Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng túi tự hủy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------
LÊ THỤY ĐOAN TRANG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG TÚI TỰ HỦY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------
LÊ THỤY ĐOAN TRANG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG TÚI TỰ HỦY
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÂN THỊ HỒNG LOAN
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi
tiêu dùng túi tự hủy” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng qui định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
LÊ THỤY ĐOAN TRANG
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và trong việc
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành biết ơn sâu sắc TS. VÂN THỊ HỒNG LOAN tận tình
hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu mang lại cho
tôi tri thức quý báu, thiết thực để hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà chuyên môn, các tác giả
nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn và có liên quan đến luận văn hỗ trợ, cung
cấp cho tôi kiến thức quý báu làm nền tảng cho quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp trong cơ quan
công tác và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu
cho tôi trong việc hoàn thành luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song việc thực hiện luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn của Thầy, Cô, các nhà chuyên môn,
đồng nghiệp và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
LÊ THỤY ĐOAN TRANG
iii
TÓM TẮT
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm xanh, ngoài
mục đích bảo vệ sức khỏe, còn mục đích cao và xa hơn là bảo vệ môi trường. Với dân
số đông thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động, Việt
Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng và có sức hấp dẫn lớn đối với các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của người dân đang có sự thay đổi rõ rệt,
người tiêu dùng Việt Nam đang có sự quan tâm và tiêu thụ mạnh mẽ những sản
phẩm thân thiện môi trường và đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất
xứ của sản phẩm. Người tiêu dùng tại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và có thái độ tích
cực đối với vấn đề về bảo vệ môi trường. Sau một loạt sự cố về ô nhiễm môi trường
biển và những vụ liên quan đến thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng quan tâm hơn
đến các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Hệ thống các siêu thị tại Việt
Nam cũng đã thực hiện triển khai đa dạng các hoạt động tuyên truyền, khuyến mãi,
giảm giá sản phẩm này và kêu gọi khách hàng và người dân ưu tiên mua sắm, tiêu
dùng sản phẩm xanh như: Sử dụng túi thân thiện với môi trường, túi tự hủy… của các
doanh nghiệp; thực hiện nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, hướng dẫn khách hàng
phân loại rác thải, tuyên truyền kiến thức tiêu dùng xanh cho khách hàng.
Khi người tiêu dùng càng quan tâm đến môi trường họ càng quan tâm đến
hành vi mua sắm thân thiện với môi trường. Chính những nhận thức các vấn đề liên
quan đến môi trường của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết
định tiêu dùng.
Luận văn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng túi tự
hủy” nhằm xác định các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi
tiêu dùng túi tự hủy cũng như xác định các nhân tố thúc đẩy đến ý định và chuyển
sang hành vi thực tế. Trong nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (nghiên cứu hỗn hợp).
Phiếu khảo sát và phiếu thu thập thông tin được dùng để đo lường mối quan hệ giữa
ý định và hành vi tiêu dùng túi tự hủy đối với người tiêu dùng từ 18 tuổi trở lên.
Nghiên cứu thực hiện 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
iv
thức. Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng từ 18 tuổi trở lên và đang sinh sống tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát được 237 phiếu hợp lệ, mã hoa nhập
liệu, phân tích và xử lý bằng phần mềm EXCEL, SPSS và AMOS.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, 01 biến quan sát không đạt yêu cầu và
loại biến đó khỏi nghiên cứu, các biến quan sát còn lại đưa vào phân tích nhân tố khám
phá (EFA). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại thêm 07 biến quan sát, còn
lại 25 biến quan sát chia thành 08 nhân tố: thái độ với môi trường, thái độ với túi tự
hủy, chuẩn chủ quan, nhận thức hiệu quả hành vi tiêu dùng túi tự hủy, sự sẵn có của túi
tự hủy, giá cả của túi tự hủy, ý định tiêu dùng túi tự hủy và hành vi tiêu dùng túi tự hủy.
