Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Lâm Học Và Nhân Giống Chè Vàng Gân Lõm Camellia Impressinervis Hung T Chang S Ye Liang Tại Tỉnh Cao Bằng
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
906

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Lâm Học Và Nhân Giống Chè Vàng Gân Lõm Camellia Impressinervis Hung T Chang S Ye Liang Tại Tỉnh Cao Bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐÀO TRUNG ĐỨC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ

NHÂN GIỐNG CHÈ HOA VÀNG GÂN LÕM (Camellia

impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Liang) TẠI TỈNH

CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. CAO THỊ THU HIỀN

2. TS. TRẦN LÂM ĐỒNG

Hà Nội, 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Người cam đoan

Đào Trung Đức

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học

Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và

nhân giống Chè hoa vàng gân lõm (Camellia impressinervis Hung T. Chang

& S. Ye Liang) tại tỉnh Cao Bằng’’.

Học viên xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Cao Thị Thu

Hiền, TS. Trần Lâm Đồng, TS. Trần Văn Đô, những người thầy, cô đã tận

tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn

thiện luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị trong

thời gian thực hiện luận văn: Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam; Phòng Đào tạo sau Đại học và Khoa Lâm học, Trường

Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Đồng thời học viên cũng nhận được sự đóng

góp quý báu của các Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Trần Đức Mạnh, chủ nhiệm đề tài cấp

nhà nước năm 2018-2022 “Nghiên cứu phát triển trồng Chè hoa vàng

(Camellia sp.) tại tỉnh Cao Bằng” đã đồng ý cho học viên sử dụng bộ số liệu

theo dõi thí nghiệm của đề tài làm số liệu đầu vào của luận văn này.

Nhân dịp này học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới

những người bạn, người thân trong gia đình đã luôn kịp thời động viên và tạo

mọi điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên cao học

Đào Trung Đức

iii

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2021

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

của người hướng dẫn khoa học

Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Thu Hiền

Đơn vị công tác: Khoa Lâm học – Trường Đại học Lâm nghiệp

Họ và tên học viên: Đào Trung Đức

Chuyên ngành: Lâm học

Tên đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và nhân giống Chè hoa

vàng gân lõm (Camellia impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Liang) tại

tỉnh Cao Bằng’’

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Về thái độ và tinh thần của học viên trong quá trình thực hiện luận

văn:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Nội dung khoa học của luận văn và khả năng ứng dụng của đề tài:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

3. Kêt luận chung:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Người hướng dẫn khoa học

Cao Thị Thu Hiền

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu Giải thích

1 D1.3 Đường kính ngang ngực

2 Dg Đường kính gốc

3 Dt Đường kính tán lá

4 Gi% Phần trăm theo tổng tiết diện ngang của loài i

5 Hdc Chiều cao dưới cành

6 Hvn Chiều cao vút ngọn

7 IBA Indole - 3 - Butyric Acid

8 IAA Indole - 3 - Acetic Acid

9 IV% Tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i

10 MAX Giá trị lớn nhất

11 MIN Giá trị nhỏ nhất

12 N Mật độ

13 Ni% Phần trăm theo số cây của loài i trong quần xã thực vật

rừng

14 n

Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô

tiêu chuẩn

15 OTC Ô tiêu chuẩn

16 QXTV Quần xã thực vật rừng

17 Sô Diện tích ô tiêu chuẩn

18 TB Trung bình

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................... ii

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................ iii

MỤC LỤC..............................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................3

1.1. Những nghiên cứu về Chè hoa vàng ....................................................... 3

1.1.1. Những nghiên cứu về Chè hoa vàng trên thế giới............................. 3

1.1.2. Những nghiên cứu về Chè hoa vàng tại Việt Nam.......................... 10

1.2. Nghiên cứu về Chè hoa vàng gân lõm .................................................. 25

1.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm học............................................................... 26

