Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
850

Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TẤN LIÊM

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẢM THỰC VẬT RỪNG

VỚI DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG LƯU VỰC

SÔNG ĐĂKBLA, TỈNH KON TUM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TẤN LIÊM

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẢM THỰC VẬT RỪNG

VỚI DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG LƯU VỰC

SÔNG ĐĂKBLA, TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: lâm sinh

Mã số: 62.62.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. PHÙNG VĂN KHOA

2. GS.TSKH. NGUYỄN NGỌC LUNG

Ơ

Hà Nội, 2014

i

LỜI CẢM ƠN

Luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với

dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum”

được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo tiến sĩ tại Trường Đại

học Lâm nghiệp Việt nam.

Trong suốt hơn 3 năm thực hiện luận án này, tác giả đã được Ban giám

hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp, lãnh đạo UBND

tỉnh Kon tum, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon tum quan tâm giúp đỡ, chỉ

đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án. Nhân dịp này

tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Nguyễn Ngọc

Lung và PGS.TS. Phùng Văn Khoa là những người thầy hướng dẫn khoa học

đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả từ những ngày đầu tiên lựa chọn đề tài

đến lúc hoàn thành luận án.

Tác giả xin cám ơn sự cộng tác giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm khí

tượng thủy văn tỉnh Kon tum, Công ty tư vấn lâm nghiệp Chinh Nguyên, Chi

cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon tum trong việc thu thập và xử

lý số liệu, chia xẻ những kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Cuối cùng và rất quan trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

tất cả những người thân trong gia đình và các bạn hữu gần xa đã tận tình giúp

đỡ tác giả cả tinh thần và vật chất để vượt qua những khó khăn trong cuộc

sống và công việc trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng

lực chủ quan có hạn, cho nên luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết,

tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp các nhà khoa học để hoàn thiện

hơn. Xin trân trọng cám ơn!

Tác giả

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ: “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm

thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla,

tỉnh Kon tum” là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện và chịu trách

nhiệm trước pháp luật và nhà trường nếu như số liệu, kết quả nghiên cứu

không trung thực hoặc sao chép từ công trình nghiên cứu của người khác đã

công bố.

Kon tum, ngày 15/7/2014.

Người cam đoan.

iii

Ơ

MỤC LỤC

Lời cảm ơn......................................................................................................i

Lời cam đoan .................................................................................................ii

Mục lục .........................................................................................................iii

Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu các đơn vị tính. ......................................... vi

Danh mục các bảng tính toán và hình ảnh ...................................................viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

I. Đặt vấn đề............................................................................................... 1

II. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài. ............................................ 2

III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................... 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 4

I. Trên thế giới............................................................................................ 4

1. Phương pháp nghiên cứu thủy văn rừng. .............................................. 4

1.1. Nghiên cứu ở quy mô ô thí nghiệm.................................................. 5

1.2. Nghiên cứu ở quy mô khu rừng. ...................................................... 5

1.3. Nghiên cứu ở quy mô lưu vực. ........................................................ 6

1.4. Mô hình hóa trong nghiên cứu thủy văn rừng quy mô lưu vực....... 10

2. Những kết quả nghiên cứu chủ yếu về ảnh hưởng của rừng đối với dòng

chảy và chất lượng nước của lưu vực. .................................................... 12

2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng đối với sản lượng nước trong

dòng chảy của lưu vực......................................................................... 14

2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng đối với chất lượng nước trong

lưu vực. ................................................................................................ 22

II. Ở Việt nam. ......................................................................................... 25

1. Nghiên cứu ở quy mô khu rừng. ......................................................... 25

1.1. Xây dựng phương pháp nghiên cứu thủy văn rừng. ....................... 26

iv

1.2. Xác định khả năng giữ nước và điều tiết dòng chảy của rừng. ...... 27

1.3. Xác định khả năng giữ nước của đất rừng...................................... 28

1.4. Xác định lượng thoát hơi nước của thảm thực vật rừng và bốc hơi

nước của đất rừng................................................................................. 28

1.5. Nghiên cứu cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn. ........... 29

2. Nghiên cứu ở quy mô lưu vực. ........................................................... 30

2.1. Khả năng giữ nước của đất rừng và các thảm thực vật rừng.......... 30

2.2. Ảnh hưởng của độ che phủ rừng đến sản lượng nước trong dòng

chảy sông suối...................................................................................... 31

2.3. Ảnh hưởng của độ che phủ rừng đến chất lượng nước trong dòng

chảy sông, suối..................................................................................... 33

2.4. Xác định diện tích rừng cần thiết trong lưu vực. ............................ 34

2.5. Xây dựng và ứng dụng các mô hình nhằm tính toán, mô phỏng các

quá trình dòng chảy trong lưu vực. ....................................................... 36

