Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số biện pháp tưới nước phù hợp cho một số giống lúa mới loài phụ Japonica tại tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
141
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1566

Nghiên cứu một số biện pháp tưới nước phù hợp cho một số giống lúa mới loài phụ Japonica tại tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-------------------

PHẠM NGỌC SƠN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP TƯỚI NƯỚC

PHÙ HỢP CHO MỘT SỐ GIỐNG LÚA MỚI LOÀI

PHỤ JAPONICA TẠI TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Trồng trọt

Mã số : 60 62 01

Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong

luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học

vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác

giả cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được

ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả

Phạm Ngọc Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: "Nghiên cứu một số biện pháp tưới

nước phù hợp cho một số giống lúa mới loài phụ Japonica tại tỉnh Bắc

Kạn”. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể cán bộ, giáo viên

Khoa sau Đại học giáo viên giảng dạy chuyên ngành của các bộ môn trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực tập.

Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của TS. Đặng Quý Nhân bộ môn

cây Lương thực và cây Công nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên là người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực

hiện đề tài.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các

thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

Tác giả

Phạm Ngọc Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây.........9

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2009 .....10

Bảng 1.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ.......................................20

Bảng 1.4. Nhu cầu nước cho một vụ lúa nước ...............................................31

Bảng 2.1. Tên gọi, nguồn gốc và phân loại các giống lúa tham gia thí nghiệm....33

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm

2011 tại Bắc Kạn............................................................................44

Bảng 3.2. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí

nghiệm trên chân vàn vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 .....................48

Bảng 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn ....50

Bảng 3.4. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm trên

chân vàn.........................................................................................53

Bảng 3.5. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn.........55

Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa

thí nghiệm trên chân vàn trong vụ mùa 2010..................................56

Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa

thí nghiệm trên chân vàn trong vụ xuân 2011 .................................58

Bảng 3.8. Lượng nước tưới và nước thất thoát của thí nghiệm trên chân vàn ......62

Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng nước của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn....63

Bảng 3.10. Hệ số sử dụng nước của các giống lúa thí nghiệm trên chân

vàn .................................................................................................65

Bảng 3.11. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí

nghiệm trên chân vàn cao vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 ...............67

Bảng 3.12. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm trên chân vàn cao ....69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

Bảng 3.13. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm trên

chân vàn cao...................................................................................70

Bảng 3.14. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm trên chân

vàn cao...........................................................................................72

Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa

thí nghiệm trên chân vàn cao trong vụ mùa 2010 ...........................73

Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

lúa thí nghiệm trong vụ xuân 2011 .................................................74

Bảng 3.17. Lượng nước tưới và nước thất thoát của thí nghiệm. ...................77

Bảng 3.18. Hiệu suất sử dụng nước của các giống lúa thí nghiệm .................78

Bảng 3.19. Hệ số sử dụng nước của các giống lúa thí nghiệm .......................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ........................................1

2. Mục tiêu .........................................2

3. Yêu cầu ..........................................2

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ......................3

1.2. Khái quát về tài nguyên nước ..........................4

1.2.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước ........................................... 4

1.2.2. Phân bố nước trên trái đất ............................................................. 5

1.2.3. Tác động gây suy thoái chất lượng nguồn nước ............................ 7

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới ...............9

1.4. Tình hình nghiên cứu về canh tác lúa tiết kiệm nước trên thế giới ..16

1.5. Tình hình sản xuất lúa trong nước.......................19

1.6. Tình hình nghiên cứu canh tác lúa tiết kiệm nước ở Việt Nam ....24

1.7. Yêu cầu về nước của cây lúa ..........................28

1.7.1. Nhu cầu về nước của lúa cấy trong các thời kì sinh trưởng ......... 28

1.7.2. Phương pháp tưới lúa.................................................................. 30

Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................33

2.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................33

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................33

2.3. Nội dung nghiên cứu ...............................33

2.3.1. Thí nghiệm 1 .............................................................................. 33

2.3.2. Thí nghiệm 2 .............................................................................. 34

2.3.3. Thí nghiệm 3 .............................................................................. 34

2.3.4. Thí nghiệm 4 .............................................................................. 34

2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................35

2.4.1. Đất đai nơi thí nghiệm ................................................................ 35

