộm Màu Ván Móng Gỗ Bồ Đề

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đặt vấn đề

Màu sắc là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tự nhiên đem

lại cho chúng ta. Các nhà kkhoa học cũng đã chứng minh được rằng màu

sắc tác động rất lớn tới tâm lý, cảm xúc của con người. Từ xa xưa, loài

người đã nhân thức được giá trị của màu sắc và phối hợp chúng với nhau

để làm đẹp cho không gian sống và các đồ dùng sinh hoạt mà đa số là các

sản phẩm từ gỗ. Thông qua việc trạm khắc, khảm trai, vẽ …tạo ra các

họa tiết, màu sắc phong phú làm đẹp cho cuộc sống.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng gỗ

và các sản phẩm từ gỗ của con người vẫn ngày một tăng cao. Đặc biệt là

các loại gỗ quý hiếm có màu sắc, hoa văn đẹp luôn được con người ưu ái

và là lựa chọn hàng đầu để tạo ra các sản phẩm nội thất phục vụ đời sống

xã hội.

Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, các loại

gỗ quý hiếm không thể đáp ứng đủ nhu cầu nữa. “Theo số liệu điều tra của

viện qui hoạch rừng thì diện tích của nước ta năm 1975 là 9,5 triệu ha rừng

tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu, đến năm 2009 còn 13 ngàn, trong đó

có cả rừng trồng.” Vì vậy con người có xu hướng chuyến sang sử dụng các

loại ván nhân tạo với nguyên liệu chính là gỗ mọc nhanh rừng trồng để

thay thế và vấn đề trang trang sức bề mặt ván nhân tạo trở nên rất cần thiết.

Trên thị trường hiện nay các vật liệu trang sức bề mặt ván nhân tạo rất đa

dạng, phong phú; tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau mà các nhà sản xuất

lựa chọn cho mình loại vật liệu thích hợp. Trong đó có một loại vật liệu đã

được sản xuất ở rất nhiều nơi trên thế giới như: Đức, Nhật Bản, Trung

Quốc, Italia…, nhưng nó còn khá mới mẻ ở Việt Nam đó là ván lạng kỹ

thuật.

Ván lạng kỹ thuật (Engineered Wood) , tên học thuật là gỗ trang sức

tổ chức lại (Reconstitued Decorative Lumber), nó có rất nhiều ưu điểm :

khắc phục những hạn chế của gỗ nhân tạo như tính thẩm mỹ xấu, vân thớ

gỗ đơn điệu, phương pháp tạo ván lạng kỹ thuật bằng việc có thể tự thiết

kế vân thớ, màu sắc của ván mỏng, sau đó dán ép và lạng ván đã mang lại

cho sản phẩm gỗ vẻ đẹp tự nhiên đồng thời tiết kiệm được nguồn nguyên

liệu gỗ quý.

Ván lạng kỹ thuật làm cho màu sắc gỗ được vươn xa, có thể chế tạo

ra sản phẩm tương tự vân thớ, màu sắc gỗ quý tự nhiên, lại có thể phát huy

đầy đủ sức tưởng tượng chế tạo ra sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, vân thớ,

màu sắc đa dạng, chủng loại sản phẩm phong phú, tạo cho thị giác môi

trường gỗ nội hàm mới và thế giới màu sắc, và kết hợp quan điểm thẩm mỹ

của gỗ với nhau, phong cách của nó có thể thay đổi theo thay đổi của thời

đại. Căn cứ yêu cầu ở các thời kỳ của người tiêu dùng tiến hành biến tính

đối với màu sắc gỗ, và phối hợp sắp xếp lại, chế tạo hoa văn được mọi

ngưòi yêu thích, màu sắc càng tươi sáng cảm giác lập thể hoa văn càng

mạnh, hoa văn càng động và có sức sống, thỏa mãn đầy đủ đa dạng hoá và

cá tính hoá của người tiêu dùng hiện đại yêu cầu.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu một số giải pháp phối màu trong sản xuất ván lạng kỹ

thuật và tiến hành xử lý tẩy trắng nhuộm màu ván móng gỗ Bồ Đề ” là

một vấn đề cần thiết,đáng được quan tâm.

