Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn Miền Trung - Chuyên đề:Kết qủa nghiên cứu
PREMIUM
Số trang
42
Kích thước
751.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1844

Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn Miền Trung - Chuyên đề:Kết qủa nghiên cứu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé KHOA HỌC Vµ C¤NG NGHÖ Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr−êng ®¹i häc n«ng nGhiÖp I - hµ néi

=== D = F * G = E ===

B¸O C¸O CHUY£N §Ò

KÕt qu¶ nghiªn cøu x©y dùng quy tr×nh kü thuËt

trång xen ®Ëu t−¬ng vµ l¹c (®iÒu kiÖn cã che phñ

nilon tù hñy) víi mÝa vô ®«ng-xu©n

- vïng kh« h¹n miÒn trung

thuéc ®Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc

”NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P KHOA HäC C¤NG NGHÖ NH»M PH¸T TRIÓN

S¶N XUÊT MÝA NGUY£N LIÖU §¹T N¡NG SUÊT CAO CHÊT L−îng tèt, phôc vô

®æi míi c¬ cÊu mïa vô vµ cung cÊp æn ®Þnh mÝa nguyªn liÖu

cho c¸c nhµ m¸y ®−êng t¹i vïng kh« h¹n miÒn trung”

Mã số: ĐTĐL – 2004/05

Người thực hiện: 1. PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn

2. TS. Vũ Đình Chính

3. ThS Nguyễn Mai Thơm

4. KS Bùi Xuân Sửu

6619-16

26/10/2007

Hà Nội – 12/2006

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Biện pháp che phủ nilông là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Che phủ nilông làm giảm sự phát triển của cỏ dại, hạn chế được tàn dự thực vật

và các sâu, bệnh tiềm ẩn trong đất tồn tại từ các vụ trước, che phủ nilông còn

tránh được sự bốc hơn nước, giữ độ ẩm đất được đảm bảo và ổn định. Do đó,

việc che phủ nilông đã làm tăng năng suất của giống cây trồng, giảm chi phí về

lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Ngày nay, phương pháp che phủ nilông đã được áp dụng cho nhiều loại cây

trồng như rau, đậu đỗ, thuốc lá, cafe, mía... Theo tài kiệu dẫn của Trần Công

Hạnh, thì từ năm 1991-1992, Viện nghiên cứu Công nghiệp mía đường - Bộ công

nghiệp nhẹ Trung Quốc (SIRI) đã tiến hành bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng

của che phủ nilong cho mía (thí nghiệm trong ô xây thuộc khu thí nghiệm của

SIRI và thí nghiệm đồng ruộng thuộc vùng nguyên liệu của nhà máy đường

Heshui và Chunwan tỉnh Quảng Đông) kết quả cho thấy:

- Che phủ nilông có tác dụng làm tăng năng suất mía 13,2% so với đối

chứng không che phủ.

- Cải thiện môi trường sinh thái: Là tăng nhiệt độ bề mặt và lớp đất mặt từ

1,0 – 3,50

C, tăng độ ẩm đất từ 1,7 – 2,2%, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng

dễ tiêu trong lớp đất mặt (đạm thủy phân tăng 25,4 – 40,0%, Lân dễ tiêu tăng

36,4 – 66,7%; Kali trao đổi tăng 2,8 – 30,4%).

- Thúc đẩy hoạt động sinh lý của cây: Làm tăng tốc độ nảy mầm 4,0 – 4,5 lần;

Tăng tỷ lệ nảy mầm 32,5%; tăng số nhánh hữu hiệu so với đối chứng tương ứng.

- Thúc đẩy hoạt động sinh lý của cây: Lầm tăng hoạt động của các mem vận

động trong mầm mía 197,1% và 78,4% ở thời điểm tháng 6 và tháng 112, trong

hom 102% ở thời điểm 12 ngày sau trồng; Hoạt động của men amylase trong mầm

mía tăng 218,5%; 48,1% và 31,8% ở thời điểm 6, 12 và 30 ngày sau trồng. Diện

tích lá tăng từ 5,7 – 40,5%; tỷ lệ diệp lục tăng 2,1 – 8%; Hàm lượng nước trong lá

tăng 1,3 – 1,4%.

- Tăng hiệu suất sử dụng phân bón: Sử dụng đạm của cây thay đổi từ 40 –

47%, tăng cao hơn so với đối chứng 9,3 – 17,3%.

- Theo tài liệu dẫn của Lê Hữu Hà, che phủ nilông vào mùa khô hạn từ

tháng 10 đến tháng 4 năm sau đã có tác dụng duy trì độ ẩm đạt bình quân 26,7%

2

so với công thức không che phủ độ ẩm đất đạt bình quân 22,8% và năng suất

mía cao hơn 68,3% so với công thức không che phủ nilông ở thời vụ trồng tháng

1 năm 2002.