1.3.1. Những nghiên cứu đặc điểm sinh thái học trên thế giới................. 26

1.3.2. Những nghiên cứu đặc điểm sinh thái học tại Việt Nam................. 30

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .....................................................................................................32

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32

2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 32

2.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 32

2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32

2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 32

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và lâm học Chè hoa

vàng gân lõm ............................................................................................. 32

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt..................... 35

vi

2.5.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom .............. 37

2.5.4. Tính toán xử lý số liệu ..................................................................... 39

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU

VỰC NGHIÊN CỨU............................................................................41

3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41

3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................... 41

3.1.2. Địa hình, địa mạo............................................................................ 41

3.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 42

3.1.4. Thủy văn .......................................................................................... 42

3.1.5. Đặc điểm đất đai ............................................................................. 42

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 44

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................47

4.1. Một số đặc điểm sinh học và lâm học Chè hoa vàng gân lõm.............. 47

4.1.1. Đặc điểm hình thái Chè hoa vàng gân lõm..................................... 47

4.1.2. Đặc điểm đất đai nơi Chè hoa vàng gân lõm phân bố.................... 51

4.1.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Chè hoa vàng phân bố tự nhiên. 52

4.2. Kết quả nghiên cứu nhân giống Chè hoa vàng gân lõm ....................... 56

4.2.1. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt.............................. 56

4.2.2. Kết quả nghiên cứu nhân giống phương pháp giâm hom............... 63

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................74

PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách 48 loài chè hoa vàng có ở Trung Quốc và Việt

Nam (đến năm 2008)................................................................................ 6

Bảng 4.1: Kích thước cây Chè hoa vàng gân lõm tại Thạch An, Cao

Bằng........................................................................................................ 47

Bảng 4.2: Kết quả đo kích thuớc lá cây Chè hoa vàng gân lõm ............ 48

Bảng 4.3: Đặc điểm vật hậu của cây Chè hoa vàng gân lõm................. 50

Bảng 4.4: Kết quả phân tích đất các OTC điều tra nơi có Chè hoa vàng

gân lõm phân bố ..................................................................................... 51

Bảng 4.5: Cấu trúc tổ thành ở các OTC tính theo số cây....................... 52

Bảng 4.6: Thành phần loài cây bụi, thảm tươi nơi Chè hoa vàng gân lõm

phân bố ở các trạng thái rừng ................................................................. 54

Bảng 4.7: Mật độ tầng cây cao của lâm phần với cây............................ 55

Chè hoa vàng gân lõm ............................................................................ 55

Bảng 4.8: Đặc điểm về độ tàn che của tầng cây cao ở các trạng thái rừng

nơi có Chè hoa vàng gân lõm................................................................. 56

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom tới tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ

hom giâm Chè hoa vàng gân lõm sau 4 tháng........................................ 63

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nồng độ IAA đến tỷ lệ hom sống và hom ra

rễ sau khi giâm 4 tháng........................................................................... 68

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến tỷ lệ hom sống và hom ra

rễ sau khi giâm 4 tháng........................................................................... 69

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Hoa một số loài Chè hoa vàng có phân bố tại Việt Nam................ 19

Hình 4.1: Chè hoa vàng gân lõm tại Thạch An, Cao bằng ............................. 48

Hình 4.2: Mặt trước lá Chè hoa vàng gân lõm................................................ 49

Hình 4.3: Mặt sau lá Chè hoa vàng gân lõm................................................... 49

Hình 4.4: Hoa Chè hoa vàng gân lõm............................................................. 50

Hình 4.5: Quả Chè hoa vàng gân lõm............................................................. 50

Hình 4.6. Búp Chè hoa vàng gân lõm màu tím............................................... 51

Hình 4.7. Nụ Chè hoa vàng gân lõm ra từ nách lá.......................................... 51

Hình 4.8: Cây mẹ Chè hoa vàng gân lõm (a), hoa (b), quả (c), quả chín (d), và

hạt nảy mầm (e)............................................................................................... 57

Hình 4.9: Ảnh hưởng của bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm ................. 58

