Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại phía Bắc Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu lực vắc xin phòng bệnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN QUYẾT
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS
GÂY BỆNH MAREK Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP
TẠI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU LỰC VẮC XIN PHÒNG BỆNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN QUYẾT
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS
GÂY BỆNH MAREK Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP
TẠI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU LỰC VẮC XIN PHÒNG BỆNH
Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y
Mã số: 9.64.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên
2. PGS.TS. Phạm Công Hoạt
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án này là trung thực và nguyên gốc, không trùng lặp với những kết
quả đã được công bố.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Hà Văn Quyết
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp, cơ quan công tác và đặc biệt là gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông
lâm - Đại học Thái Nguyên; Khoa Công nghệ sinh học, Viện Đại học mở Hà Nội đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Hoàn thành luận án khoa học này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của thầy giáo: GS.TS.
Nguyễn Quang Tuyên, PGS.TS. Phạm Công Hoạt, PGS.TS Nguyễn Viết Không và
PGS.TS. Phạm Thị Tâm.
Tôi xin trân thành cảm ơn: sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi về thời gian học
tập, nghiên cứu của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; sự giúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Thú y các tỉnh Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội và khoa Công nghệ sinh học - Viện Đại học mở Hà Nội
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm và thực hiện luận án này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: các thầy, các cô, các
bạn đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi trong
suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
Hà Văn Quyết
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...............................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài .........................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Tình hình lưu hành bệnh Marek ở trong nước và trên thế giới........................4
1.1.1. Tình hình lưu hành bệnh Marek ở Việt Nam...................................................4
1.1.2. Tình hình lưu hành bệnh Marek trên thế giới ..................................................5
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................6
1.2.1. Đặc tính sinh học cơ bản của virus gây bệnh Marek .......................................6
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh Marek ................................................................14
1.2.3. Bệnh tích của bệnh Marek .............................................................................15
1.2.4. Chẩn đoán bệnh Marek ..................................................................................18
1.2.5. Dịch tễ học bệnh Marek.................................................................................19
1.2.6. Miễn dịch chống lại MDV .............................................................................22
1.2.7. Vắc xin với việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh Marek................................26
1.2.8. Các giải pháp phòng và trị bệnh Marek .........................................................27
Chương 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................30
2.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................30
2.1.1. Phân lập virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại một số tỉnh
phía Bắc Việt Nam.........................................................................................30
iv
2.1.2. Nghiên cứu xác định độc lực và gây bệnh thực nghiệm virus Marek
phân lập được trên các giống và lứa tuổi gà ..................................................30
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý đặc trưng do virus Marek phân lập được
đối với gà thí nghiệm .....................................................................................30
2.1.4. Nghiên cứu thử nghiệm phối hợp chất bổ trợ với vắc xin để tăng cường
hiệu quả miễn dịch của vắc xin phòng bệnh Marek.......................................30
2.2. Đối tượng, nguyên liệu nghiên cứu................................................................30
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................30
2.2.2. Nguyên liệu ....................................................................................................30
2.2.3. Hóa chất, sinh phẩm và môi trường nuôi cấy ................................................31
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................33
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................33
2.3.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................33
2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu ..............................................................33
2.4.2. Phương pháp phân lập MDV và nhuộm Plaque ............................................33
2.4.3. Phương pháp hóa mô .....................................................................................35
2.4.4. Phương pháp xác định độc lực của virus trên phôi trứng gà .........................35
2.4.5. Phương pháp PCR và xác định trình tự gen Meq ..........................................36
2.4.6. Phương pháp Real-Time PCR định lượng số copy genome của virus MDV........37
2.4.7. Bố trí thí nghiệm xác định khả năng gây bệnh của MDV trên các giống
gà và lứa tuổi gà .............................................................................................38
2.4.8. Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các chất tăng cường miễn
dịch đến hiệu quả của vắc xin HVT/Rispens.................................................39
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................41
3.1. Kết quả phân lập virus Marek........................................................................41
3.1.1. Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương. ...............41
3.1.2. Phân lập virus Marek .....................................................................................43
3.1.3. Đặc tính gene của virus Marek chủng MDV 6.13 .........................................44
