Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn nhảy xa cho học sinh khối 11 trường thpt thanh khê - thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
HỒ THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC
ĐỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN
NHẢY XA CHO HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT THANH KHÊ
– THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang ngày một phát triển mạnh mẽ, cùng
với những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ, đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia con người là nhân tố cơ bản, là động lực của sự phát triển
đất nước. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn xem con người là vốn quý
nhất của xã hội, sức khỏe và thể lực là vốn quý nhất của con người, nó quyết
định đến hiệu quả làm việc và hạnh phúc của mỗi con người.
Bác Hồ đã nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện
về trí lực và thể lực để phục vụ cho sự nghiệp của đất nước thì phải có một hệ
thống giáo dục toàn diện hợp lý. Trong đó giáo dục thể chất trong trường học
là một bộ phận không thể thiếu được. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII(6/1991) đã nhấn mạnh: “Công tác TDTT cần coi trọng và nâng cao
chất lượng GDTC ở trong các trường học”. Đây là một môn học rất quan
trọng, nó có nhiệm vụ phát triển thể chất, tâm lý, tác phong, nhân cách, quyết
định chiều hướng phát triển thể chất của các em học sinh vì thời kì này là thời
kỳ phát triển về hình thái, chức năng và các tố chất thể lực của cơ thể. Vì vậy
GDTC ở Việt Nam là một nhân tố xã hội. GDTC quyết định đến điều kiện
phát triển thể chất cho thế hệ trẻ theo nhu cầu xã hội. GDTC đã đưa tuổi trẻ
vào hoạt động tích cực để tránh xa hoạt động tiêu cực, góp phần vào giáo dục
đạo đức nhân cách cho học sinh, sinh viên.
Để thực hiện mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam đó là phát triển thế hệ
trẻ một cách toàn diện: "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Thì mục tiêu quan trọng của
GDTC đó là : Củng cố, duy trì nâng cao sức khỏe thể lực cho thế hệ trẻ góp
phần phát triển con người toàn diện, có sức khỏe và các phẩm chất nhân cách
phục vụ đất nước một cách đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
3
Những năm qua nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác
GDTC trong trường học ngày một được nâng cao về chất lượng, hiện tại đội
ngũ giáo viên THPT, THCS cơ bản đã ổn định và phần nào đáp ứng được nhu
cầu giảng dạy môn học GDTC, chất lượng GDTC cũng được tăng lên. Hiện
nay GDTC là một môn học được phổ cập từ bậc tiểu học đến đại học, là môn
học chính khóa trong chương trình giáo dục quốc gia nhằm cung cấp kiến
thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua bài tập và trò chơi
vận động.
Đà Nẵng là một trong những thành phố thực hiện tốt công tác GDTC
trong nhà trường. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác GDTC, đội ngũ
giáo viên, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng với phương châm "tất cả các
trường phải dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình môn thể dục", kết hợp
với việc thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và định kỳ đã phần
nào tạo được sự chuyển biến trong công tác giáo dục thể chất trong trường
học trên địa bàn thành phố. Kết quả, đã có 95% các trường học đã đạt kết quả
tương đối đạt yêu cầu về giáo dục thể chất trường học và tổ chức các hoạt
động ngoại khoá thường xuyên, chất lượng GDTC cũng từng bước được nâng
lên.
Trường THPT Thanh Khê - Đà Nẵng tuy mới thành lập vừa tròn 5 năm,
nhưng cũng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao công tác GDTC trong
nhà trường, trường cũng đã có nhiều thành tích trong các hội thi, hội khỏe phù
đổng thành phố. Tuy nhiên nhà trường cũng còn nhiều bất cập chúng ta cần
phải quan tâm như đội ngũ giáo viên còn thiếu cả về chất lượng và số lượng,
cơ sở vật chất cũng chỉ mới đáp ứng tạm thời nhu cầu học tập và rèn luyện thể
thao. Điều đó dẫn tới chất lượng giảng dạy và học tập không được cao.
Trong các nội dung chương trình giảng dạy GDTC thì cũng như các
trường khác, nhà trường THPT Thanh Khê luôn chú trọng vào giảng dạy môn
điền kinh theo quy định của Bộ GD & ĐT, bởi điền kinh có vị trí quan trọng
4
là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các
môn thể thao khác, là một nội dung thu hút đông đảo các em học sinh tham
gia ở các kỳ HKPĐ.
Như chúng ta đã biết trong các môn thể thao thì nhảy xa là môn có lịch
sử phát triển lâu đời, dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát triển
các tố chất thể lực. Trong hệ thống Điền kinh thì nhảy xa là một kỹ thuật phức
tạp, để đạt được hiệu quả trong việc giảng dạy và tập luyện, đòi hỏi người
giáo viên lên lớp phải có những phương pháp mới nhằm kích thích sự tập
luyện của học sinh, phải có các bài tập hợp lý, khoa học nhằm nâng cao thành
tích và kết quả trong học tập.
