Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
BIỆN PHÁP CẮT TỈA ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NHÃN CHÍN MUỘN
PH-99-1-1 TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Nguyễn Thế Huấn*
, Nguyễn Đức Thạnh,
Vũ Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị Phượng
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 đƣợc công nhận giống quốc gia và đƣợc khu vực hóa tại các
tỉnh miền Bắc. Giống có thời gian thu hoạch muộn hơn giống nhãn lồng nên đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho ngƣời làm vƣờn. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống có khả năng sinh trƣởng tốt tại
điều kiện sinh thái của huyện Khoái Châu. Áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế của giống nhãn PHM-99-1-1. Trong đó công thức cắt tỉa 4 lần làm tăng số lƣợng cành
thu, tăng tỉ lệ đậu quả, số quả sau thu hoạch và năng suất đạt 83.67kg/cây, cao hơn 28.13% so với
đối chứng.
Từ khóa: Giống nhãn chín muộn, cắt tỉa, Khoái Châu, đặc điểm sinh học
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây nhãn (Dimocarpus longan lour) thuộc họ
bồ hòn (Sapindaceae) là một trong những cây
ăn quả nổi tiếng của Hƣng Yên, diện tích năm
2010 khoảng 5000 ha chiếm hơn 50% diện
tích trồng cây ăn quả trên toàn tỉnh. Doanh
thu hàng năm đạt từ 150-180 tỉ đồng. Những
năm trƣớc đây, đa số ngƣời trồng nhãn Hƣng
Yên trồng giống nhãn lồng có thời gian thu
hoạch vào giữa tháng 7 đến đầu tháng 8,
giống ngon rất đƣợc ƣa chuộng trên thị
trƣờng nhƣng do thời gian chín tập trung nên
thời vụ nhãn chỉ kéo dài độ 3-4 tuần. Chính vì
vậy việc tuyển chọn những giống nhãn chín
sớm hoặc muộn nhằm kéo dài thời gian thu
hoạch quả đƣợc các nhà làm vƣờn rất quan
tâm. Giống PH-M99-1.1 (phố Hiến muộn)
đƣợc tuyển chọn từ những cây đầu dòng tại
các vƣờn nhãn lồng tại các huyện Châu Giang
(cũ), tỉnh Hƣng Yên. Giống có lá mỏng màu
xanh nhạt, mép lá hơi lƣợn sóng, phiến lá
rộng, quả tròn có màu vàng sáng, vỏ dày, có
nhiều gai nổi rõ, ít bị nứt quả, ăn ngọt đậm,
độ brix 20,1%. Thời gian cho thu hoạch kéo
dài từ 15-8 đến 15- 9, giống đƣợc công nhận
giống quốc gia vào năm 2005. Huyện Khoái
Châu tỉnh Hƣng Yên có diện tích trồng giống
PH-M99-1.1 nhiều nhất hiện nay với diện tích
hơn 200 ha. Giống nhãn muộn đã và đang
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời làm
*
Tel: 0912 479928
vƣờn tuy nhiên ngƣời dân ở đây vẫn trồng và
chăm sóc nhãn theo kinh nghiệm cổ truyền,
chƣa áp dụng các quy trình thâm canh tiến bộ
trên cây nhãn. Hơn nữa, giống chín muộn có
khả năng cho hiệu quả kinh tế cao nhƣng
thƣờng có những yêu cầu chặt chẽ vào điều
kiện ngoại cảnh và chăm sóc. Do vậy, cần có
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nhằm
điều chỉnh khả năng sinh trƣởng, làm tăng khả
năng ra hoa, đậu quả của cây để phát huy đƣợc
hết tiềm năng năng suất. Xuất phát từ thực tế
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng
suất của giống nhãn chín muộn PHM-99-1.1
tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên giống nhãn chín
muộn PHM-99-1.1, giống nhãn lồng 10 tuổi
trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học của giống nhãn PHM-99-1.1 và nhãn lồng
Giống nhãn chín muộn PHM-99-1-1 và giống
nhãn lồng mỗi giống chọn 10 cây, có sức sinh
trƣởng đồng đều, có cùng điều kiện đất đai,
kỹ thuật chăm sóc để theo dõi.