Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng sau cháy tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ THU THƢ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH
CỦA THẢM THỰC VẬT RỪNG SAU CHÁY TẠI
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : SINH THÁI HỌC
Mã số : 8420120
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Kim Thoa
Phản biện 1: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Phản biện 2: TS. Nguyễn Minh Lý
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành SINH THÁI HỌC họp tại Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 3 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn thạc sĩ tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là lá
phổi xanh của Trái Đất. Một trong các nhân tố có vai trò quan trọng
cấu thành nên hệ sinh thái rừng chính là thảm thực vật rừng.
Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn,
tính đến ngày 31/12/2016, cả nước có 14.377.682 ha rừng. Trong đ :
rừng tự nhiên 10.242.141 ha; rừng trồng 4.135.541 ha, đạt độ che phủ
41,19% [33]. Tuy nhiên, có trên 50% diện tích rừng c nguy cơ cháy
cao, cháy rừng gây ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích và chất lượng
rừng, chất lượng môi trường sinh thái cũng như sự phát triển kinh tế -
xã hội.
Với hơn một nửa diện tích là đất l m nghiệp và rừng, chiếm
đa ph n diện tích rừng và đất l m nghiệp của thành phố 10 . Tổng
diện tích rừng là 51.737,1 ha; chia theo qui hoạch 3 loại rừng gồm:
rừng đặc dụng là 26.751,3 ha; rừng phòng hộ là 8.693,8 ha; rừng sản
xuất là 16.292 ha [11].
Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Hòa Vang thì trong năm
2016 tại huyện Hòa Vang đã xảy ra ba vụ cháy với tổng diện tích
thiệt hại là 16,16ha 10 . Đặc biệt vụ cháy xảy ra trong tháng 4/2016
theo ước tính có khoảng 10,66 héc ta rừng ở xã Hòa Phú bị thiêu rụi
do người dân rà phế liệu [10]. Nó làm cho thảm thực vật rừng ở đ y
cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Tìm hiểu về đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng sau
cháy và từ đ đề xuất các giải pháp phục hồi rừng sau cháy là việc rất
đáng nhận được sự quan tâm. Tuy nhiên hiện chủ yếu mới có những
kết quả điều tra về diện tích cháy rừng và thiệt hại về mặt kinh tế của
2
các vụ cháy rừng mà chưa c những nghiên cứu toàn diện về đặc
điểm tái sinh của thảm thực vật rừng sau cháy tại Hòa Vang.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực
vật rừng sau cháy tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”. Kết
quả của đề tài sẽ g p ph n cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để
đề xuất các giải pháp phục hồi thảm thực vật rừng đảm bảo sự ổn
định và phát triển các hệ sinh thái rừng tại huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
G p ph n cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất
các giải pháp phục hồi thảm thực vật rừng đảm bảo sự ổn định và
phát triển các hệ sinh thái rừng tại huyện Hòa Vang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của qu n xã thực vật
rừng tại huyện Hòa Vang
- Nghiên cứu được một số tính chất của đất rừng trước và sau
khi cháy tại huyện Hòa Vang
- Nghiên cứu được một số đặc điểm tái sinh của thảm thực
vật rừng sau cháy tại huyện Hòa Vang
- Mối quan hệ giữa đất rừng và khả năng tái sinh của thảm
thực vật rừng sau cháy
- Đề xuất được các giải pháp quản lý, phục hồi rừng sau cháy
tại huyện Hòa Vang
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Thảm thực vật rừng trước và sau cháy tại huyện
Hòa Vang.