Hình 4.10: Ảnh hưởng của xử lý hạt giống đến ngày bắt đầu nảy mầm ........ 59

Hình 4.11: Ảnh hưởng của xử lý hạt giống đến ngày kết thúc nảy mầm....... 60

Hình 4.12: Ảnh hưởng của xử lý hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm trong 20 ngày

đầu tiên. ........................................................................................................... 61

Hình 4.13: Ảnh hưởng của xử lý hạt giống đến tổng tỷ lệ nảy mầm.............. 62

Hình 4.14: Số rễ trung bình/hom sau khi giâm 4 tháng tại các loại giá thể khác

nhau. ................................................................................................................ 64

Hình 4.15: Chiều dài rễ trung bình sau khi giâm 4 tháng tại các loại giá thể

khác nhau......................................................................................................... 64

Hình 4.16: Hom trong luống giâm với hệ thống phun tự động (a), luống giâm

được che lưới (b), hom ra rễ sau 4 tháng ở các giá thể giâm (c) [100% cát (c￾1), 50% cát + 50% đất (c-2), và 100% đất (c-3)]............................................ 65

Hình 4.17: Tỷ lệ hom ra rễ sau khi giâm 4 tháng ở các loại và nồng độ chất

điều hòa sinh trưởng khác nhau. ..................................................................... 67

Hình 4.18: Hom ra rễ sau khi giâm 4 tháng ở các loại và nồng độ chất điều

hòa sinh trưởng khác nhau, IBA(a) và IAA(b). .............................................. 70

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Các loài thuộc chi Camellia, có hoa màu vàng được gọi là Chè hoa

vàng hay Trà hoa vàng. Chè hoa vàng có phân bố tự nhiên ở các nước Trung

Quốc, Việt Nam ... Riêng ở Việt Nam có phân bố ở nhiều vùng sinh thái, tuy

nhiên tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chè hoa vàng thường ở

dạng cây bụi hay gỗ nhỏ, cây lá rộng thường xanh, sinh trưởng dưới tán rừng

tự nhiên. Sản phẩm chính Chè hoa vàng là hoa và lá dung làm thức uống bồi

bổ cho cơ thể. Với giá bán hiện nay giao động 900.000-1.200.000VNĐ/1 kg

hoa tươi, Chè hoa vàng được xem là cây lâm sản có giá trị kinh tế cao do đó

có được đánh giá là loài cây tiềm năng cho xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các

tỉnh vùng núi phía Bắc.

Chè hoa vàng gân lõm có tên khoa học Camellia impressinervis Hung

T. Chang & S. Ye Liang, có phân bố tự nhiên chủ yếu tại Cao Bằng. Là cây lá

rộng thường xanh, phân bố dưới tán rừng tự nhiên nguyên sinh hoặc thứ sinh.

Khi trưởng thành cây có thể đạt tới 4 m về chiều cao. Trà pha từ hoa Chè hoa

vàng gân lõm có màu vàng tươi, mùi thơm dịu, giống như Chè hoa vàng ba

chẽ là loại Chè hoa vàng đã và đang được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi

tại Việt Nam.

Do có phân bố hẹp và bị khai thác quá mức theo hình thức đào cả cây

từ rừng tự nhiên, hiện nay Chè hoa vàng gân lõm được liệt kê trong danh sách

loài nguy cấp trên thế giới. Ở nước ta, do được thu mua với giá cao nên loài

cây này đã bị khai thác với số lượng lớn, gây nên hiện tượng giảm sút nghiêm

trọng về số lượng trong tự nhiên.

Tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã có một số hộ dân trồng Chè hoa

vàng gân lõm trong vườn hộ từ nguồn cây con đào từ rừng tự nhiên. Hiện nay

các cây này đã ra hoa, hoa có màu vàng đậm, kích thước 4-6 cm đường kính

và khối lượng 6-8gam/hoa. Mặc dù quy mô gây trồng còn nhỏ mang tính chất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!