Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Phân Bố Của Loài Nai Cervus Unicolor Keer 1792 Tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI NAI
(Cervus unicolor Keer, 1792) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG
– QUẢNG NINH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 7620211
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa học
: PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh
: Trần Anh Quân
: 1753020669
: K62B–QLTNR
: 2017 - 2021
Hà Nội, 2021
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Lâm
nghiệp, trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, được sự đồng ý của
Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ
môn Động vật rừng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài Nai (Cervus unicolor
Keer, 1792) tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long – Quảng Ninh”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu, chỉnh sửa bản thảo
khóa luận và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin trận trọng cảm ơn Ban quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang,
cùng các cán bộ Kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn, đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, động viên từ thầy, cô, gia đình,
người thân, bạn bè trong quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù bản thân đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do
thời tiết, thời gian thực tập, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để
bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong
khóa luận là trung thực, khách quan.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 26 tháng 05 năm 2021.
Sinh viên thực hiện
Trần Anh Quân
iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Tên khóa luận: Nghiên cứu hiện trạng và phân bố của loài Nai
(Cervus unicolor Keer, 1792) tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long – Quảng Ninh.
2. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh
3. Sinh viên thực hiện: Trần Anh Quân
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Cung cấp thông tin về hiện trạng, phân bố của loài Nai tại VQG Bái Tử
Long.
- Xác định các yếu tố đe dọa đến quần thể và sinh cảnh của loài Nai tại
VQG Bái Tử Long và đề xuất các giải pháp bảo tồn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Loài Nai (Cervus unicolor Keer, 1792) tại VQG
Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: VQG Bái Tử Long trên địa phận huyện đảo Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thời gian: Khóa luận được thực hiện trong thời gian 3 tháng (từ
01/02/2021 đến hết 02/05/2021)
6. Nội dung nghiên cứu
- Xác định hiện trạng quần thể loài Nai tại VQG Bái Tử Long.
- Nghiên cứu phân bố của loài Nai tại VQG Bái Tử Long.
- Xác định và đánh giá các mối đe dọa đến loài Nai tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn loài Nai tại khu vực nghiên cứu.
7. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp kế thừa tài liệu
-Phương pháp phỏng vấn
-Phương pháp điều tra theo tuyến
-Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp đánh giá các mối đe dọa
iv
8. Một số kết quả đạt được
8.1. Hiện trạng quần thể Nai tại VQG Bái Tử Long
Từ kết quả điều tra nắm được hiện trạng quần thể Nai tại VQG Bái Tử
Long có khoảng 7 đến 8 cá thể đang sinh sống tại khu vực.
8.2. Các khu vực sinh sống của Nai tại VQG Bái Tử Long
Theo kết quả điều tra từ nhiều nguồn thông tin khác nhau đã xác định
được hiện có 1 khu vực Nai đang sinh sống tại VQG Bái Tử Long đó là đảo Ba
Mùn.
8.3. Các mối tác động qua lại giữa cộng đồng địa phương và quần thể
Nai tại khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra xác định được không có mối đe dọa từ con người đến
quần thể Nai tại khu vực điều tra.
8.4. Giải pháp bảo tồn Nai tại VQG Bái Tử Long
Dựa vào kết quả điều tra, phân tích, đề tài đề xuất giải pháp duy trì công
tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Khái quát về hệ thống phân loại thú móng guốc chẵn................................... 3
1.1.1. Đặc điểm về hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) ......... 3
1.1.2. Thành phần loài khu hệ thú MÓNG GUỐC CHẴN ở Việt Nam............... 4
1.2. Đặc điểm của họ Hươu nai............................................................................. 5
1.3. Một số đặc điểm của loài Nai (Cervus unicolor Keer, 1792) ........................ 6
1.4. Lịch sử nghiên cứu thú móng guốc chẵn tại VQG Bái Tử Long................... 7
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 9
2.1. Mục tiêu.......................................................................................................... 9
2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 9
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 9
2.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 9
2.4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 9
2.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 10
2.5.1. Công tác chuẩn bị...................................................................................... 10
2.5.2. Kế thừa tài liệu .......................................................................................... 10
2.5.3. Phương pháp phỏng vấn............................................................................ 10
2.5.4. Điều tra theo tuyến .................................................................................... 12
2.5.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................... 14
2.5.6. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa...................................................... 14
CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 16