Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella Spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn dưới 3 tháng tuổi tại tỉn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––
TRỊNH TUẤN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA SPP
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN DƯỚI 3 THÁNG TUỔI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN SỬU
PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ
THÁI NGUYÊN, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––
TRỊNH TUẤN ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA SPP
TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN DƯỚI 3 THÁNG TUỔI
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 05 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn
Trịnh Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy: PGS.TS. Cù Hữu
Phú, TS Nguyễn Văn Sửu người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo
khoa Sau Đại học và khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Thú y, ThS. Văn Thị Hường, các cô
chú anh, chị, em Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y, Lãnh đạo Phòng Nông
nghiệp, Trạm Thú y 5 huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Đồng
Hỷ, Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương và Thị xã Sông Công và các bạn đồng
nghiệp đặc biệt là gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thái nguyên, ngày 05 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn
Trịnh Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa,
cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân,
ngành chăn nuôi nước ta cũng từng bước được phát triển và áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã có những thay đổi tốt cả về số
lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nói đến ngành chăn nuôi phải nói
đến ngành chăn nuôi lợn, bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của các sản
phẩm đa dạng từ ngành chăn nuôi lợn đến đời sống nhân dân, hàng năm cung
cấp một một lượng lớn thịt, mỡ cho con người, ngoài ra nó còn cung cấp một
khối lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho
ngành công nghiệp chế biến. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đang hết sức
quan tâm đầu tư đến việc phát triển ngành chăn nuôi lợn.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam có nghề chăn
nuôi lợn khá phát triển. Chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng để xãa đói,
giảm nghèo cho bà con các dân tộc trong tỉnh. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên
làm giàu từ nghề chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại, nhiều hộ gia đình đã đẩy
mạnh chăn nuôi lợn nái, lợn thịt hướng nạc với quy mô 50 - 100 con/trại.
Chăn nuôi lợn đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất
khẩu. Tuy nhiên người chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có
vấn đề dịch bệnh. Trong nhiều năm qua, hội chứng tiêu chảy thường gặp ở
lợn gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy không
những xẩy ra ở lợn con theo mẹ mà còn thấy khá phổ biến ở lợn từ sơ sinh
đến 3 tháng tuổi. Theo nhiều tác giả, hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên
nhân gây ra (do vi khuẩn, virus, độc tố, thức ăn, thời tiết, vệ sinh, chăm sóc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
nuôi dưỡng ...), trong đó vi khuẩn Salmonella spp thuộc họ vi khuẩn đường
ruột sống ở đường tiêu hóa có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây tiêu chảy ở
lợn, phần lớn các tác giả đều tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở
các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu về yếu tố gây bệnh của vi
khuẩn Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 3 tháng
tuổi tại tỉnh Thái nguyên chưa được chú ý, vì vậy cũng chưa có biện pháp
phòng trị bệnh Salmonella spp cho lợn thật sự hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và một số
yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở
lợn dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái nguyên và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn dưới 3
tháng tuổi.
- Phân lập, xác định yếu tố gây bệnh. Xác định độc lực và định type của
vi khuẩn Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy của lợn dưới 3 tháng tuổi
phân lập được và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Công trình đã chứng minh vai trò của vi khuẩn Salmonella spp trong
bệnh tiêu chảy của lợn dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên
cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng
thời đóng góp tư liệu cho cán bộ thú y và người chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Salmonella spp và bệnh do chúng gây ra
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được D.E Salmon cùng T. Smith
phát hiện vào năm 1885, đó chính là Salmonella choleraesuis. Năm 1990
Lignieres đặt tên cho vi khuẩn là Salmonella để tôn vinh Salmon chính là
người đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn này. Theo Sam và cộng sự thì mãi đến
năm 1934 bệnh mới chính thức được công nhận do các công trình nghiên cứu
của White và Kauffmann về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella
(Manninger, 1975).
Đến năm 1997 con số serotyp Salmonella được xác định lên đến 3.000.
Năm 1998 lại bổ sung thêm 6 serotyp khác. Như vậy, giống Salmonella luôn
luôn thu hút được sự chú ý của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực vi sinh vật
và y học.
Các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập từ thịt lợn chết do mắc bệnh
phó thương hàn thường gặp ở miền Tây của nước Mỹ là S. choleraesuis var
kunzendorf, Salmonella typhinurium và Salmonella typhisuis (Barnes D.M. và
Sorensen K.D., 1974). Trong một vài trường hợp ở lợn còn tìm thấy S. dublin
và S. entertidis; hai loài S. entertidis và S. dublin cũng gặp ở lợn con đang bú
sữa . Những thông báo gần đây cho thấy: ngoài động vật và những sản phẩm
động vật mà chủ yếu là thịt lợn, người ta còn thấy Salmonella choleraesuis
trong cơ thể người bị bệnh (Cherubin C.E., 1980). Từ việc tìm thấy vi khuẩn
Salmonella trong động vật ốm, sản phẩm động vật trong nước và trong bột
thịt… các tác giả đã có những đề xuất về các giải pháp tổng hợp cần thiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
nhằm tránh sự lây lan vi khuẩn trong hệ sinh thái môi trường để bảo vệ sức
khoẻ con người.
Theo Wilcock B.P. và Schwartz K.J. (1992) [76] tại Anh năm 1972 tìm
thấy vi khuẩn Salmonella có trong phân lợn là 9,9%, năm 1973 tìm thấy vi
khuẩn Salmonella trong hạch ruột là 7,3%. Trong khi đó ở Hungari (1989) tỷ
lệ vi khuẩn Salmonella ở phân lợn là 48%. Tại Mỹ (1984) tìm thấy vi khuẩn
Salmonella ở máu lợn chết là 4,3%.
Theo Barnes D.M. và Sorensen K.D. (1974); Wilcock B.P. và Schwartz
K.J. (1992) [76]: ở lợn cần phân biệt 2 dạng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây
ra đó là: Bệnh phó thương hàn cấp tính ở lợn con do S. choleraesuis var
kunzendorf và bệnh viêm ruột mãn tính do S. typhimurium. ở trâu bò: bệnh
chủ yếu do các loài S. dublin, S. entertidis gây ra. ở cừu bệnh do S. abortus
ovis, S. montevideo, S. dublin, S. anatum. ở ngựa S. abortus equi và ở gia cầm
và chim do S. pullorum, S. gallinarum, S. typhimurium và S. enteritidis.
2.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
ở Việt Nam vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra cho người và
gia súc cũng đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 50. Viện Pasteur Sài
Gòn trong những năm 1951-1952-1953 đã phân lập được 6 chủng Salmonella ở
người (4 chủng từ máu, 2 chủng từ nước tiểu). Cũng ở Sài Gòn trong thời gian
này phân lập được 35 chủng từ 360 lợn. Trong đó có 23 mẫu là S. cholereasuis.
Năm 1963 Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội kiểm tra tại lò sát sinh Lương Yên thấy
trong 172 mẫu phân của công nhân làm việc ở đây thì có 111 trường hợp nhiễm
Salmonella dương tính (64,53%), trích theo Đỗ Đức Diên (1999) [11]. Nguồn
tàng trữ Salmonella chủ yếu là đường tiêu hoá của người và động vật mắc
bệnh. Một vài loài như S. typhi, S. paratyphi A, S. paratyphi B, S. paratyphi C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
chỉ ký sinh ở người. Những loài khác hay gặp hơn như: S. choleraesuis, S.
enteritidis chủ yếu ký sinh ở động vật nhưng cũng có khả năng gây bệnh cho
người. Nguyễn Văn Lãm (1968) [24] đã tiến hành nghiên cứu chế vacxin phó
thương hàn lợn con từ chủng Salmonella chuẩn của Trung Quốc.
21 năm sau, Nguyễn Thị Nội và cs. (1989) [28] tiến hành điều tra tình
hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn miền Bắc vẫn
tìm thấy 37,5% lợn nhiễm Salmonella, nhóm tác giả này đã nghiên cứu và chế
tạo thành công vacxin đa giá Salsco phòng bệnh ỉa chảy cho lợn con. Vacxin
đã được áp dụng để phòng bệnh có hiệu quả ở nhiều trại chăn nuôi lợn, tỷ lệ
lợn bị tiêu chảy giảm từ 30-50%, tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy giảm xuống còn
10-20%. Những năm gần đây các công trình nghiên cứu về các loài vi khuẩn
Salmonella ở lợn vẫn thu hút được sự chú ý của các tác giả trong nước.
Lê Văn Tạo và cs. (1989) đã phân lập, xác định serotyp của vi khuẩn
Salmonella gây bệnh ở lợn cho biết: 50% các chủng phân lập được thuộc
Salmonella choleraesuis; 12,5% Salmonella enteritidis; 6,25% Salmonella
typhimurium và số còn lại thuộc các serotyp khác. Trần Xuân Hạnh (1995)
[15] đã phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella ở lợn tại Thành phố Hồ
Chí Minh cho biết kết quả: Salmonella typhisuis ở lợn bệnh là 16,9%; ở lợn
bình thường 6-16 tuần tuổi là 4,2%; Salmonella paratyphi ở lợn 6-16 tuần
tuổi là 2,8%. Đặc biệt vi khuẩn Salmonella choleraesuis chiếm 38,7% ở lợn
bệnh và 2,8% ở lợn bình thường.
