Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------------------
NGUYỄN THỊ NGÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
BỆNH LÝ, LÂM SÀNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, 2012
- 2 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------------------
NGUYỄN THỊ NGÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
BỆNH LÝ, LÂM SÀNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Ký sinh trùng học thú y
Mã số: 62. 62. 50. 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
THÁI NGUYÊN, 2012
- 1 -
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. SÁN DÂY KÝ SINH Ở GÀ 4
1.1.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 4
1.1.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam 5
1.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo một số loài sán dây ký sinh ở gà 6
1.1.4. Chu kỳ sinh học của sán dây ký sinh ở gà 11
1.2. BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ 13
1.2.1. Cơ chế sinh bệnh 13
1.2.2. Dịch tễ học của bệnh sán dây gà 14
1.2.3. Miễn dịch học bệnh sán dây gà 22
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây 23
1.2.5. Bệnh tích của gà bị bệnh sán dây 25
1.2.6. Phương pháp chẩn đoán bệnh sán dây gà 27
1.2.7. Điều trị và phòng bệnh sán dây cho gà 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 34
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 34
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 35
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại
tỉnh Thái Nguyên 35
2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà 35
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh sán dây gà 36
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ, cường độ
nhiễm sán dây 36
Trang
- i -
- 2 -
2.4.2. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán dây, thu thập bệnh
phẩm làm tiêu bản vi thể 37
2.4.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ
bệnh sán dây ở gà thả vườn 38
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh 39
2.4.5. Xác định loài kiến - KCTG của sán dây Raillietina spp., tỷ lệ kiến
nhiễm ấu trùng Cysticercoid, đặc điểm hoạt động của kiến theo mùa vụ 41
2.4.6. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây
Raillietina spp. 41
2.4.7. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà 44
2.4.8. Phương pháp xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh
sán dây cho gà thả vườn 45
2.4.9. Thử nghiệm quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh sán dây cho gà thả vườn 46
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 47
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ
THẢ VƯỜN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 48
3.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên 48
3.1.1.1. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của tỉnh
Thái Nguyên 48
3.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện,
thành - tỉnh Thái Nguyên 50
3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà 55
3.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái 57
3.1.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ 60
3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm, phân huỷ đốt và sự tồn tại của trứng sán dây
gà ở ngoại cảnh 62
3.1.2.1. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh
chuồng và vườn thả gà 62
- ii -
- 3 -
3.1.2.2. Thời gian đốt sán phân huỷ giải phóng trứng sán dây và thời
gian sống của phôi 6 móc trong trứng sán dây trên phân 64
3.1.2.3. Thời gian phân huỷ đốt và thời gian sống của phôi 6 móc trong
trứng sán dây ở đất bề mặt 68
3.1.3. Nghiên cứu về kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. 71
3.1.3.1. Thành phần loài kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. 71
3.1.3.2. Tỷ lệ nhiễm Cysticercoid của các loài kiến đã phát hiện ở tỉnh