2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................... 35

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................38

2.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển............................................... 38

2.5.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại và chống chịu ................................. 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................... 42

3.5.4. Phương pháp sử lý số liệu........................................................... 43

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................44

3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu............................44

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức tưới nước đến tình

hình sinh trưởng, phát triển của các giống lúa trên chân vàn vụ mùa 2010

và vụ xuân 2011 .....................................47

3.2.1. Ảnh hưởng của các công thức tưới nước đến thời gian sinh trưởng

của các giống lúa thí nghiệm ................................................................ 47

3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức tưới nước đến khả năng đẻ nhánh

của các giống lúa thí nghiệm ................................................................ 49

3.2.3. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lúa ............................. 52

3.2.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm...... 54

3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................... 55

3.2.6. Lượng nước sử dụng cho thí nghiệm trên chân vàn..................... 62

3.2.7. Hệ số sử dụng nước của các giống lúa tham gia thí nghiệm trên chân

vàn........................................................................................................ 64

3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức tưới đến tình hình

sinh trưởng, phát triển của các giống lúa trên chân vàn cao vụ mùa 2010 và

vụ xuân 2011 .......................................67

3.3.1. Ảnh hưởng của các công thức tưới nước đến thời gian sinh trưởng

của các giống lúa thí nghiệm ................................................................ 67

3.3.2. Ảnh hưởng của các công thức tưới nước đến khả năng đẻ nhánh

của các giống lúa thí nghiệm ................................................................ 68

3.3.3. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống lúa ............................. 70

3.3.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm...... 71

3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................... 72

3.3.6. Lượng nước sử dụng cho thí nghiệm trên chân vàn cao .............. 77

3.3.7. Hệ số sử dụng nước của các giống lúa tham gia thí nghiệm........ 79

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực có vị trí quan

trọng hàng đầu trên thế giới và là nguồn thức ăn thường xuyên cho khoảng 3

tỷ người trên trái đất [38].

Lúa có khả năng thích nghi rộng nên được trồng nhiều nơi trên thế giới,

tuy nhiên tập chung chủ yếu ở châu Á chiếm 90% (còn lại phân bố ở châu

Phi, châu Mỹ và châu Úc) trong đó khoảng 75% diện tích lúa được trồng

trong điều kiện ruộng ngập nước, 19% diện tích lúa trồng trong điều kiện

ruộng thấp nhờ nước trời, và khoảng 4% diện tích lúa trồng trong điều kiện

ruộng cạn không chủ động nước [38].

Trong những năm gần đây, nguồn nước cung cấp cho canh tác lúa đang

ngày càng khan hiếm, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà cây lúa được trồng trên

khoảng 30% diện tích đất chủ động nước và chiếm 50% lượng nước tưới cho

cây trồng [32]. Theo tính toán, trên đồng ruộng nhu cầu về nước cho cây lúa cao

gấp 2 đến 3 lần so với các cây trồng khác [40], nguyên nhân chính bởi lượng

nước bị thất thoát trong suốt quá trình canh tác mà không tham gia vào quá trình

sản xuất chiếm tới 80% lượng nước được cung cấp, chủ yếu thông qua quá trình

bay hơi, chảy tràn bề mặt, thấm xuống lòng đất. Việc thiếu hụt lượng nước tưới

cho canh tác nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng đang là mối đe dọa đối

với ngành sản xuất lúa đặc biệt là hệ thống lúa tưới tiêu chủ động.