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Ở nước ta, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp: “Theo số

liệu điều tra của viện qui hoạch rừng thì đến năm 1975 còn 9,5 triệu ha

rừng, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu, chiếm

24%, đến năm 1989 có 9,3 triệu, trong đó có rừng trồng”. Bên cạnh đó,

cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về sử dụng gỗ ngày càng

tăng, lượng ván lạng được sử dụng ở nước ta càng nhiều. Các cơ sở sản

xuất ván lạng ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu, ván lạng chủ yếu

được nhập từ nước ngoài.

Ván lạng gỗ được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên vì thế nó mang

tính chất của gỗ tạo ra nó và tồn tại một số nhược điểm như: màu sắc phụ

thuộc nhiều vào gỗ tạo ra nó, vân thớ đơn điệu, chiều rộng ván nhỏ,…ván

lạng kỹ thuật có thể khắc phục được những nhược điểm này. Mặt khác, khi

ván lạng kỹ thuật được nghiên cứu, được áp dụng vào thực tế thì việc sử

dụng gỗ mọc nhanh rừng trồng sẽ tăng lên đáng kể, khi đó việc sử dụng gỗ

quý, gỗ rừng tự nhiên sẽ giảm.

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng ván lạng kỹ thuật là

tính đa dạng của vân thớ và cảm giác đẹp của màu sắc, đó cũng chính là ưu

điểm nổi bật của nó. Việc tạo ra vân thớ, màu sắc của ván lạng hoàn toàn

có thể do thiết kế bằng cách phối màu ván mỏng theo tỷ lệ, đảm bảo vân

thớ và màu sắc cùng sản phẩm ván lạng kỹ thuật nhịp nhàng, ổn định. Hiện

nay các sản phẩm ván lạng kỹ thuật trên thị trường có màu sắc và chủng

loại đa dạng. Và các loại sản phẩm này cần hàng vạn loại ván mỏng màu

sắc khác nhau. Nhưng ván mỏng cấu thành nên các loại sản phẩm này chủ

yếu tập trung ở một số ít loài cây, điều này liên quan đến xử lý phối màu

ván mỏng. Do đó, việc tìm ra các giải pháp phối màu tạo vân thớ trong quá

trình sản xuất ván lạng kỹ thuật là một trong những vấn đề đáng được

quan tâm.

1.2. Lịch sử nghiên cứu

1.2.1. Trên thế giới

Từ rất lâu, các nhà bác học trên thế giới đã tìm cách để giải thích về

nguồn của màu sắc một cách khoa học đúng đắn nhất cho đến tận những

năm 60 của thế kỷ XVII vẫn tồn tại những lý thuyết không đúng về màu

sắc.

Cách đây hơn 4000 năm, người Ai Cập đã tìm ra 4 màu là: Đỏ chàm,

đỏ tía, xanh chàm, xanh lục và thời đó người ta cho rằng nguyên nhân gây

ra màu là hỗn hợp của ánh sáng và bóng tối.

Vào thế kỷ XI, con người đã có một bộ sưu tập khá phong phú về

màu sắc nhưng nhưng vẫn không giải thích nổi màu phát sinh như thế nào.

Mãi về sau này, một số nhà bác học như: Decac (1591 - 1650), Johan Kiple

(1571 - 1630), Huck (1653 - 1703) mới đưa ra giả thuyết về màu sắc gắn

liền với ánh sáng nhưng lại không quan tâm đến cảm thụ của đôi mắt.