Thái Nguyên 73
3.1.3.3. Đặc điểm hoạt động của kiến - ký chủ trung gian của sán dây
Raillietina spp. theo mùa 74
3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH SÁN DÂY GÀ 76
3.2.1. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp. 76
3.2.1.1. Gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum bằng trứng sán dây
Raillietina spp. 76
3.2.1.2. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây 77
3.2.1.3. Diễn biến thải đốt sán của gà sau gây nhiễm 78
3.2.1.4. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày của gà gây nhiễm 79
3.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng của gà sau gây nhiễm sán dây 80
3.2.1.6. Kết quả mổ khám gà gây nhiễm sán dây 81
3.2.1.7. Xác định một số chỉ số máu của gà gây nhiễm và gà đối chứng 83
3.2.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh sán dây ở các địa
phương 86
3.2.2.1. Tỷ lệ gà nhiễm sán dây ở các địa phương có triệu chứng lâm sàng 86
3.2.2.2. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày 87
3.2.2.3. Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa gà bị bệnh sán dây ở các địa
phương 89
3.2.2.4. Bệnh tích vi thể do sán dây gây ra 91
3.3. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH SÁN DÂY CHO GÀ
THẢ VƯỜN 92
3.3.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho gà 92
- iii -
- 4 -
3.3.1.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp 92
3.3.1.2. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện rộng 96
3.3.1.3. Sử dụng thuốc tẩy sán dây đại trà cho gà 97
3.3.2. Xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh sán dây cho gà
thả vườn 99
3.3.2.1. Xác định tác dụng diệt trứng sán dây gà bằng thuốc sát trùng
trong điều kiện phòng thí nghiệm 99
3.3.2.2. Xác định tác dụng diệt kiến của một số thuốc diệt côn trùng
trong điều kiện phòng thí nghiệm và ở thực địa 100
3.3.3. Thử nghiệm và đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà
thả vườn 101
3.3.3.1. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
trên diện hẹp 101
3.3.3.2. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
ở các địa phương 103
3.3.3.3. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn 105
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 107
1. KẾT LUẬN 107
2. ĐỀ NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 126
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 127
PHỤ LỤC 141
- iv -
- 5 -
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
A
0
: độ ẩm
cs : cộng sự
ĐC : đối chứng
GN : gây nhiễm
h : giờ
H. : huyện
KCTG : ký chủ trung gian
kg TT : kg thể trọng
Nxb : Nhà xuất bản
R. : Raillietina
SĐS : số đốt sán
spp. : species plural
t
0 : nhiệt độ
TN : thí nghiệm
TP. : thành phố
TX. : thị xã
- v -
- 6 -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Những loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên 48
Bảng 3.2a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện, thành
(qua xét nghiệm phân) 50
Bảng 3.2b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện, thành
(qua mổ khám) 53
Bảng 3.3a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà
(qua xét nghiệm phân) 55
Bảng 3.3b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua mổ khám) 55
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái
(qua xét nghiệm phân) 58
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn theo mùa vụ
(qua xét nghiệm phân) 60
Bảng 3.6. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng
và vườn thả gà 62
Bảng 3.7. Thời gian đốt sán trong phân gà phân huỷ giải phóng trứng sán dây 65
Bảng 3.8. Thời gian sống của trứng sán dây trong phân gà 66
Bảng 3.9. Thời gian phân huỷ đốt giải phóng trứng sán dây ở lớp đất bề mặt 68
Bảng 3.10. Thời gian sống của trứng sán dây ở lớp đất bề mặt 70
Bảng 3.11. Loài kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. ở các