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa
- Phương pháp thu mẫu
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp ph n tích trong phòng thí nghiệm
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu
khoa học mới cho các nhà quản lý ở địa phương về một số đặc điểm
tái sinh của thảm thực vật rừng sau cháy tại huyện Hòa Vang.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài này là cơ sở cho các nhà quản lý ở địa
phương đề xuất các giải pháp phục hồi thảm thực vật rừng sau cháy,
đồng thời đ y cũng là tiêu chí chọn loài c y chống chịu lửa, x y dựng
mô hình băng xanh cản lửa để giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại do
cháy rừng; đảm bảo sự ổn định và phát triển các hệ sinh thái rừng tại
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
6. Cấu trúc của luận văn
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Thảm thực vật
1.1.2. Khái niệm rừng
Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam năm 2004: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm qu n thể thực vật
rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố sinh vật
4
khác, trong đ c y gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành
ph n chính c độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng
trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng (quy định trước đ y được ghi trong văn bản kỹ thuật
lâm sinh là rừng phải c độ tàn che từ 0,3 trở lên) [17].
1.1.3. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng là quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ
sinh thái rừng, biểu hiện ở sự xuất hiện một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ dưới tán rừng.
1.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
a. Những nghiên cứu về thảm thựcvật
b. Những nghiên cứu về khả năng tái sinh rừng sau cháy
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù
của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế
hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng:
dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng
sau nương rẫy. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu là quá trình phục hồi
thành ph n cơ bản của rừng, chủ yếu là t ng cây gỗ [17].
Khi nghiên cứu về thảm thực vật sau cháy, các tác giả Lloret
và Vila (2003); Pausas và cộng sự (2004); Arnan và cộng sự (2007)
cho rằng quá trình tái sinh sau cháy là rất cao và chúng phụ thuộc
nhiều vào các thảm thực vật trước khi cháy [6].
1.2.2. Những nghiên cứu ở ViệtNam
a. Những nghiên cứu về thảm thực
b. Những nghiên cứu về tái sinhrừng
Năm 2015, Bế Minh Ch u đã báo cáo tổng kết nhiệm vụ
5
nghiên cứu khoa học với đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng các giải pháp
quản lý lửa rừng và khắc phục hậu quả của cháy rừng tại vườn Quốc
gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”. Trong báo cáo cho thấy: Sau khi cháy
6 tháng và 38 tháng, trên các diện tích rừng và đất rừng bị cháy đã
xuất hiện các loài cây tái sinh với mật độ từ 1200 – 1920 cây/ha, với
chiều cao trung bình trên 1m. Tác giả khẳng định rừng bị cháy đang
được phục hồi. Ngoài ra, các loài cỏ rất phát triển trên những khu vực
đã qua chá, với các loài phổ biến như: cỏ lau, cỏ voi, cỏ tranh...cùng
nhiều loài khác c đặc điểm ưa sáng, chiều cao lớn và phát triển
mạnh ở nơi đất trống, đặc biệt là những nơi sau cháy. Tác giả cũng đã
đề nghị c n phải có những biện pháp tác động nhằm tạo điều kiện có
lợi cho cây tái sinh phát triển [6].
1.2.3. Những nghiên cứu về tái sinh rừng tại Hòa Vang
Tại huyện Hòa Vang, trong các tài liệu liên quan cho thấy
hiện nay chưa c công trình nào đi s u nghiên cứu đến khả năng tái
sinh của thực vật rừng sau cháy. Các nghiên cứu chỉ mới đề cập đến
đa dạng sinh học tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa,
thuộc huyện Hòa Vang.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN
HÒA VANG
1.3.1. Vị trí địa lý
Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội
thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 150
55' đến 160
13' độ vĩ
Bắc; 1070
49' đến 1080
13' độ kinh Đông.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Hòa Vang trải rộng cả ba vùng đồi núi, trung
du và đồng bằng. Địa hình nghiêng từ T y sang Đông, c nhiều đồi
6
núi, cao nhất là đỉnh Bà Nà (1.847m). Địa hình c nhiều dốc lớn bị
chia cắt bởi sông Cu Đê và sông Yên [45].
b. Địa chất thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất Hoà Vang năm 2016 là 73.488,8 ha.
c. Khí hậu, thuỷ văn
Huyện Hòa Vang có chế độ khí hậu phân hóa rõ rệt, nằm
trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của
gi mùa Đông Bắc.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,90C
- Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng
10, 11 khoảng 85 - 87%; thấp nhất là tháng 6, 7 khoảng 76 - 77%.
1.3.3. Tình hình kinh tế - xã hội
1.3.4. Tình hình cháy rừng tại huyện Hòa Vang từ năm
2011 – 2016
CHƢƠNG 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2017 đến tháng 12/2017
với 2 đợt điều tra, khảo sát:
+ Đợt 1: Từ 18/5/2017 đến 25/5/2017
+ Đợt 2: Từ 15/6/2017 đến 22/6/2017
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Hòa Liên và Hòa Phú: Điều tra khả năng tái sinh của
thảm thực vật rừng sau cháy và cấu trúc của qu n xã thực vật rừng
không cháy; nghiên cứu tính chất của đất rừng trước và sau cháy.
7
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của quần xã
thực vật rừng tại huyện Hòa Vang
2.2.2. Nghiên cứu một số tính chất của đất rừng trƣớc và
sau khi cháy tại huyện Hòa Vang
2.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực
vật rừng sau cháy
a. Đặc điểm tái sinh của cây tái sinh sau cháy
b. Đặc điểm tái sinh lớp cây bụi, thảm tươi sau cháy
2.2.4. Mối quan hệ giữa đất rừng và khả năng tái sinh của
thảm thực vật rừng sau cháy
2.2.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, phục hồi rừng
sau cháy
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa
a. Điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC)
Lập các tuyến điều tra đảm bảo đi qua các dạng địa hình,
trạng thái rừng đã xảy ra cháy. Trên các tuyến điều tra tại trạng thái
rừng đã xảy cháy chọn vị trí thuận lợi để lập các OTC (OTC rừng tự
nhiên với diện tích 1000m², OTC rừng trồng là 500m2
).
- Đối với tầng cây cao: Trên các OTC tiến hành nghiên cứu
đo đếm về: mật độ, độ tàn che, số loài, công thức tổ thành. Độ tàn
che t ng c y cao xác định bằng phương pháp cho điểm tại 80 điểm
ngẫu nhiên phân bố cách đều trên toàn diện tích OTC như: điểm nằm
trong tán c y 1 điểm, điểm ở mép tán c y 0,5 điểm, điểm nằm ngoài
tán c y 0 điểm [6].
8
- Đối với cây tái sinh: Nghiên cứu c y tái sinh được thực
hiện trên các ô dạng bản (ODB). Trên mỗi OTC lập 5 ô dạng bản có
diện tích là 25m² (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa). Trên ô dạng bản tiến
hành điều tra, tình hình tái sinh của các loài c y như: mật độ, chiều
cao trung bình, số loài, nguồn gốc tái sinh, chất lượng cây tái sinh và
công thức tổ thành [6].
- Đối với cây bụi, thảm tươi: Nghiên cứu t ng cây bụi thảm
tươi được thực hiện trên các ô dạng bản như nghiên cứu cây tái sinh.
Trên ô dạng bản tiến hành điều tra, thống kê tên, chiều cao trung bình
và tình hình tái sinh của các loài cây.
b. Phương pháp thu mẫu
- Phương pháp thu mẫu đất (mẫu nông hóa): Trên mỗi OTC
lấy 5 mẫu đất ở t ng 0 - 20cm (04 mẫu đất ở 4 góc của OTC và 01
mẫu đất nằm trên giao điểm hai đường chéo của OTC).
2.3.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là người dân tại các xã Hòa Phú, Hòa
Liên, Hòa Bắc và cán bộ kiểm l m trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Trong quá trình điều tra cộng đồng, chúng tôi sử dụng hai phương
pháp tiếp cận là RRA và PRA [25].
2.3.4. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia
Sử dụng, tham vấn tri thức của các đội ngũ chuyên gia L m
nghiệp về loài cây chống chịu lửa.