Vì những lý do này, việc tiết kiệm nguồn nước và tăng cường hệ số

sử dụng nước cho lúa là việc làm cần thiết mang tính chiến lược trên qui

mô toàn cầu.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 486.842

ha, trong đó đất trồng lúa là 21.520 ha chiếm 4,42% diện tích đất tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Năng suất lúa ruộng bình quân cả năm đạt 44,46 tạ/ha, sản lượng đạt 95.672

tấn (năm 2009) ngành nông nghiệp đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về diện

tích và sản lượng cơ bản đảm bảo được an ninh lương thực cho nông dân tỉnh

nhà. Tuy nhiên, với năng suất hiện đạt được chưa đáp ứng tiềm năng năng

suất của giống cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, vì đa số

ruộng chưa chủ động nước và sử dụng nước tưới cho lúa không hợp lý dẫn

đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước. Theo các nghiên cứu gần đây cho

thấy, lượng nước tưới đầu vào cung cấp cho ruộng lúa có thể giảm đi nhưng

năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng lên, vì những lý do này, việc tiết kiệm

nguồn nước tưới cho lúa là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu

trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu một số biện pháp tưới nước

phù hợp cho một số giống lúa mới loài phụ Japonica tại tỉnh Bắc Kạn”.

2. Mục tiêu

 Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các

giống lúa trong điều kiện hạn chế nước .

 Nghiên cứu canh tác lúa tiết kiệm nước trong mối liên hệ với nâng

cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm sâu bệnh.

3. Yêu cầu

 Đánh giá được nhu cầu về nước, hệ số sử dụng nước cho các giống

lúa trong điều kiện thí nghiệm.

 Đánh giá hệ số sử dụng nước, chỉ số chịu hạn và hiệu suất sử dụng

nước với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu

Hiện nay, tình trạng thiếu hụt nước đang đe dọa hệ thống sản xuất lúa

nước chủ động và an ninh lương thực của châu Á [40]. Điều này thách thức

chúng ta cần phải phát triển các công nghệ mới, kỹ thuật mới và các hệ thống

sản xuất mới để duy trì ngành sản xuất lúa gạo và tăng cường khả năng chống

chịu với điều kiện khan hiếm nước.

Đó chính là mục tiêu của các nghiên cứu về canh tác lúa tiết kiệm nước

mà Tiến sỹ, Viện sỹ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) Tô Phúc Tường đã

viết trong phần mở đầu một bài báo về canh tác lúa tiết kiệm nước đăng trên

tạp chí Plant Production Sciences số 8 (3) năm 2005 [34].

Tưới nước hợp lý, ngoài tiết kiệm đáng kể được lượng nước trong canh tác còn

giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và giảm sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

Nguyên lý chung cho việc phát triển công nghệ và hệ thống mới trong

quá trình canh tác lúa tiết kiệm nước nhằm giảm tối thiểu lượng nước đầu vào,

tăng lượng nước sản xuất hay còn gọi là lượng nước mà cây sử dụng là quản

lý nguồn nước ở mức độ hệ thống. Làm ra nhiều thóc gạo hơn nhưng lại sử

dụng nước tiết kiệm hơn hoàn toàn có thể thực hiện khi qui trình quản lý nước

được thực hiện các biện pháp tổng hợp: (i) Chọn tạo và sử dụng nguồn gen,

giống chống chịu hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật quản lý

nguồn tài nguyên nhằm tăng năng suất cây trồng. (ii) Quản lý nước ở mức độ

toàn bộ hệ thống chẳng hạn như lượng nước tiết kiệm trên đồng ruộng được

sử dụng hiệu quả hơn khi tưới cho các ruộng trồng lúa mà các cây trồng trước

đó không cần tưới hoặc sử dụng ít nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Nhiều nghiên cứu gần đây về canh tác lúa ở Trung Quốc, IRRI, Philippine,

Ấn độ… đã chỉ ra rằng khi canh tác lúa bằng các kỹ thuật mới như tưới và không

tưới xen kẽ theo yêu cầu của từng thời kỳ sinh trưởng, lượng nước có thể tiết

kiệm được cho lúa là rất lớn, chỉ cần từ 32 - 54% so với phương thức canh tác

ngập nước truyền thống nhưng năng suất chỉ giảm nhẹ khoảng 8% so với đối

chứng. Tuy nhiên hiệu số sử dụng nước trong phương pháp mới là cao hơn hẳn

0,35 so với 0,23 của đối chứng [36].

Mặc dù vậy trong thực tế việc giảm thiểu lượng nước đầu vào, thay đổi

hẳn tập quán canh tác cây lúa sẽ gây ra những tác động rất lớn cần nghiên cứu

như: cỏ dại, dinh dưỡng cây trồng, dinh dưỡng đất, môi trường, duy trì hệ

thống canh tác bền vững… đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực tập chung nghiên cứu

tìm ra được những giải pháp tổng thể đảm bảo canh tác bền vững cây lúa.

1.2. Khái quát về tài nguyên nƣớc

1.2.1. Một số khái niệm về tài nguyên nước

Nước là tài nguyên có ý nghĩa quyết định đối với sự sống và phát triển của

con người và xã hội loài người. Ngôn ngữ Việt Nam đã dùng chữ „nước” để

nói lên phạm vi lãnh thổ quốc gia, trên đó người dân của quốc gia được hưởng

những quyền lợi chung của dân tộc. Nước là thành phần cấu thành sinh quyển

và tác động trực tiếp đến các yếu tố của thạch quyển, khí quyển và các nhân tố

tác động tới khí hậu, thời tiết trong khí quyển. Nước vừa là tài nguyên vật liệu

vừa mang năng lượng, di chuyển các vật chất trên trái đất dưới dạng hoà tan, lơ

lửng hoặc di đẩy trong nước.

Nước di chuyển theo tuần hoàn nước như là một chu trình thu thập, thanh lọc

và phân phối nước một cách liên tục khắp mọi nơi trên Trái Đất. Nước là một

trong những nhân tố chủ yếu quyết định chất lượng môi trường sống của con

người, cũng như của mọi sinh vật sống trên trái đất. Chỗ nào có nước chỗ ấy có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

sống, không có nước thì mọi hoạt động sống đều đình chỉ. Nước bao phủ 70% mặt

đất và tạo thành hơn 2/3 trọng lượng của tất cả các sinh vật sống [5].

1.2.2. Phân bố nước trên trái đất

Nước là dạng tài nguyên rất phong phú gần như vô tận trong sinh quyển,

tập trung nhiều nhất ở Đại Dương và trong các lớp băng hà. Tuy nhiên, lượng

nước ngọt thực sự hiện hữu cho nhân loại trực tiếp sử dụng không phải là vô

tận và đặc biệt do sự phân bố không đồng đều nên con người ở nhiều khu vực

trên thế giới đã chịu hạn hán thiếu nước trầm trọng, nhất là vào mùa khô. Bên

cạnh đó, lượng nước ngầm, nước sông suối còn bị ô nhiễm do hoạt động sinh

hoạt của con người nên một số trường hợp trở thành nguy hiểm cho sức khoẻ

và đời sống của con người và sinh vật.

Tổng lượng nước lớn nhưng lượng nước ngọt mà con người có thể sử

dụng được rất ít và chỉ có thể khai thác được từ các nguồn sau (lượng nước

ngọt trên bề mặt đất):

- Lượng nước mưa rơi xuống mặt đất.

- Nước tồn tại trong các sông, rạch, ao, hồ.

- Một phần rất ít nước từ đầm lầy và băng tuyết.

Hiện nay trên phạm vi toàn cầu con người dùng 8% trong tổng lượng

nước ngọt được khai thác cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho

nông nghiệp [5].

Nước ta với lượng mưa bình quân năm khoảng gần 2.000 mm/năm trên cả

nước, lại ở vùng trung và hạ lưu một số sông lớn xuất phát từ các quốc gia khác

nên có lượng nước bình quân trên đầu người khá lớn bằng

17.000m3

/người/năm. Modun dòng chảy vùng nhiều mưa lên tới 70 – 100

l/giây/km2

, nơi ít mưa cũng 5 l/giây/km2

. Sông ngòi Việt Nam có tiềm năng

cung cấp cho dân sinh và các ngành kinh tế ở nước ta một lượng nước khoảng

100-150 km3

/năm, chưa kể lượng nước từ bên ngoài đổ vào. Trữ lượng nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

ngầm có thể khai thác vào khoảng 10 triệu m3

/ngày, hiện nay ta đã khai thác

khoảng 500m3

/năm/người, chỉ khoảng 3% tiềm năng [5].