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................... 40

Chương 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................... 40

1.1. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................ 40

1.1.1. Phân tích một số đặc trưng cơ bản của các lưu vực nghiên cứu... 40

1.1.2. Phân tích mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng và các yếu tố lập địa

với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla. ............ 40

1.1.3. Bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết

nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy của lưu

vực sông Đăkbla................................................................................... 41

1.2. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 41

1.2.1. Phương pháp luận....................................................................... 41

1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin. ................................................. 42

1.2.3. Phương pháp xử lý thông tin....................................................... 49

v

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 63

2.1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của khu vực nghiên cứu. ................... 63

2.1.1. Xác định vị trí, ranh giới, diện tích, độ dốc, chỉ số hình dạng, thổ

nhưỡng, mật độ lưới sông, suối của các lưu vực nghiên cứu................. 63

2.1.2. Phân tích các đặc trưng về chế độ mưa, thảm thực vật rừng và chế

độ dòng chảy sông, suối trong các lưu vực nghiên cứu......................... 67

2.2. Phân tích mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng và các yếu tố lập địa với

dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla. ...................... 82

2.2.1. Xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng. .............................. 82

2.2.2. Xác lập phương trình hồi quy biểu thị mối liên hệ giữa các biến

độc lập và biến phụ thuộc. .................................................................... 83

2.3. Bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết nhằm

nâng cao giá trị sử dụng của sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy

của lưu vực sông Đăkbla. ....................................................................... 116

2.3.1. Đánh giá khả năng điều tiết nước trong dòng chảy sông suối và

hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật rừng hiện có trong lưu vực sông

Đăkbla................................................................................................ 116

2.3.2. Bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết

nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy của lưu

vực sông Đăkbla................................................................................. 119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 126

I. Kết luận............................................................................................... 126

II. Kiến nghị........................................................................................... 130

PHỤ LỤC

Ơ

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CÁC ĐƠN VỊ TÍNH

Chữ viết tắt

và ký hiệu

Tên đầy đủ và giải nghĩa

ArcGIS.

Phần mềm hệ thống thông tin địa lý xử lý và phân tích các

mô hình không gian.

CIFOR.

Center for International Forestry Research – Trung tâm

nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế.

DEM. Digital Elevation Model – Mô hình số hóa độ cao.

ENVI.

The Environment for Visualizing Images – Phần mềm xử lý

ảnh viễn thám.

FAO.

Food and Agriculture Ornization of the United Nation – Tổ

chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc.

GIS. Geography Information System – Hệ thống thông tin địa lý.

GPS. Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu.

IUFRO.

International Union of Forest Research Orgnizations – Hiệp

hội các tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế.

MapInfor. Phần mềm hệ thống thông tin địa lý xử lý bản đồ.

RQĐ. Rừng quy đổi.

SPSS.

Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm máy

tính phục vụ phân tích thống kê dùng cho nghiên cứu điều

tra xã hội.

SSE. Sum of Squares Residual - Tổng bình phương sai số.

SSR. Sum of Squares Regression - Tổng bình phương hồi quy.

SST. Sum of Squares Total - Tổng bình phương chung.

SWAT.

Soil and Water Assesment Tools – Công cụ đánh giá đất và

nước.

WMS . Watershed Modeling System – Hệ thống mô hình lưu vực.

vii

Chữ viết tắt

và ký hiệu

Tên đầy đủ và giải nghĩa

B Chiều rộng bình quân lưu vực.

CP Độ che phủ rừng.

F Hình số thon thân cây.

Flv Diện tích lưu vực.

G Tiết diện ngang thân cây tại vị trí cao 1,3m.

H Chiều cao vút ngọn của cây theo cấp kính.

Kd Chỉ số hình dạng lưu vực.

L Chiều dài lưu vực.

M Mô đuyn dòng chảy.

Mbclu Mô đuyn bùn cát lơ lửng mùa lũ.

Pgtb Tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình.

Q Lưu lượng dòng chảy.

Qnăm Lưu lượng bình quân năm.

S Độ dốc lưu vực .

Tnăm Tổng lượng nước mưa năm trên lưu vực .

Xbq Lượng mưa bình quân .

Y Độ sâu dòng chảy.

ŋ Hệ số dòng chảy.