Vào những năm (1664 – 1668) nhà vật lý kiêm nhà toán học lỗi lạc

người Anh I. Newtơn đã tiến hành một loạt thí nghiệm để nghiên cứu ánh

sáng mặt trời và phân tích quang phổ của nó. Năm 1672, Newtơn đã được

công bố những kết quả nghiên cứu dưới nhan đề: “ Lý thuyết mới về ánh

sáng và màu sắc ”. Với công trình nghiên cứu đó, Newtơn đã đặt nền móng

cho quan điểm khoa học hiện đại về màu sắc. Theo đó khoa học màu sắc

gồm hai thành phần là: Phần khách quan và phần chủ quan. Phần khách

quan là phần vật lý. Phần chủ quan là nhận biết và cản giác của con người

về màu sắc thông qua đôi mắt. Qua đó Newton đã giải thích đúng về màu

sắc của những vật thể tự nhiên. Ông đã tiến hành làm thí nghiệm về tổng

hợp màu quang, lập bảng phân loại màu và biểu thị màu về số lượng.

Năm 1820 nhà vật lý người Anh Thomas Yuong đã giải thích sự thụ

cảm màu sắc qua cấu tạo của mắt. Ông cho rằng trong mắt có ba loại màu

đầu nhạy sáng của dây thần kinh, tác động của ánh sáng riêng rẽ từng loại

gây nên những cảm giác về nàu đỏ lục, tím, và tất cả các màu có thể coi là

tổng hợp của sự kich thích ba màu gốc.

Cuối thế kỷ XIX, Đuy Ôrông đã tìm ra nguyên lý phục chế màu

bằng cách tổng hợp trừ, bao gồm cả phương pháp làm ảnh màu hiện đại

trên màng phim 3 lớp và phương pháp in màu. Song do lý do trình độ kỹ

thuật lúc chưa cho áp dụng những nguyên lý này. Mãi đến giữa những năm

30 phương pháp in màu và ảnh màu công nghiệp mới chính thức phát triển

. Gần đây chúng được áp dụng trong vô tuyến truyền hình màu.

Cũng trong những năm này, Hội nghị chiếu sáng quốc tế gọi tắt là

C.I.E đã công nhận số đo đạc chính xác của V.Vơrai và J.Ghin và dùng nó

làm cơ sở cho hệ thống so màu.

Trong những năm qua các nhà khoa học mà cụ thể là các nhà khoa

học gỗ ở Pháp, Nhật Bản, Liên Xô…cũng đã có các công trình nghiên cứu

tìm hiểu về màu sắc của gỗ, đặc biệt là nghiên cứu màu sắc chủ yếu của

các loại ván mỏng, để từ đó có thể trực tiếp lợi dụng màu sắc tự nhiên của

ván mỏng để mô phỏng tạo ra màu sắc vân thớ của gỗ quý. Hiện nay các

sản phẩm ván lạng gỗ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, màu sắc, chủng

loại đa dạng, có khoảng 2000 loại. Và để sản xuất 2000 loại sản phẩm này

phải cần hàng vạn loại ván mỏng màu sắc khác nhau. Nhưng ván mỏng cấu

thành 2000 loại sản phẩm này chủ yếu tập trung ở một số ít loài cây Ayus,

Poplar…, điều này liên quan đến xử lý phối màu như tẩy trắng, nhuộm

màu… ván mỏng gỗ.

Ở nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu về ván lạng tổng

hợp và nhiều cơ sở đã sản xuất ván ván lạng tổng hợp và ván đã được sử

dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật

được công bố từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đầu thế kỷ XXI, công nghệ

sản xuất ván lạng kỹ thuật trên thế giới đã được ứng dụng rộng rãi. Các

Công ty ứng dụng hiệu quả công nghệ này như: Alpilignum (Italy), Anqing

Hengtong Wood Co., Ltd. (Trung Quốc); Linyi Kaiyuan Wood Industry

Co., Ltd.; Guangzhou Weitian Timber Manufacturing Co.,Ltd.; Foshan

Shunde Lulin Wood Products Co., Ltd…

Ở Trung Quốc mấy năm gần đây cũng đã phát triển các công trình

nghiên cứu về màu sắc gỗ và họ cũng đã tự in thành các tiêu chuẩn màu.