Trong thực tế hiện tượng thiếu nước đã trở nên nghiêm trọng tại một số

địa phương. Các hồ chứa nước lớn nhỏ, các khu tưới lớn được xây dựng và

hoạt động vài mươi năm gần đây đã tăng tổn thất nước do bốc hơi. Lượng nước

tưới cho nông nghiệp không hồi quy vào vùng hạ lưu lên tới trên 20% lượng

nước dùng. Tại các vùng rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng các suối khô cạn, nạn

thiếu nước trở nên trầm trọng. Vào mùa khô nhân dân vùng núi cao phía Bắc

(Đồng Văn, Mèo Vạc...) Tây Bắc (Lai Châu) phải đi xa hàng chục km để lấy

nước ăn. Năm 1993 hạn hán nghiêm trọng tại Quảng Trị, năm 1995 tại Đắc Lắc

gây thiệt hại nghiêm trọng về nông nghiệp và khó khăn lớn về đời sống.

Ví dụ tại đồng bằng Miền Bắc Trung Quốc, khu vực này đang thiếu hụt

khoảng 15 tỷ m3

nước hàng năm, điều này làm sụt giảm năng suất và lượng

nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt dần [36]. Hơn nữa, sự cạnh tranh về nhu

cầu nước của các ngành công nghiệp, sinh hoạt của các khu đô thị ngày càng

tăng đối với nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp. Diện tích đất dành cho

canh tác đặc biệt là những cây trồng đòi hỏi lượng nước lớn như lúa nước lúa

bắt đầu bị cắt giảm từ những năm 2002, và năm 2007 lúa nước bị cấm canh

tác ở khu vực thành phố Bắc Kinh [37]. Ở Việt Nam trong đợt hạn kéo dài

đầu năm 2007, do cần một lượng nước tưới lớn cung cấp cho đồng bằng

Sông Hồng canh tác nông nghiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam đã

phải cắt giảm sản xuất đến mức duy trì tối thiểu để đập nước Hòa Bình xả

nước cho sản xuất nông nghiệp lưu vực hạ lưu sông Hồng.

Do đó, vấn đề sử dụng nước ngọt một cách hợp lý và hữu hiệu cần phải

đặc biệt chú ý nhằm có đủ dự trữ cho nhu cầu ngày càng tăng nhanh (nước

sinh hoạt, nước tưới tiêu, nước cho công nghiệp và giải trí...).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

1.2.3. Tác động gây suy thoái chất lượng nguồn nước

Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao,

con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi

trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát

triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng

trầm trọng hơn.

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn

nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực

phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình

thức dịch vụ.

Với trình độ công nghệ hiện nay để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước,

1 tấn phân đạm cần 600 tấn nước. Trong nông nghiệp để sản xuất đường hoặc

chất bột cần khoảng 1000 tấn nước. Sản xuất chất bột từ lúa nước còn cần

nhiều hơn. Nhu cầu sinh học của người và động vật vào khoảng 10 tấn

nước/1tấn tế bào sống. Để đáp ứng nhu cầu của mình, tại nhiều nơi trên thế giới

con người đã sử dụng hết nguồn nước mặt và đã phải khai thác nguồn nước

ngầm. So với 3 thập kỉ trước đây lượng nước ngầm khai thác đã tăng gấp 30

lần và đến đầu thế kỉ 21 tăng thêm 1/3 lần nữa. Chất lượng nước có những suy

thoái nghiêm trọng. Nồng độ Nitrat ở các sông châu Âu cao hơn nhiều lần so

với tiêu chuẩn cho phép [5].

Từ năm 1980, Liên Hiệp Quốc đã khởi xướng “thập kỉ quốc tế về cung

cấp nước uống và vệ sinh” với mục tiêu là tới năm 1990 tất cả mọi người trên

thế giới đều được cung cấp nước sạch và có các điều kiện vệ sinh tối thiểu cần

thiết. Chương trình đã sử dụng khoảng 300 tỉ USD, thu được nhiều kết quả tốt

nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chưa đạt tới. Tới cuối năm 1990, theo báo cáo

chỉ 79% dân thành thị và 41% dân nông thôn được hưởng nước sạch và điều

kiện vệ sinh. Bình quân trong 5 người sống ở các nước đang phát triển, có 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!