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
a. Tính các chỉ tiêu đối với tầng cây cao
b. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng
c. Tính các chỉ tiêu của tầng cây bụi, thảm tươi
2.3.6. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
9
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC QUẦN
XÃ THỰC VẬT RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG
3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm tầng cây tái sinh.
3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT CỦA
ĐẤT RỪNG TRƢỚC VÀ SAU KHI CHÁY TẠI HUYỆN HÒA
VANG
3.2.1. Độ mùn (OM) và thành phần cấp hạt sét
a. Về độ mùn
Hàm lượng mùn của các mẫu đất lấy tại khu vực nghiên cứu
được thể hiện trong hình 3.1.
Hình 3.1. Độ mùn của các mẫu đất tại khu vực nghiên cứu
- Tại xã Hòa Liên hàm lượng mùn tại vị trí rừng không xảy
cháy là 2,91%, tại rừng bị cháy c hàm lượng mùn là 2,64%.
- Tại xã Hòa Phú hàm lượng mùn tại rừng không cháy là
3,59% còn rừng bị cháy là 3,1%.
b. Về thành phần cấp hạt sét
10
Hình 3.2. Thành ph n cấp hạt sét của đất tại khu vực nghiên cứu
- Tại xã Hòa Liên, thành ph n cấp hạt sét tại khu vực rừng
không cháy là 42,51%, tại rừng bị cháy là 40,1%.
- Tại xã Hòa Phú có thành ph n cấp hạt sét tại rừng đối
chứng không cháy là 44,8%; tại rừng thực nghiệm bị cháy là 41,68%.
3.2.2. Hàm lƣợng lân dễ tiêu (P2O5) và kali dễ tiêu (K2O)
Bảng 3.6. Hàm lượng hàm lượng lân dễ tiêu và kali dễ tiêu
Địa
điểm
Đối tƣợng Lân dễ tiêu
(mg/kg)
Kali dễ tiêu
(mg/kg)
Hòa
Liên
Rừng bạch đàn không cháy 15,51 2,96
Rừng bạch đàn bị cháy 22,4 3,01
Hòa
Phú
Rừng keo không cháy 21,1 4,13
Rừng keo bị cháy 23,61 4,25
- Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5)
+ Tại xã Hòa Liên, hàm lượng lân dễ tiêu tại rừng đối chứng
không cháy là 15,51 mg/kg; tại rừng bị cháy là 22,4 mg/kg.
+ Tại xã Hòa Phú c hàm lượng lân dễ tiêu tại rừng không
cháy và rừng bị cháy l n lượt là 21,1 mg/kg và 23,61 mg/kg.
- Về hàm lượng kali dễ tiêu (K2O)
+ Tại xã Hòa Liên, hàm lượng kali dễ tiêu tại rừng đối chứng
không bị cháy là 2,96 mg/kg; tại rừng bị cháy là 3,01 mg/kg.
11
+ Tại xã Hòa Phú ở rừng đối chứng không bị cháy có hàm
lượng kali dễ tiêu là 4,13 mg/kg; tại rừng bị cháy là 4,25 mg/kg.
3.2.3. Hàm lƣợng canxi trao đổi, magie trao đổi
Bảng 3.7. Hàm lượng canxi trao đổi và magie trao đổi
Địa điểm Đối tƣợng Ca trao
đổi (%)
Mg trao
đổi (%)
Hòa Liên Rừng bạch đàn không cháy 0,045 0,023
Rừng bạch đàn bị cháy 0,044 0,014
Hòa Phú Rừng keo không cháy 0,067 0,016
Rừng keo bị cháy 0,047 0,013
- Tại xã Hòa Liên, hàm lượng Ca trao đổi và Mg trao đổi
trong đất rừng không bị cháy l n lượt là 0,045% và 0,023%; còn trong
đất rừng bị cháy là 0,044% và 0,014%.
- Tại xã Hòa Phú, ở đất rừng không bị cháy c hàm lượng Ca
trao đổi và Mg trao đổi trong l n lượt là 0,067% và 0,016%; còn trong
đất rừng bị cháy là 0,047% và 0,013%.