Tuy nhiên, che phủ nilông ngoài những ưu điểm nêu trên thì còn có những

hạn chế là sự phân hủy nilông trong điều kiện ở Việt Nam rất dài làm ảnh hưởng

đến môi trường sinh thái, gây khó khăn trong việc canh tác ở các vụ tiếp sau.

Chính vì vậy nên nghiên cứu các loại nilông tự hủy, sẽ có ý nghĩa không ảnh

hưởng tới môi trường sinh thái của vùng trồng trọt.

Trồng xen là biện pháp tranh thủ không gian, thời gian triệt để lợi dụng

đất đai, năng lượng mặt trời. Trồng xen còn có ý nghĩa che phủ mặt đất điều hòa

không khí, giảm được sự bốc hơi nước một cách tự nhiên, đảm bảo được độ ẩm

đất. Tùy từng chủng loại cây, mật độ trồng mà chúng ta có thể bố trí cây trồng

xen cho phù hợp, để tránh được sự cạnh tranh về ánh sáng cũng như dinh dưỡng

mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.Trên thực tế sản xuất

phương pháp trồng xen đã được áp dụng từ lâu và trên nhiều chủng loại cây

khác nhau ví dụ: Đối với những cây ưa bóng thì có thể trồng dưới tán các cây

khác như một số cây dược liệu (ba kích, gừng,...) Chúng ta có thể trồng một số

cây có thời gian sinh trưởng ngắn xen với một số loại cây lâu năm khi chúng

chưa kịp khép tán: Trồng xen cây họ đậu với cây ăn quả trong thời gian kiến

thiết cơ bản vừa nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích mà còn có ý nghĩa cải

tao đất, môi trường sinh thái.

Cây mía là cây C4 có chu kỳ sinh trưởng hàng năm, bộ lá rộng, khả năng

đẻ nhánh khỏe. Do đó, trong sản xuất cây mía thường được bố trí với mật độ

khoảng cách khá rộng, hàng cách hàng từ 1,0m đến 1,2m. Mặt khác, từ khi trồng

đến lúc vươn cao, lúc lá mía che rợp hàng có thời gian tương đối dài từ 2,5 đến 3

tháng. Trong giai đoạn này mía sinh trưởng chậm. Dưới đất bộ rễ phát triển còn

yếu chưa lan ra giữa hàng, nên còn thừa đất và ánh sáng giữa hai hàng mía.

Do đó, trong giai đoạn này có thể bố trí trồng xen các cây họ đậu như đậu

tương, lạc… cho mía có ý nghĩa vừa tận dụng đất đai, tăng hiệu quả kinh tế và

tạo lớp che phủ cho đất mía bằng cây họ đậu để chống xói mòn, giữ ẩm và cải

tạo đất, cũng như tạo thuận lợi cho một số thiên địch có ích phát triển, tăng thêm

thu nhập cho người trồng mía từ cây xen.

Thực tế trên các vùng nguyên liệu trồng mía thường là đất đồi, khô hạn và

3

nghèo dinh dưỡng. Việc trồng độc canh mía sẽ dẫn đến sự suy thoái đất nghiêm

trọng, làm mất cân bằng dinh dưỡng, cạn kiệt một số nguyên tố dinh dưỡng cần

thiết để mía cho năng suất cao. Trồng xen đậu tương hoặc lạc giữa hai hàng mía ở

thời kì đầu sinh trưởng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất là giải pháp để khẳng

định cây mía làm tăng thu nhập cho hộ nông dân vùng mía.

Mặt khác, ở phía Bắc Việt Nam vụ mía đông xuân thường là vụ mía chính

thường được trồng vào tháng 1, tháng 2 dương lịch, lúc này nhiệt độ thường

thấp khô hanh kéo dài, tốc độ bốc hơi nước bề mặt tăng làm ảnh hưởng đến khả

năng mọc mầm và sinh trưởng của cây mía, cũng như không đảm bảo mật độ

cây hữu hiệu. Tuy nhiên, để việc trồng xen không ảnh hưởng xấu đến mía, làm

giảm khả năng đẻ nhánh của mía. Các biện pháp kỹ thuật được ứng dụng như:

trồng cây xen cách xa hàng mía, che phủ nilông cho cây trồng xen, sẽ tạo điều

kiện cho cây trồng xen phát triển tốt và không ảnh hưởng đến sinh trưởng đưa

đến hiệu quả cao trên đất mía.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật xây dựng quy trình trồng xen đậu tương,

lạc có che phủ nilông tự hủy với mía vụ Đông xuân góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng trên đất mía và năng suất chất lượng mía nguyên liệu vùng khô hạn

miền Trung.

2.2. Yêu cầu

- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển,khả năng chống chịu, năng

suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng xen (lạc, đậu tương).

- Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu năng suất

và các yếu tố cấu thành năng suất của mia.

- So sánh hiệu quả về năng suất, thu nhập của mía trồng xen với mía trồng thuần.

III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu nghiên cứu

- Các giống mía QĐ86-368, giống lạc (L14), đậu tương ĐT12 có nguồn gốc

Trung Quốc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!