3.2. Khả năng gây bệnh của chủng MDV phân lập được .....................................46
3.2.1. Khả năng gây bệnh của MDV 6.13 trên các giống gà thí nghiệm.................46
v
3.2.2. Khả năng gây bệnh của MDV phân lập được trên các giống gà thí
nghiệm ở các độ tuổi khác nhau.....................................................................51
3.2.3. Nghiên cứu sự bài thải của virus từ gà thí nghiệm gây nhiễm virus gây
bệnh MDV......................................................................................................58
3.3. Biểu hiện bệnh tích ở gà thí nghiệm do chủng MDV phân lập được gây nên.....60
3.3.1. Biểu hiện tổn thương đại thể ở các tổ chức của gà thí nghiệm......................60
3.3.2. Biểu hiện tổn thương vi thể ở các tổ chức của gà thí nghiệm........................66
3.3.3. Kết quả xác định khả năng gây bệnh trên phôi gà của MDV phân lập .........68
3.3.4. Kết quả xác định khả năng gây bệnh trên trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt một lớp của MDV phân lập ..............................................................69
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tăng cường miễn dịch đến
hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek............................................70
3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch sự
hình thành đáp ứng miễn dịch của gà thí nghiệm với vắc xin phòng
bệnh Marek.....................................................................................................73
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch
đến sự hình thành khối u trong các tổ chức của gà thí nghiệm công
cường độc.......................................................................................................92
3.4.3. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong các cơ quan có chức năng
miễn dịch của gà thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin
và các chất tăng cường miễn dịch ..................................................................93
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................103
1. Kết luận ...............................................................................................................103
2. Kiến nghị.............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
PHỤ LỤC...............................................................................................................118
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM .................................118
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ADC Antibody Dependent Cellmediated
2. ADN Acide Deoxyribo Nucleotic
3. APC Antigen Presenting Cell
4. CAM Chorioat Antoid Membran
5. CEF Chicken Embryo Fibroblast
6. CKC Chicken Kidney Cell
7. CMGF Chicken Myelomonocytic Growth Factor
8. CPE Cytopathogenic Effect
9. CPG-ODN Cytosine Phosphate Guanosine-Olygo Deoxy
Nucleotide
10. Poly I:C Chuỗi mạch ARN đôi Polyriboinosinic và
Polyribocytidylic
11. DEF Duck Embryo Fibroblast
12. DHBV Duck Hepatitis B Virus
13. ELISA Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
14. GDP Gross Domestic Product
15. HVT Herpesvirus of Turkey
16. IFN Interferon
17. IL Interleukin
18. MDV Marek Disease Virus
19. MHC Major Histocompatibility Complex
20. NKC Nature Killer Cell
21. PCR Polymerase Chain Reaction
22. PFU Plaque Forming Unit
23. RIF Resistance Inducing Factor
24. TLR Toll Like Receptor
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình dịch bệnh Marek tại các tỉnh phía Nam năm 2007 .................5
Bảng 3.1. Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương .......41
Bảng 3.2. Tương đồng gene Meq virus MDV 6.13 với MDV trên thế giới..........45
Bảng 3.3. Gene Meq MDV 6.13 và MDV cường độc trên thế giới và chủng
vắc xin ...................................................................................................46
Bảng 3.4. Mức độ gây bệnh của chủng MDV phân lập trên các giống gà thí nghiệm..... 47
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng bệnh Marek qua từng tháng theo dõi.................49
Bảng 3.6. Mức độ gây bệnh của chủng MDV phân lập được trên các giống
gà ở các độ tuổi......................................................................................54
Bảng 3.7. Số lượng bản copy của gen Meq bình quân trên 1 cá thể gà bài thải
trong 1 ngày (log10)..............................................................................59
Bảng 3.8. Biểu hiện bệnh tích do MDV gây cho gà thí nghiệm............................61
Bảng 3.9. Tần suất xuất hiện các tổn thương vi thể trong các tổ chức của gà
thí nghiệm..............................................................................................66
Bảng 3.10. Biểu hiện bệnh tích do MDV trên phôi gà 11 ngày tuổi .......................69
Bảng 3.11. Biểu hiện bệnh tích do MDV 6.13 trên trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt...................................................................................................70
Bảng 3.12. Ảnh hưởng các yếu tố tăng cường miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ
của vắc xin phòng bệnh Marek..............................................................71
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình
thành kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek .......................75
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp - IFN.....78
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
các β - IFN.............................................................................................80
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp α-IFN....... 83
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp IL-4.......... 86
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
IL-12p40 ................................................................................................87
viii
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp IL-10 ....90
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình
thành khối u ở gà sau công cường độc (Tỷ lệ % gà có khối u).............92
Bảng 3.21. Mức độ giảm số bản copy của gen Meq trong lách gà thí nghiệm
công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường
miễn dịch ...............................................................................................94
Bảng 3.22. Mức độ giảm các bản copy của gen Meq trong túi Fabricius của gà
thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất
tăng cường miễn dịch ............................................................................97
Bảng 3.23. Mức độ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức của gà thí
nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng
cường miễn dịch ..................................................................................100
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hệ gene của MDV .......................................................................8
Hình 3.1. Hình ảnh nuôi cấy phân lập MDV trên trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt...................................................................................................43
Hình 3.2. Trình tự gene Meq virus chủng phân lập MDV 6.13 ............................44
Hình 3.3. Mức độ gây bệnh và gây chết của chủng MDV 6.13 ở gà thí
nghiệm ...................................................................................................50
Hình 3.4. Các biểu phiện tổn thương thần kinh của gà gây nhiễm với MDV 6.3.....51
Hình 3.5. Tỷ lệ gà mắc bệnh và chết do chủng virus MDV 6.13 trên các giống
gà thí nghiệm ở các độ tuổi ...................................................................52
Hình 3.6. Gà 6 tuần tuổi bại liệt sau khi gây nhiễm bằng chủng MDV 6.13 ........55
Hình 3.7. Tỷ lệ xuất hiện các biểu hiện tổn thương thần kinh do chủng virus
MDV 6.13 trên các giống gà thí nghiệm ở các độ tuổi .........................56
Hình 3.8. Mức độ bài thải virus MDV 6.13 của các giống gà thí nghiệm ở các
độ tuổi....................................................................................................58
Hình 3.9. Hình ảnh bệnh tích đại thể ở gà thí nghiệm do chủng MDV phân
lập được gây nên....................................................................................60
Hình 3.10. Tần suất xuất hiện bệnh tích trong các cơ quan của gà thí nghiệm.......62
Hình 3.11. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở lách..............................................63
Hình 3.12. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở thận .............................................63
Hình 3.13. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở tim...............................................64
Hình 3.14. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở dạ dày tuyến................................65
Hình 3.15. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên.............65
Hình 3.16. Tần suất xuất hiện các tổn thương vi thể trong các tổ chức của gà
thí nghiệm..............................................................................................67
Hình 3.17. Bệnh tích trên màng CAM phôi gà 14 ngày tuổi do MDV gây nên .....69
Hình 3.18. Hình ảnh gây hiệu ứng hủy hoại trên môi trường tế bào xơ phôi vịt
1 lớp do MDV MDV 6.13 qua các đời tiếp truyền sau 96 giờ..............70
Hình 3.19. Phản ứng trung hòa virus Marek với kháng thể thu được .....................73
Hình 3.20. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình thành
kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek .................................76
Hình 3.21. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp - IFN..79
x
Hình 3.22. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
các β - I..................................................................................................81
Hình 3.23. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp α-IFN.... 84
Hình 3.24. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp IL-4....... 86
Hình 3.25. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
IL - 12p40 ..............................................................................................88
Hình 3.26. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
IL-10 ......................................................................................................91
Hình 3.27. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong lách gà thí nghiệm công
cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường miễn dịch ....... 95
Hình 3.28. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong túi Fabricius của gà thí
nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng
cường miễn dịch ....................................................................................98
Hình 3.29. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức của gà thí
nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng
cường miễn dịch ..................................................................................101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, chăn nuôi gà ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ
theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh
tế xã hội ở các địa phương. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2016) [12],
năm 2016 cả nước có khoảng 252 triệu con gà; với sản lượng trên 500 ngàn tấn
thịt, 8,5 tỷ quả trứng, cho thu nhập khoảng 63 ngàn tỷ đồng, chiếm 29,5% trong
tổng giá trị ngành nông nghiệp, chiếm 3,15% trong GDP. Tuy nhiên, chăn nuôi gà
còn gặp nhiều rủi ro về giá cả, thị trường, đặc biệt là các loại dịch bệnh luôn tiềm
ẩn, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất. Một trong những căn bệnh khá phổ
biến thường xuyên xảy ra trên đàn gà nuôi công nghiệp, đặc biệt là đàn gà đẻ, đó
là bệnh Marek, do Gallid herpesvirus gây ra, virus thường tồn tại trên biểu mô của
nang lông của gà nên có khả năng lây lan nhanh và mạnh qua đường hô hấp.
Bệnh Marek có hai biểu hiện chính là gây tăng sinh các tổ chức lypmpho và
suy giảm miễn dịch ở gà. Cho đến nay bệnh Marek vẫn chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, việc phòng bệnh phải dùng vắc xin tiêm cho gà. Trên thực tế những năm gần
đây một số trang trại chăn nuôi gà của nông dân, công ty CP, Japfa comfeed,.. ở
miền Bắc tình hình nhiễm bệnh Marek khá phức tạp gây thiệt hại lớn cho người
chăn nuôi. Qua thực tế cho thấy việc phòng bệnh cho đàn gà bằng vắc xin Marek
nhập ngoại được các công ty và hộ chăn nuôi thực hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên
đáp ứng miễn dịch của gà ở một số trang trại không cao, tỷ lệ bảo hộ của vắc xin
chưa đảm bảo. Ở nước ta, những năm gần đây, hầu hết các cơ sở sản xuất gà giống,
mặc dù đã dùng vắc xin song bệnh vẫn xuất hiện làm ảnh hưởng đến chất lượng con
giống (Phan Văn Lục, 2008) [7].
Hiện tượng gà vẫn bị bệnh sau khi tiêm vắc xin Marek có nhiều nguyên nhân
trong đó nguyên nhân kỹ thuật về sự phù hợp chủng là quan trọng. Các loại vắc xin
hiện đang sử dụng được tạo ra từ những chủng kinh điển, sử dụng lâu dài trên toàn
thế giới không hoàn toàn phù hợp với các biến chủng mới, độc lực cao xuất hiện
thường xuyên ở các vùng địa lý khác nhau [(Baigent SJ et al., 2006) [25]; (Schat
KA và Baranowski E, 2007) [100].