Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay cấp không rõ căn nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
261.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1325

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay cấp không rõ căn nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

119

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY CẤP KHÔNG RÕ CĂN NGUYÊN

Phạm Công Chính*

, Lương Thị Thu

Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 62 bệnh nhân bị

bệnh mày đay cấp vô căn, kết quả cho thấy: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi (30,65%) và trên

60 tuổi (29,03%); tỷ lệ gặp ở nữ: 64,51%, ở nam: 35,49%.

Về lâm sàng: 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ,

48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu

chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng...

Về cận lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về số lượng hồng cầu: 25,81%. Tăng số lượng bạch

cầu (BC): 77,40%, trong đó tăng BC trung tính: 62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%,

BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%.

Từ khoá: Bệnh mày đay cấp, lâm sàng và cận lâm sàng

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Mày đay là một bệnh da dị ứng hay gặp nhất

và rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt

đới, ở nước ta có khoảng 15 - 23% dân số đã

từng bị mày đay, trong đó mày đay cấp (thời

gian bị bệnh dưới 6 tuần) chiếm 75%. Ở một

số quốc gia châu Âu như Anh, Đức tỷ lệ mắc

bệnh này dao động từ 10 - 15%. Căn nguyên

của bệnh rất phức tạp, có liên quan tới nhiều

bệnh và nhiều yếu tố, phần lớn các trường

hợp là không rõ nguyên nhân [1], [2], [10].

Tổn thương cơ bản là các sẩn phù (sẩn mày

đay) và dát đỏ. Sẩn mày đay có kích thước từ

vài milimet đến 1- 2 centimet, có khi tạo

thành mảng sẩn phù hình tròn, hình nhẫn,

hình bản đồ, hình bầu dục hoặc ngoằn ngoèo,

không đều, giới hạn rõ, kích thước to nhỏ

khác nhau, màu đỏ, ở giữa tổn thương màu

trắng ngà, ấn kính mất màu, nhìn trên bề mặt

sẩn phù thấy lỗ chân lông giãn rộng. Tổn

thương có thể lan ra xung quanh dưới dạng

giả túc (chân giả), số lượng nhiều hay ít tùy

bệnh nhân. Có một đặc điểm là mỗi khi

những sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo như

mí mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm

mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa và rất nguy

hiểm [3], [4].

* Tel: 0984 671959, Email: [email protected]

Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí

nào, rải rác toàn thân hoặc khu trú trên cơ thể,

các thương tổn có thể xuất hiện cả ở niêm

mạc đường hô hấp gây khó thở hoặc ở niêm

mạc dạ dày làm bệnh nhân đau bụng từng

cơn, đi ngoài phân lỏng. Các thương tổn xuất

hiện ở quanh miệng phải được nhìn nhận như

là một cấp cứu trong da liễu và phải theo dõi

các dấu hiệu tắc nghẽn hô hấp ở bệnh nhân

[8], [9]. Bệnh nhân thấy ngứa, có thể ngứa

râm ran, dấm dứt như phải bỏng, có khi ngứa

dữ dội, cảm giác nóng rát; có thể đau khớp,

đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng,

khó thở, sốt, tụt huyết áp.

Về cận lâm sàng, một số tác giả đề cập đến sự

thay đổi tăng số lượng bạch cầu đặc biệt là tế

bào bạch cầu ái toan trong hầu hết các trường

hợp [9], [10].

Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Mô

tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

của bệnh mày đay cấp không rõ căn nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 62 bệnh nhân bị bệnh mày đay cấp vô

căn vào điều trị nội trú tại khoa Da liễu -

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!