COM Compound - Hàm compound. Y = B0 + B1

X

CUB. Cubic - Hàm parabol bậc 3. Y = B0 + B1X + B2X

2

+ B3X

3

INV. Inverse - Hàm nghịch đảo. Y = B0 + B1/X

LIN. Liner – Hàm tuyến tính. Y = B0 + B1.X

LOG. Logarithmic – Hàm logarit. Y = B0 + B1.lnX

POW. Power - Hàm Power. lnY = B0 + B1.lnX

QUA. Quadratic - Hàm parabol bậc 2. Y = B0 + B1X + B2X

2

S Hàm chữ S. lnY = B0 + B1/X hoặc Y = exp (B0 + B1/X)

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG TÍNH TOÁN VÀ HÌNH ẢNH

Số hiệu bảng,

hình vẽ

Tên bảng, tên hình vẽ Trang

Bảng 2.1. Diện tích, độ dốc, chỉ số hình dạng các lưu vực nghiên cứu 64

Bảng 2.2. Diện tích các loại đất trong lưu vực sông Đăkbla. 65

Bảng 2.3. Lượng mưa trên các lưu vực trong giai đoạn 2011-2013. 67

Bảng 2.4. Diện tích các trạng thái rừng trong các lưu vực nghiên cứu. 73

Bảng 2.5.

Độ che phủ rừng và tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình

trong các lưu vực nghiên cứu.

74

Bảng 2.6.

Lưu lượng dòng chảy bình quân (năm, mùa lũ, mùa cạn) và

lượng bùn cát lơ lửng trong dòng chảy mùa lũ ở các lưu vực

nghiên cứu.

76

Bảng 2.7. Tổng lượng dòng chảy, mô đuyn dòng chảy và hệ số dòng

chảy trong các lưu vực nghiên cứu từ năm 2011-2013.

79

Bảng 2.8. Bảng tính tỷ tương quan giữa các đại lượng 81

Bảng 2.9. Bảng phân tích phương sai (CP - Qnăm). 84

Bảng 2.10. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP - Qnăm). 84

Bảng 2.11. Bảng phân tích phương sai (Tnăm,CP,Sbq,Kd)- Qnăm. 85

Bảng 2.12.

Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Tnăm,CP,Sbq,Kd)-

Qnăm.

86

Bảng 2.13. Tóm tắt mô hình liên hệ (Tnăm,CP) - Qnăm . 86

Bảng 2.14. Bảng phân tích phương sai (Tnăm,CP) - Qnăm . 86

Bảng 2.15. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Tnăm,CP,) - Qnăm . 87

Bảng 2.16. Bảng phân tích phương sai (CP- Mnăm). 89

Bảng 2.17. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP- Mnăm). 89

Bảng 2.18. Bảng phân tích phương sai (Xnăm,CP,) - Mnăm . 90

Bảng 2.19. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xnăm,CP,) - Mnăm. 91

Bảng 2.20. Bảng phân tích phương sai (CP-Mlũ). 92

ix

Bảng 2.21. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP-Mlũ). 93

Bảng 2.22. Bảng phân tích phương sai (Xlũ,CP,) - Mlũ 94

Bảng 2.23. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xlũ,CP,) - Mlũ . 94

Bảng 2.24. Bảng phân tích phương sai (CP-ŋnăm). 96

Bảng 2.25. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP-ŋnăm). 97

Bảng 2.26. Bảng phân tích phương sai (CP-Mbclu). 98

Bảng 2.27. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP-Mbclu). 99

Bảng 2.28. Bảng phân tích phương sai (Xlũ,CP,) – Mbclu . 100

Bảng 2.29. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xlũ,CP,) – Mbclu. 100

Bảng 2.30. Bảng phân tích phương sai (Pgtb - Qnăm). 104

Bảng 2.31. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Pgtb - Qnăm). 105

Bảng 2.32. Bảng phân tích phương sai (Tnăm,Pgtb)- Qnăm. 106

Bảng 2.33. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Tnăm,Pgtb)- Qnăm. 106

Bảng 2.34. Bảng phân tích phương sai (Pgtb - Mnăm). 108

Bảng 2.35. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Pgtb - Mnăm). 109

Bảng 2.36. Bảng phân tích phương sai (Xnăm,Pgtb) - Mnăm . 110

Bảng 2.37. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xnăm,Pgtb) - Mnăm. 110

Bảng 2.38. Bảng phân tích phương sai (Pgtb-Mlũ). 112

Bảng 2.39. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Pgtb-Mlũ). 113

Bảng 2.40.

Kết quả biến động mô đuyn dòng chảy năm theo sự biến đổi

của lượng mưa bình quân năm và độ che phủ rừng.

119

Bảng 2.41.

Kết quả biến động mô đuyn bùn cát lơ lửng mùa lũ theo sự

biến đổi của lượng mưa và độ che phủ rừng.

121

Bảng 2.42.

Kết quả biến động mô đuyn dòng chảy năm theo sự biến đổi

của lượng mưa và tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình.