Cho đến nay thì công trình nghiên cứu về Ván lạng kỹ thuật vẫn đang được

tiến hành ở các nước trên thế giới.

1.2.2. Tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhà máy sản xuất Ván lạng kỹ

thuật nào, do quy trình công nghệ Ván lạng kỹ thuật đòi hỏi sự đầu tư rất

lớn về máy móc và thiết bị. Nước ta lại chưa có công trình nghiên cứu nào

về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật được công bố, các nghiên cứu của

nước ngoài chỉ được công bố dưới dạng giới thiệu kết quả cuối, giới thiệu

sản phẩm thương mại, phần chi tiết công nghệ được giữ kín, hơn nữa công

nghệ của họ chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất của họ. Chính vì vậy, các

cơ sở sản xuất ván lạng trong nước hầu hết chưa tiếp cận với công nghệ

này.

Nhu cầu sử dụng Ván lạng kỹ thuật của con người ngày càng tăng

nên Ván lạng kỹ thuật ở nước ta được sử dụng với số lượng lớn.. Lượng

ván lạng sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu hàng năm đều tăng

(lượng ván lạng nhập khẩu năm 2006 tăng tới 76% so với năm 2005).

Nguồn Ván lạng gỗ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, các cơ sở sản

xuất trong nước sản xuất với số lượng rất nhỏ và nguồn nguyên liệu chủ

yếu là nhập khẩu, do nguyên liệu của chúng ta không đáp ứng các yêu cầu

về chất lượng, cũng như vân thớ màu sắc. Năm 2007, các nhà khoa học

của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất ván

lạng kỹ thuật từ gỗ mọc nhanh rừng trồng và bước đầu là sử dụng gỗ Bồ

đề. Kết quả nghiên cứu cho thấy Gỗ Bồ đề đáp ứng tốt các yêu cầu về

nguyên liệu sản xuất ván lạng kỹ thuật. Việc nghiên cứu Ván lạng kỹ thuật

tại Việt nam đang được tiến hành, tiến tới nhanh chóng đưa ra các kết quả

chính xác, đủ cơ sở xây dựng các nhà máy sản xuất Ván lạng kỹ thuật.

Qua tìm hiểu sơ bộ cho thấy, công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật

không quá phức tạp, với trình độ và điều kiện sản xuất thực tiễn trong nước

hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ. Bên

cạnh nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván lạng kỹ thuật thì vấn đề phối

màu cũng như các phương pháp phối màu là cần thiết với thị hiếu nhạy

cảm hiện nay của người tiêu dùng thì việc phối hợp màu sắc của ván mỏng

là một trong những giải pháp, không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn

đảm bảo tính xã hội sâu sắc. Chính vì thế, ở nước ta hiện nay nhờ nắm bắt

được thị hiếu và yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Màu sắc và các giải pháp phối màu ván mỏng để tạo vân thớ trong quá

trình sản xuất ván lạng gỗ cũng đã và đang được các nhà khoa học quan

tâm phát triển. Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam là một trong những

nơi đào tạo về chuyên ngành Chế biến lâm sản, hiện nay vấn đề về ván

lạng gỗ cũng đang được quan tâm chú trọng phát triển. Trong những năm

gần đây cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên

quan đến màu sắc gỗ được các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên của

trường nghiên cứu.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

- Qua nghiên cứu, thực nghiệm đưa ra được một số giải pháp phối

màu dùng trong ván lạng kỹ thuật được sử dụng chủ yếu hiện nay.

- Lựa chọn được một giải pháp phối màu phù hợp cho ván lạng kỹ

thuật.

- Đưa ra được giải pháp tẩy trắng và nhuộm màu cho ván mỏng.

- Tiến hành tẩy trắng và nhuộm màu cho ván mỏng để sản xuất

ván lạng kỹ thuật.

- Tạo ra được ván lạng kỹ thuật có vân thớ theo giải pháp phối

màu được lựa chọn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!