Thực trạng công tác giảng dạy môn học GDTC nói chung và nhảy xa nói
riêng, hiện nay phần lớn giáo viên tập trung quá nhiều vào kỹ thuật mà quên
rằng yếu tố thể lực như sức mạnh tốc độ là yếu tố quyết định tới thành tích.
Các bài tập còn đơn điệu, khô khan, nhàm chán nên không kích thích được
tinh thần tự giác tích cực trong tập luyện của học sinh, hiệu quả bài tập chưa
cao. Điều đó đã dẫn tới thành tích và kết quả học tập môn nhảy xa của học
sinh chưa đạt được kết quả mong muốn.
Xuất phát từ những bất cập nêu trên và thực tiễn công tác giảng dạy của
trường THPT Thanh Khê, Đà Nẵng, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
MÔN NHẢY XA CHO HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT THANH
KHÊ – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các quan điểm của đảng và nhà nước về TDTT và GDTC trong
trường học.
Xác định được vai trò quan trọng của việc tập luyện TDTT, ngay từ khi
đất nước giành độc lập Hồ chủ tịch đã đưa TDTT vào quốc sách hàng đầu
trong chiến lược phát triển con người. Do đó ngày 27/03/1946 Hồ Chủ Tịch
đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Người viết: “…Mỗi người dân yếu ớt
tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp
phần làm cho cả nước khoẻ mạnh. Vậy nên tập luyện thể dục thể thao, bồi bổ
sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước".
Tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác ngay khi hòa bình lập lại Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, chú trọng, bồi dưỡng đến việc phát triển thể
chất con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Do vậy nhà nước đặc biệt
quan tâm tới công tác TDTT trường học, và trọng tâm là công tác GDTC
trong nhà trường. Điều đó được thể hiện qua các văn kiện, chỉ thị các nghị
quyết vê công tác TDTT trong hơn 65 năm qua.
Hiến pháp nước cộng hòa dân chủ Việt Nam 1959 có nêu: “Nhà nước
chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đạo đức, trí dục và thể dục”.
[Trang41;điều35]
Trong thời gian qua căn cứ vào từng giai đoạn cách mạng, theo yêu cầu
và tình hình cụ thể, Đảng và nhà nước ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết
lãnh đạo kịp thời, đề ra những chủ trương nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT
của nước ta, hàng loạt các chỉ thị về công tác TDTT của Đảng đã ban hành
đều nhấn mạnh đến vai trò của TDTT như một công tác cách mạng. Trong đó,
với mục tiêu đó là phát triển thế hệ trẻ một cách toàn diện: "Phát triển cao về
trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức".
6
Chỉ thị số 18 TTG/VG 18/02/1965 của Thủ tướng chính phủ đó là “Phải
ra sức đẩy mạnh phong trào TDTT trong trường học. Bộ giáo dục phải đưa
ra những biện pháp khắc phục khó khăn , nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT
trong trường học tiến lên đúng với tầm quan trọng của nó…” Chỉ thị số
48TTG/VG, ngày 02/06/1969 nêu rõ: “Đẩy mạnh phong trào vệ sinh và thể
dục yêu nước trong các trường học. Tăng cường công tác TDTT, nhất là thể
dục trong các trường học, kết hợp chặt chẽ việc đảm bảo số giờ học TDTT
trong chương trình với việc tổ chức học sinh rèn luyện thể thao ngoài lớp, tạo
nên thói quen tập luyện TDTT hằng ngày trong học sinh và giáo viên. Nghành
TDTT phải coi học sinh là đối tượng phục vụ quan trọng của mình.
Chỉ thị số 180-CT/TW ngày 26/08/1970 (chỉ thị về tăng cường công tác
TDTT trong những năm tới) có nêu: “ Đối với trường học phải cải tiến nội
dung phương pháp và tổ chức huấn luyện thể dục, hoạt động thể thao nhằm
nâng cao sức khỏe và chữa một số bệnh cho học sinh”.
Nghị quyết của bộ chính trị số 14 – TQ/TW ban hành ngày 11/01/1979
về cải cách giáo dục có nêu: Ở trường THPT cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ
và nghệ thuật, rèn luyện thể chất cho học sinh.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V(1982) có ghi: “Để đảm bảo
cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc đem lại hiệu quả thiết
thực trong những năm tới cần mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động
TDTT quần chúng, trước hết là học sinh, thanh niên…” Văn kiện đại hội lần
thứ VI(1986): “Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học,
củng cố và mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu thể thao”
Ngày 09/05/1989 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đưa ra chỉ thị số 112-CT
đó là: “Nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh các trường và phát triển
phong trào TDTT trong các lực lượng vũ trang…Đối với học sinh sinh viên,
trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn thể dục
theo chương trình quy định.