- Các mẫu đất đều có tính chất là đất xám bạc màu.
3.2.4. Hàm lƣợng đạm dễ tiêu
Hình 3.3. Hàm lượng đạm dễ tiêu của các mẫu đất
- Tại xã Hòa Liên hàm lượng đạm dễ tiêu của đất lấy tại vị trí
chưa cháy rừng là 86,5 mg/l, tại rừng bị cháy là 84 mg/l.
12
- Tại xã Hòa Phú có hàm lượng đạm dễ tiêu tại rừng chưa
cháy và rừng đã cháy l n lượt là 94 mg/l và 88 mg/l.
- Kết quả ph n tích hàm lượng đạm dễ tiêu tại các vị trí lấy
mẫu được so sánh với TCVN 7373:2004 [34], ta thấy các mẫu đất có
hàm lượng đạm dễ tiêu chủ yếu là trung bình và giàu.
3.2.5. Độ chua
Hình 3.4. Độ chua của các mẫu đất tại khu vực nghiên cứu
- Tại xã Hòa Phú: Đất lấy tại vị trí đã cháy rừng có pH bằng
4,26 và đất tại vị trí chưa cháy rừng có pH bằng 4,22.
- Tại xã Hòa Liên: Độ pH của đất lấy tại vị trí đã cháy rừng
và đất tại vị trí chưa cháy rừng l n lượt là 4,24 và 3,88.
Như vậy, hàm lượng mùn, thành ph n cấp hạt, hàm lượng
N2O trong đất rừng giảm đi; Hàm lượng P2O5 và K2O trong đất rừng
bị cháy tuy c tăng, nhưng sau một thời gian dài thì hàm lượng các
chất này sẽ giảm đi đáng kể do tác động của điều kiện tự nhiên đặc
biệt là sự rửa trôi ph n lớn chất dinh dưỡng trong đất khi không còn
rừng bảo vệ.
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA
THẢM THỰC VẬT RỪNG SAU CHÁY TẠI HUYỆN HÒA
VANG
13
3.3.1. Đặc điểm tái sinh của cây tái sinh sau cháy tại
huyện Hòa Vang
a. Số loài và mật độ của cây tái sinh sau cháy tại huyện
Hòa Vang
- Số loài cây tái sinh sau cháy:
Bảng 3.8. Số loài cây tái sinh sau cháy ở khu vực nghiên cứu
Địa
điểm
Đối tƣợng Số
loài
Các loài xuất hiện chủ yếu
Hòa
Liên
Rừng không
cháy
10 S u đ u cứt chuột, Hồng bì rừng,
Ràng ràng compost, Thành ngạnh
Rừng bị
cháy
9 Ràng ràng compost, Thành ngạnh,
Thẩu tấu, Vối thuốc
Hòa
Phú
Rừng không
cháy
16 Hồng bì rừng, Thành ngạnh, Lộc
vừng, Ba soi, Ba bét
Rừng bị
cháy
11 Keo tai tượng, Lõi thọ, Ngái lông,
Hu đay
- Tại xã Hòa Liên: Số loài cây tái sinh tại trạng thái rừng sau
cháy là 9 loài. Chủ yếu là các loài như: Ràng ràng compost, Thành
ngạnh, Thẩu tấu, Vối nước
- Tại xã Hòa Phú: Số loài cây tái sinh tại trạng thái rừng sau
cháy là 11 loài. Chủ yếu là các loài như: Keo tai tượng, Hu đay, Dẻ
cọng mảnh, Ngái lông, Lõi thọ.
Như vậy, số loài cây tái sinh tại khu vực bị cháy giảm so với
khu vực không cháy, và loài xuất hiện chủ yếu của t ng cây tái sinh ở
các khu vực sau cháy và không bị cháy cũng c sự thay đổi.
- Mật độ cây tái sinh sau cháy
Kết quả về mật độ cây tái sinh sau cháy tại khu vực nghiên
cứu được thể hiện trong hình 3.5.