Kiểm định mô hình đo lường với các chỉ tiêu GFI, TLI, CFI > 0,8 (càng tiến
gần về 1 càng tốt); CMIN/df <5; RMSEA<0,08 kết luận mô hình phù hợp với dữ
liệu nghiên cứu. Kiểm định các giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính có kết
quả như sau: ý định tiêu dùng túi tự hủy tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng túi
tự hủy, các nhân tố tác động đến mối quan hệ từ ý định đến hành vi tiêu dùng túi tự
hủy gồm có các nhân tố Thái độ về tiêu dùng túi tự hủy, Chuẩn chủ quan. Nhân tố
Nhận thức của người tiêu dùng về tính hiệu quả thúc đẩy mối quan hệ từ ý định tiêu
dùng chuyển sang hành vi tiêu dùng túi tự hủy và giá cả túi tự hủy cản trở mối quan
hệ này. Nghiên cứu này không tìm thấy tác động của sự sẵn có của sản phẩm và thái
độ môi trường tới mối quan hệ ý định và hành vi tiêu dùng túi tự hủy của người tiêu
dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó mức độ tác động của các nhóm giới tính, độ tuổi, học vấn, thu
nhập tác động lên ý định và hành vi tiêu dùng túi tự hủy khác nhau.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp thông qua đó giúp
các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp xây dựng tăng cường các chính sách
phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng và kiểm soát được ô nhiễm
môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt. Doanh nghiệp triển
khai các chính sách giá cả của túi tự hủy để người tiêu dùng lựa chọn để mua thay
thế cho túi ni lông khó phân hủy. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng hiểu phần
nào hành vi tiêu dùng túi tự hủy để có nhưng giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả trong việc bảo vệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Tóm tắt ......................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh mục hình và đồ thị .......................................................................................... viii
Danh mục bảng .............................................................................................................x
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... xi
Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn .................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................5
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................6
1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu......................................................................6
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu .....................................................................................6
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................6
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................7
1.7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................7
Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................8
2.1. Khái niệm...........................................................................................................8
2.1.1. Sản phẩm xanh ........................................................................................8
2.1.2. Túi ni lông...............................................................................................8
2.1.3. Túi tự hủy..............................................................................................10
2.1.4. Tiêu dùng túi tự hủy..............................................................................11
2.1.5. Ý định và hành vi tiêu dùng túi tự hủy .................................................12
2.2. Lý thuyết về hành vi ........................................................................................13
vi
2.2.1. Lý thuyết về hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action -
TRA). ....................................................................................................13
2.2.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior
- TPB)....................................................................................................14
2.2.3. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng ...................................................15
2.3. Các nghiên cứu liên quan ................................................................................19
2.3.1. Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và ctg (2012) .......................................19
2.3.2. Nghiên cứu của William Young và ctg (2010).....................................20
2.3.3. Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Hùng và ctg (2015)..................................22
2.3.4. Nghiên cứu của Shwu-Ing Wu (2015)..................................................22
2.3.5. Nghiên cứu của Wei-Che Hsu và ctg (2016)........................................23
2.4. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan....................................................................24
2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.............................................................25
2.6. Kết luận chương 2............................................................................................27
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................28
3.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu ..........................................................................28
3.2. Xây dựng công cụ khảo sát..............................................................................30
3.2.1. Xác định mục đích, phạm vi, đối tượng cần khảo sát...........................30
3.2.2. Cấu trúc công cụ khảo sát .....................................................................30
3.2.3. Khảo sát sơ bộ.......................................................................................34
3.3. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................................34
3.4. Phân tích và xử lý thông tin.............................................................................36
3.5. Kết luận chương 3............................................................................................37
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................39
4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ...............................................................................39
4.1.1. Kết quả thu thập dữ liệu và thông tin cơ bản của người được
khảo sát..................................................................................................39
4.1.2. Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu........................41
4.2. Kiểm định thang đo .........................................................................................50
vii
4.3. Phân tích nhân tố khám phá.............................................................................53
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá lần đầu .....................................................53
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá lần sau......................................................57
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)...............................................................60
4.5. Phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) ...............................................................64
4.5.1. Kiểm định phù hợp mô hình tích hợp ...................................................64
4.5.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM ...................66
4.6. Thảo luận kết quả.............................................................................................70
4.7. Kết luận chương 4............................................................................................72
Chương 5: KẾT LUẬN.............................................................................................73
5.1. Kết luận............................................................................................................73
5.2. Các đề xuất và kiến nghị..................................................................................74
5.2.1. Các đề xuất và kiến nghị đối với doanh nghiệp....................................74
5.2.2. Các đề xuất và kiến nghị đối với các cơ quan chức năng .....................75
5.2.3. Các đề xuất và kiến nghị với người tiêu dùng ......................................76
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................78
PHỤ LỤC...............................................................................................................83
PHỤ LỤC A: Phiếu khảo sát................................................................................83
PHỤ LỤC B: Phiếu thu thập thông tin .................................................................86
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Mô hình lý thuyết về hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbien, 1980)............14
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991).......................15
Hình 2.3. Mô hình hành vi người tiêu dùng (Kotler và Keller, 2001)....................16
Hình 2.4. Các yếu tố tác động đến hành vi người tiêu dùng (Kotler và Keller,
2001)........................................................................................................17
Hình 2.5. Mô hình rút gọn kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng
xanh (Vũ Anh Dũng và ctg, 2012).........................................................20
Hình 2.6. Mô hình mua của người tiêu dùng (Young và ctg, 2010).......................21
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu quan hệ hành vi tiêu dùng xanh (Shwu-Ing,
2015)........................................................................................................23
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh (Wei-Che và ctg,
2016)........................................................................................................24
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu ................................................................................27
Hình 3.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu..................................................................29
Hình 4.1. Số lượng người được khảo sát thống kê theo giới tính...........................39
Hình 4.2. Số lượng người được khảo sát chia theo độ tuổi.....................................39
Hình 4.3. Số lượng người được khảo sát theo trình độ...........................................40
Hình 4.4. Số lượng người được khảo sát phân theo nghề nghiệp...........................40
Hình 4.5. Số lượng người được khảo sát thống kê theo tình trạng hôn nhân .........41
Hình 4.6. Số lượng người khảo sát phân theo thu nhập..........................................41
Hình 4.7. Giá trị trung bình các biến quan sát của nhân tố “Thái độ với môi
trường” ....................................................................................................42
Hình 4.8. Giá trị trung bình các biến quan sát của nhân tố “Thái độ với tiêu
dùng túi tự hủy”.......................................................................................43
Hình 4.9. Giá trị trung bình các biến quan sát của nhân tố “Chuẩn mực chủ
quan tiêu dùng túi tự hủy”.......................................................................44