123

x

Hình 2.1. Vị trí sông Đăkbla trong hệ thống sông tỉnh Kon tum 62

Hình 2.2. Vị trí và ranh giới các lưu vực 63

Hình 2.3. Ảnh Landsat giải đoán lưu vực nghiên cứu 69

Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng rừng lưu vực sông Đăkbla 70

Hình 2.5. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa CP - Qnăm 83

Hình 2.6. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa CP - Mnăm 88

Hình 2.7. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa CP- Mlu 92

Hình 2.8. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa CP - ￾năm 96

Hình 2.9. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa CP – Mbclu 98

Hình 2.10. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa Pgtb- Qnăm 104

Hình 2.11. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa Pgtb- Mnăm 108

Hình 2.12. Biểu đồ thăm dò các dạng liên hệ giữa Pgtb – Mlu 11

1

MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề.

Rừng và nước là hai yếu tố cấu thành cơ bản của cảnh quan địa lý, là

những nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu

sắc nhất đối với đời sống của con người và các loài sinh vật khác trên trái đất.

Mối quan hệ giữa rừng và nước rất phức tạp, đan xen trong nhiều mối quan hệ

với các thành phần khác của môi trường như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và

các hoạt động của con người. Trong giới hạn một lưu vực sông, sự biến đổi

của thảm thực vật rừng ở mức độ nhất định có thể dẫn đến sự thay đổi nhiều

yếu tố khác như xói mòn bề mặt đất, chế độ dòng chảy, chất lượng nước sông

suối, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của cư dân trong lưu

vực. Vì vậy, việc phát hiện quy luật tương tác giữa thảm thực vật rừng với

dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông, để có giải pháp quản lý và

sử dụng hiệu quả cả hai nguồn tài nguyên rừng và nước là nhiệm vụ quan

trọng trong nghiên cứu thủy văn rừng, có ý nghĩa to lớn cả về mặt khoa học

và thực tiễn.

Sông Đăkbla là một trong hai nhánh chính của hệ thống sông Sê San

nằm trên địa bàn hai tỉnh Kon tum và Gia lai, với diện tích lưu vực là 3.060

km

2

, có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và

sinh hoạt của cư dân sinh sống trong lưu vực. Sông Đăkba còn là nguồn cung

cấp nước chủ yếu cho nhiều công trình thủy điện lớn của quốc gia như công

trình thủy điện Yaly, Sê san 3, Sê san 3A và Sê san 4, đóng góp một sản

lượng điện to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta. Phần

lớn lưu vực sông Đăkbla nằm trong vùng có địa hình cao, dốc, chia cắt mạnh,

có lượng mưa lớn và phân bố không đều, cho nên bảo vệ và phát triển hệ

thống rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước, giảm thiểu những

hiểm họa như khô hạn hay lũ lụt, hạn chế xói mòn và sạt lở đất gây bồi lắng

2

các hồ chứa của các công trình thủy điện trong lưu vực, đồng thời nâng cao

chất lượng nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương là

vấn đề có tầm quan trọng chiến lược. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có

những công trình nghiên cứu khoa học một cách sâu rộng và có hệ thống, làm

cơ sở lý luận cho công tác quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và tài

nguyên nước trong lưu vực sông Đăkbla.

Đề tài luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng

với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum”

được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu khoa học và thực tiễn đó.

II. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài.

1. Mục tiêu nghiên cứu chung. Phân tích và đánh giá khả năng điều

tiết nước trong dòng chảy sông suối và hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật

rừng, bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết nhằm

nâng cao sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy sông Đăkbla.

2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Xây dựng các mô hình toán mô phỏng

mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng và các yếu tố lập địa với dòng chảy và

chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla làm cơ sở tính toán diện tích rừng

cần thiết trong lưu vực.

3. Đối tượng nghiên cứu. Các mối liên hệ giữa đặc trưng của thảm

thực vật rừng (gồm độ che phủ rừng và tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung

bình) và các nhân tố lập địa (lượng mưa, độ dốc, chỉ số hình dạng lưu vực, )

với các đặc trưng dòng chảy (lưu lượng dòng chảy, mô đuyn dòng chảy, hệ số

dòng chảy) và chất lượng nước (mô đuyn bùn cát lơ lửng).

III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Kết quả nghiên cứu

của đề tài có những phát hiện mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1. Ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ mối

liên hệ và vai trò của rừng đối với sản lượng và chất lượng nước trong dòng

3

chảy sông suối của lưu vực sông Đăkbla, phục vụ nghiên cứu thủy văn rừng ở

Tây nguyên nói riêng và ở nước ta nói chung.

2. Ý nghĩa thực tiễn. Đã góp phần giúp cho các nhà quản lý đánh giá

thực trạng công tác quản lý hệ thống rừng đầu nguồn trong lưu vực sông

Đăkbla, từ đó hoạch định chính sách quản lý hài hòa và bền vững các nguồn

tài nguyên rừng và nước trong lưu vực sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng

lực chủ quan có hạn, cho nên trong luận án không tránh khỏi những khiếm

khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng

chấm luận án để chỉnh sửa, bổ sung được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cám ơn!

Tác giả.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!