Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách
và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nguyễn Thị Duyên
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: GS.TS..Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng
bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực
trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh phổ thông ở Bắc Ninh. Chỉ ra mối liên hệ
giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh phổ thông,
qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân
của bắt nạt.
Keywords: Tâm lý học; Nhân cách; Bắt nạt học đường; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị
thành niên
Content
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tượng bắt nạt nói chung và bắt nạt học đường nói riêng đã xuất hiện từ lâu, từ khi
các hình thức dạy học đầu tiên hình thành, bởi vì gây hấn, thống trị và cạnh tranh là một phần
trong các đặc tính của con người. Mức độ, hình thức và hậu quả của bắt nạt ngày càng tinh vi,
nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình mà toàn xã hội.
Nhân cách là tập hợp những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, được thể hiện một cách
ổn định thông qua hành vi ứng xử của họ. Ngoài giai đoạn hình thành nhân cách mạnh mẽ
lần thứ nhất khi đứa trẻ khoảng ba tuổi, nhân cách được đình hình rõ ràng xung quanh lứa
tuổi dậy thì, cũng là lứa tuổi mà hiện tượng bắt nạt xảy ra khá phổ biến.
Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách
của học sinh và hiện tượng bắt nạt có mối liên hệ với nhau như thế nào?
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học
sinh phổ thông từ đó có đề ra những biện pháp tác động phù hợp.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt
nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông.
- Khách thể nghiên cứu bao gồm 303 học sinh từ lớp 6 đến 12 từ trường Trung học cơ sở
Tân Hồng và trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.
4. Phạn phạm vi nghiên cứu Giới
- Thời gian khảo sát của đề tài nghiên cứu từ: 09/2011-02/2012
- Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt của học
sinh phổ thông diễn ra ở nhà trường.
5. Giả thiết nghiên cứu
- Hiện tượng bắt nạt có tồn tại ở học sinh phổ thông và dưới các hình thức khác nhau.
- Việc bắt nạt và bị bắt nạt có liên quan tới các đặc điểm nhân cách của học sinh.
- Những cá nhân bắt nạt và cá nhân bị bắt nạt có những đặc điểm nhân cách đặc trưng
và khác nhau.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng bắt tượng
bắt nạt ở học sinh phổ thông.
- Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh
phổ thông ở Bắc Ninh.
- Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh
phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn
nhân của bắt nạt.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Qua việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các
trang web,… về các vsấn đề liên quan như đặc điểm nhân cách, hiện tượng bắt nạt, bắt nạt
học đường, … từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho
đề tài
7.2. Thang đo và bảng hỏi: