Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Cấu Trúc Và Sinh Trưởng Của Lâm Phần Quế Cinnamomum Cassia Nees Eberth Trồng Thuần Loài Tại Xã Kan Hồ Huyện Mường Tè Tỉnh Lai Châu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần Quế
(Cinnamomum cassia Nees & Eberth) trồng thuần loài tại xã Kan Hồ, huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Địa điểm thực tập : Xã kan Hồ
Sinh viên thực hiện: Hù Cố Tuyến
Mã sinh viên : 1753130212
Lớp : K62 – Lâm nghiệp
Hà Nội, 2021
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo đại học tại Trường Đại học Lâm
Nghiệp khóa học 2017 – 2021, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Lâm học và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Lương Thị Phương,
tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và
sinh trưởng của lâm phần Quế (Cinnamomum cassia Nees & Eberth) trồng
thuần loài tại xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”. Sau hơn 2 tháng
thực hiện khóa luận, đến nay khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp, Khoa Lâm học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa. Đặc
biệt là cô Lương Thị Phương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển
khai, thực hiện chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo xã Kan
Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cùng người dân địa phương và bạn bè đã
giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do hạn chế về trình độ và thời gian, nên chuyên đề không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, phê bình của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2021
Sinh viên
Hù Cố Tuyến
8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quế ( Cinnamomum cassia Blume) là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao,
sản phẩm lấy ra từ cây Quế là vỏ và các bộ phận khác như lá, rế, từ đó người ta
chiết rút ra tinh dầu dùng trong y dược, công nghiệp hóa mỹ phẩm, sản phẩm như
nước hoa, xà phòng, hương liệu bánh kẹo, gia vị đặc biệt, tinh dầu Quế là một mặt
hàng xuất khẩu quan trọng có thể mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho nề kinh tế
quốc dân. Ngoài ra với sự phát triển công nghiệp chế biến, gỗ Quế do có hương
thơm nên được sử dụng ngày càng nhiều làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và
các đồ dùng rất có giá trị khác.
Ở nhiều địa phương nông thôn miền núi nước ta, cây Quế được coi là cây xóa
đói giảm nghèo, mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình thậm trí còn có
nhiều hộ gia đình làm giàu lên nhờ việc trồng cây Quế.
Kan Hồ là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, thành phần dân tộc
gồm người Hà Nhì, Mông và Si La đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Cây Quế đã gắn liền với đời sống người dân từ bao đời nay. Nó góp phần phát triển
kinh tế cho người dân nơi đây và cây Quế đã chở thành cây trồng chủ lực của địa
phương.
Thực tế trồng Quế ở địa bàn nghiên cứu người đân trồng với mật độ rất dày (
khoảng 10.000 cây/ha), trong khoảng 2 năm đầu khi rừng chưa kịp khép tán, người
dân trồng xen một số loài cây nông nghiệp như lúa ngô khoai sắn….. trong khoảng
5 năm đầu ta tiến hành phát dọn cỏ dại và cây phi lâm nghiệp tạo điều kiện và
không gian sống cho cây Quế sinh trưởng và phát triển tốt, từ 6 đến 10 năm ta tiến
hành tỉa thưa, tỉa cành, cho đến khi khai thác, ( dự kiến chu kỳ kinh danh từ 15 – 20
năm tiến hàng khai thác trắng sau đó trồng lại mới) với các cành nhánh mà tỉa thưa
mang lại ta có thể lấy đi chưng cất tạo sản phẩm thô, tạo thu nhập bước đầu cho
người dân, với cách đó thực hiện được quan điểm “ lấy ngắn nuôi dài ” góp phần
giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống người dân trong suốt thời kỳ nuôi dưỡng
rừng.
9
Để góp phần tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây Quế phục vụ cho công
tác trồng và chăm sóc đạt hiệu quả cao, tôi thực hiên chuyên đề: “Nghiên cứu một
số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần Quế (Cinnamomum cassia
Nees & Eberth) trồng thuần loài tại xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu”. là cần thiết.