vùng sinh thái của tỉnh Thái Nguyên 72
Bảng 3.12. Tỷ lệ mẫu kiến mang ấu trùng Cysticercoid trong cơ thể 73
Bảng 3.13. Đặc điểm hoạt động của kiến - ký chủ trung gian của sán dây gà 75
Bảng 3.14. Gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum bằng trứng sán dây
Raillietina spp. 76
Bảng 3.15. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây 77
- vi -
- 7 -
Bảng 3.16. Diễn biến thải đốt sán của gà sau gây nhiễm 78
Bảng 3.17. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày của gà gây nhiễm 79
Bảng 3.18. Trạng thái phân của gà sau gây nhiễm sán dây 80
Bảng 3.19. Kết quả mổ khám bệnh tích gà gây nhiễm sán dây 82
Bảng 3.20. Một số chỉ số máu của gà gây nhiễm sán dây và gà đối chứng 83
Bảng 3.21. Công thức bạch cầu của gà gây nhiễm sán dây và gà đối chứng 85
Bảng 3.23. Sự thải đốt sán dây ở các khoảng thời gian trong ngày theo mùa 88
Bảng 3.24. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh 89
Bảng 3.25. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của gà bị bệnh sán dây 91
Bảng 3.26a. Thử nghiệm thuốc Praziquantel tẩy sán dây cho gà 92
Bảng 3.26b. Thử nghiệm thuốc Niclosamide tẩy sán dây cho gà 93
Bảng 3.26c. Thử nghiệm thuốc Fenbendazole tẩy sán dây cho gà 94
Bảng 3.27. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện rộng 96
Bảng 3.28. Sử dụng thuốc Praziquantel tẩy đại trà cho gà nhiễm sán dây 98
Bảng 3.29. Tác dụng của chất sát trùng đối với trứng sán dây 99
Bảng 3.30. Tác dụng diệt kiến của một số thuốc diệt côn trùng 100
Bảng 3.31. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn sau 1,5 và 3 tháng
thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh 102
Bảng 3.32. Khối lượng gà ở lô thí nghiệm và đối chứng 103
Bảng 3.33. Thử nghiệm quy trình phòng bệnh sán dây cho gà ở tỉnh Thái Nguyên 104
- vii -
- 8 -
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên 54
Biểu đồ 3.2. Cường độ nhiễm sán dây/ gà theo lứa tuổi (qua xét nghiệm phân) 56
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái 58
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà theo mùa vụ 60
Biểu đồ 3.5. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng,
xung quanh chuồng và vườn thả gà 63
Biểu đồ 3.6. So sánh một số chỉ số máu của gà gây nhiễm và gà đối chứng 83
Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà theo lứa tuổi 56
- viii -
- 9 -
DANH MỤC CÁC ẢNH
Trang
Ảnh 1. Những đàn gà nhiễm sán dây nặng 127
Ảnh 2. Gà bị bệnh sán dây gày, lông xơ xác, có con chết do sán dây ký sinh
quá nhiều, sán lòng thòng ở hậu môn 127
Ảnh 3. Đốt sán dây thải ra ngoài theo phân gà, phân lầy nhầy lẫn máu 128
Ảnh 4. Thu thập mẫu phân, mẫu đất và bố trí các thí nghiệm 128
Ảnh 5. Thời gian đốt sán phân hủy ra trứng và diễn biến của trứng trong điều
kiện phân khô tự nhiên 129
Ảnh 6. Chuẩn bị mẫu tìm đốt và soi mẫu tìm trứng sán dây 130
Ảnh 7. Mổ khám gà gây nhiễm sán dây đợt I và đợt II 130
Ảnh 8. Sán dây ký sinh dày đặc trong ruột gà 130
Ảnh 9. Sán dây ký sinh gây xuất huyết, làm chất chứa ở ruột có màu nâu hồng 131
Ảnh 10. Thu thập mẫu sán dây để định loài và thu thập bệnh phẩm ruột non,
ruột già có nhiều sán dây làm tiêu bản vi thể 131
Ảnh 11. Phần đầu và phần thân R. echinobothrida 132
Ảnh 12. Phần đầu và phần thân R. tetragona 132
Ảnh 13. Phần đầu và phần thân R. cesticillus 132
Ảnh 14. Phần đầu và phần thân R. volzi 133
Ảnh 15. Phần đầu và phần thân R. Macassariensis 133
Ảnh 16. Đỉnh đầu và phần thân Cotugina digonopora 133
Ảnh 17. Các loài kiến – KCTG của sán dây Raillietina spp. 134
Ảnh 18. Đàn kiến đang ăn đốt sán và tha về tổ 135
Ảnh 19. Ấu trùng Cysticercoid của sán dây Raillietina spp. ở ngày thứ 20 và
ngày thứ 28 trong kiến Tetramorium caespitum 135
Ảnh 20. Theo dõi sự thải đốt sán của gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp.
đợt I và đợt II 136
Ảnh 21. Lấy máu gà nhiễm sán dây để xét nghiệm máu 136
- ix -
- 10 -
Ảnh 22. Mổ khám gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp. và gà đối chứng 136
Ảnh 23. Các biến đổi vi thể chủ yếu ở ruột non có sán dây ký sinh 137
Ảnh 24. Bố trí thí nghiệm thử hiệu lực của thuốc tẩy sán dây 138
Ảnh 25. Các loại thuốc tẩy sán dây cho gà 138
Ảnh 26. Tẩy sán dây cho gà trên diện rộng và tẩy đại trà 139
Ảnh 27. Thuốc diệt kiến và thuốc sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả 139
Ảnh 28. Thử nghiệm tác dụng diệt trứng sán dây của thuốc sát trùng 140
Ảnh 29. Gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng trước và sau khi thử nghiệm biện
pháp phòng bệnh sán dây 140
- x -
- 11 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận
án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Ngân
- 12 -
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - người đã hướng dẫn, chỉ bảo
tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của Ban
Giám đốc, Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Khoa
Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Bộ môn Bệnh động vật, Bộ
môn Dược lý - Vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng các thầy cô giáo, các em sinh viên
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin
trân trọng cảm ơn tới những sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên, các Trạm Thú y,
Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn của 9 huyện, thành, thị và các trang
trại, hộ chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch, PGS.TS. Nguyễn
Hữu Nam - Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; TS. Bùi Tuấn Việt -
Viện Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Đức, ThS. Trần Thị Bính -
Phòng Ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên: Nguyễn Thị Thơm, Lê Thị
Thuyết, Hoàng Vân Thanh, Nguyễn Thị Tuyến, Ngô Thị Chang, Vũ Thị Kim Hương,
Phan Thanh Tùng, Vũ Minh Quân, Vũ Minh Đức, Nguyễn Thị Thùy Dương, Diệp
Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Thị Khánh, Nguyễn Thị Huế,
Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Thúy Lâm (Khóa 37, 38 - TY, CNTY) đã giúp
tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty BIO - Pharmachemie đã hỗ trợ tôi về
thuốc thú y trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 2 năm 2012
NGHIÊN CỨU SINH
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi nước ta. Nghề nuôi gà đang ngày càng được mở rộng và cải
tiến theo xu thế tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó,
gà nuôi thả vườn luôn chiếm một vị trí quan trọng, phát triển ở cả nông thôn, thành
thị, vùng ven đô, trung du, miền núi với quy mô ngày càng tăng. Thịt gà thả vườn
luôn là món ăn ưa thích của nhiều người vì chất lượng thịt cao, thơm, ngon. Vì vậy,
trong những năm qua và hiện tại, nghề nuôi gà thả vườn đang ngày càng phát triển.
Song song với sự phát triển của nghề nuôi gà thì dịch bệnh trên đàn gà cũng
ngày càng phức tạp. Khác với phương thức nuôi nhốt, khi nuôi thả vườn gà thường
tìm bới và ăn tạp nên có nhiều cơ hội nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng
đường tiêu hóa. Nếu gà nhiễm ký sinh trùng với số lượng nhiều có thể gây tắc ruột,
thủng ruột và chết. Không chỉ vậy, ký sinh trùng còn tiết ra độc tố tác động lên vật
chủ, làm vật chủ giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.
Bệnh sán dây là một trong những bệnh ký sinh trùng gây tác hại đáng kể cho
chăn nuôi gà thả vườn. Bệnh được phân bố rộng ở hầu hết các vùng trên thế giới. Ở
nước ta, bệnh sán dây ở gà thả vườn xảy ra phổ biến ở các vùng địa lý khác nhau,
gà ở vùng núi và trung du thường nhiễm sán dây cao hơn vùng đồng bằng. Sán dây
gà cần ký chủ trung gian là các loài kiến, ruồi, bọ cánh cứng... Đặc biệt, thời tiết
nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài ký chủ
trung gian của sán dây gà (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [11]).
Khi ký sinh trong ống tiêu hoá, sán dây chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của
gà, làm gà gầy yếu, thiếu máu, thể hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào
và dái tai gà xanh tái. Gà thở khó, thường vươn cao cổ để thở. Sán gây ra các tác
động cơ học trong ruột non của gà: niêm mạc ruột bị tổn thương do các móc bám
của sán, viêm ruột thứ phát và xuất huyết, gà tiêu chảy, phân có lẫn máu. Gà con bị