Theo Phùng Quốc Chướng (1995) [6] ở Tây Nguyên, mùa khô lợn mắc
bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra là 20,03%, vụ đông là 28,66%. Tạ Thị
Vịnh và cs. (1996) [52] đã kiểm tra 75 mẫu phân lợn khoẻ và 65 mẫu phân
lợn bệnh tại một số vùng thuộc Ba Vì (Hà Tây) và Gia Lâm (Hà Nội) cho
thấy: Tỷ lệ nhiễm Salmonella cao 30-56% ở lợn khoẻ trong giai đoạn 22-60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
ngày tuổi. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy cao hơn lợn
bình thường và tăng dần theo lứa tuổi, dao động từ 70 -90%.
Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [27] thì tỷ lệ lợn ở các lứa tuổi nhiễm
Salmonella dao động từ 40-88,8% với lượng vi khuẩn trong 1 gam phân là
51,3 triệu. Tác giả đã tiến hành gây bệnh thực nghiệm cấp tính cũng như mãn
tính trên lợn và thu được kết quả về bệnh tích đại thể ở 2 dạng bệnh trên.
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy tại 4
cơ sở chăn nuôi lợn thuộc miền Bắc nước ta của Cù Hữu Phú và cs. (1999)
[31] cho biết: tỷ lệ tìm thấy Salmonella trung bình ở lợn tiêu chảy nuôi tại 4
cơ sở trên là 80%. Đây là điều đáng lo ngoại đối với ngành chăn nuôi lợn ở
nước ta.
Lê Minh Sơn (2003) [37] đã xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt
lợn giết mổ tiêu dùng nội địa từ 10,91-16,67% và thịt lợn xuất khẩu trung
bình 1,42%.
2.2. Một số đặc điểm của vi khuẩn Salmonella spp
Trực khuẩn Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae.
Giống Salmonella gồm 2 loài: S. enterica và S. bongori đã được phân chia
thành trên 2000 serotyp theo bảng phân loại Kauffmann-White trên cơ sở cấu
trúc của kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và đôi khi các kháng
nguyên vỏ (kháng nguyên K). Gần đây, loài S. enterica đã được phân thành 6
phân loài đó là: S. enterica subsp. enterica, S. enterica subsp. salamae, S.
enterica subsp. arizonae, S. enterica subsp. diarizinae, S. enterica subsp.
houtenae, S. enterica subsp. indica. Trong đó phân loài S. enterica subsp.
enterica gồm phần lớn các chủng Salmonella là những tác nhân gây bệnh cho
người và động vật (Quinn, 1994 [67]).
2.2.1 Đặc điểm hình thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Theo Bergeys Manual (1994) [49], vi khuẩn Salmonella là những trực
khuẩn ngắn, hai đầu tròn, có kích thước 0,4-0,6 x 1,0-3,0 m, bắt màu Gram
âm, không hình thành nha bào và giáp mô. Đa số loài Salmonella có lông
(flagella) từ 7-12 chiếc xung quanh thân (trừ S. gallinarum-pullorum).
Lông giúp cho vi khuẩn có khả năng di động. Lông có hình tròn, dài,
xuất phát từ màng cytoplasma. Do có cấu trúc từ các sợi protein hình xoắn
nên có thể co giãn và di động nên lông của chúng rất khó nhuộm. Nếu nhuộm
bằng phương pháp Haschem (1972) thì có thể nhìn thấy chúng dưới kính hiển
vi điện tử (Lê Văn Tạo, 1993 [38]). Lông có tính kháng nguyên và do các gen
mã hóa tổng hợp protein riêng quy định.
Ngoài ra, trên bề mặt màng ngoài của vi khuẩn Salmonella đều có các
cấu trúc sợi nhỏ hơn, còn gọi là Fimbriae hay Pili. Chúng có kích thước
chừng 0,01- 0,03 x 1,0 m. Số lượng fimbriae trên 1 vi khuẩn có khoảng 250-
400 cái vươn thẳng ra xung quanh bề mặt tế bào. Fimbriae có cấu trúc là
protein và có tính kháng nguyên đặc trưng. Theo Jones và cs (1981) [59]:
Fimbriae tạo cho vi khuẩn khả năng bám dính (adhesion) lên các tế bào biểu
mô ruột và xâm nhập vào lớp niêm mạc.
2.2.2 Tính chất nuôi cấy
Salmonella là vi khuẩn hiếu khí tuỳ tiện, dễ nuôi cấy. Nhiệt độ nuôi cấy
thích hợp là 37oC, nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 6- 42oC. Nuôi
cấy ở 43oC có thể loại trừ được tạp khuẩn mà Salmonella vẫn phát triển được
(Timoney và cs, 1988 [80]). pH thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 7,6, tuy
nhiên vi khuẩn vẫn phát triển được ở pH từ 6-9.
Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường BPW (Buffered Pepton Water)
và môi trường RV (Rappaports Vassiliadis) sau vài giờ nuôi cấy thấy môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
trường vẩn đục nhẹ, sau 18 đến 24 giờ thấy canh trùng đục đều, trên mặt môi
trường có màng mỏng, đáy ống nghiệm có cặn.
Hiện nay có rất nhiều loại môi trường chọn lọc được các nhà vi sinh vật
thú y sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phân lập Salmonella như môi
trường thạch DHL (Deoxycholate Hydrogen sulfide Lactose agar), sau 24 giờ
nuôi cấy vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc tròn, lồi, bóng láng (dạng S), có
màu vàng nhạt. Các chủng sinh H2S thì giữa khuẩn lạc có màu đen.
Môi trường thạch MacConkey: Vi khuẩn phát triển thành những khuẩn
lạc tròn lồi, trong không màu, nhẵn bóng.
Trên môi trường thạch CHROMTM Salmonella, sau 24 giờ nuôi cấy, vi
khuẩn hình thành khuẩn lạc trơn, tròn, bóng láng (dạng S) và có màu tím hồng.
Trong môi trường thạch TSI (Triple Sugar Iron), vi khuẩn Salmonella
do sản sinh alkaline nên phần thạch nghiêng có màu đỏ (pH=7,3), đáy ống
nghiệm màu vàng (pH=6,8) do vi khuẩn chỉ lên men đường Glucose. Phần
giữa ống nghiệm có màu đen do vi khuẩn sản sinh ra khí H2S. Nếu để lâu (quá
24 giờ), màu đen môi trường thường làm át phản ứng tạo axit ở phần đáy ống
nghiệm (không nhìn thấy màu vàng). Vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch, có khi
đẩy thạch khỏi đáy ống nghiệm (Quinn và cs, 2002 [67]).
Trong môi trường LIM (Lysine Indole Motility), vi khuẩn không làm
chuyển màu môi trường, môi trường có màu tím nhạt.
Môi trường Malonate, vi khuẩn không phát triển nên không làm thay
đổi màu môi trường.
2.2.3 Đặc tính sinh hoá
Theo Quinn và cs (2002) [67], giống vi khuẩn Salmonella được chia
thành 7 phân nhóm, mỗi phân nhóm có khả năng lên men một số loại đường
nhất định và không đổi. Phần lớn phân loài S. enterica subsp. enterica gây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
bệnh cho động vật máu nóng. Chúng lên men và sinh hơi: Glucoza, Mannit,
Mantoza, Galactoza, Dulcitol, Arabonoza, Sorbitol. Cũng ở nhóm này, hầu
như các chủng vi khuẩn Salmonella đều không lên men Lactoza và Saccaroza.
Đa số các vi khuẩn thuộc giống Salmonella không làm tan chảy
Gelatin, không phân giải Urê, không sản sinh Indol. Phản ứng MR, Catalaza
dương tính (trừ S. choleraesuis, S. gallinarum-pullorum có MR âm tính).
Phản ứng Oxidaza âm tính. Phản ứng sinh H2S dương tính (trừ S. paratyphi A,
S. typhisuis, S. choleraesuis).
Trong quá trình phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella thì đặc tính
sinh hóa có ý nghĩa rất quan trọng.
2.2.4 Sức đề kháng của vi khuẩn Salmonella spp
Vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với nhiệt độ và các chất sát trùng mạnh.
Ở nhiệt độ 50oC trong 1 giờ, 70oC trong 20 phút, 100oC trong 15 phút hoặc
ánh sáng mặt trời chiếu thẳng trong 5 giờ có thể diệt được vi khuẩn (Laval,
2000 [16]).
Các chất sát trùng thông thường dễ phá hủy vi khuẩn hoàn toàn như:
Phenol 5%, Formon 1/500 diệt vi khuẩn trong 15- 20 phút.
Theo Laval, (2000) [25], vi khuẩn Salmonella sống được lâu trong điều
kiện lạnh, chúng có thể sống trong bột thịt 8 tháng, nhưng ở điều kiện môi
trường có độ pH ≤ 5 chúng chỉ sống được trong thời gian ngắn.
Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong chất độn chuồng tới trên 30 tuần, có
thể sống ở trong đất với độ sâu 0,5cm trong thời gian 2 tháng. Ở sàn gỗ, tường
gỗ trong điều kiện ít ánh sáng là 87 ngày, máng gỗ 108 ngày (Đào Trọng Đạt
và cs, 1995 [14]). Trong nước tù đọng, đồng cỏ ẩm thấp S. typhimurium có thể
tồn tại trên 7 tháng. Trong xác súc vật chết, Salmonella có thể sống trên 100
ngày, trong thịt ướp muối từ 6-8 tháng (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1970, [33]).