Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt khu vực Tây Hạ Long - Quảng Yên - Uông Bí
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
904

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt khu vực Tây Hạ Long - Quảng Yên - Uông Bí

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐÀO THỊ HẬU

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC MẶT

KHU VỰC TÂY HẠ LONG – QUẢNG YÊN – UÔNG BÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Mã số: 8850101

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Kiều Quốc Lập

THÁI NGUYÊN, NĂM 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đào Thị Hậu, xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất

các giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông

Bí” là công trình nghiên cứu do cá nhân Tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của

TS. Kiều Quốc Lập – Phó Trƣởng phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Khoa học Thái

Nguyên, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của

luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.

Các thông tin thu thập sử dụng trong luận văn đƣợc khai thác có nguồn gốc rõ

ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực, trung thực và kết quả của

luận văn.

Tác giả

Đào Thị Hậu

ii

LỜI CẢM ƠN

Với gần 2 năm học tập dƣới sự giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý

báu của Thầy, Cô Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa

học và trong quá trình thực hiện luận văn này Tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của

rất nhiều thầy, cô giáo, cá nhân, các cơ quan và các tổ chức. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng

cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và

tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Kiều Quốc Lập – Phó

Trƣởng phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Khoa học đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình

giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học

Thái Nguyên; tập thể thầy, cô Khoa Sau đại học; các thầy, cô giáo giảng dạy các môn

học đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để tôi hoàn thành khoá

học và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể, cá nhân, tổ chức Phòng Tài nguyên nƣớc –

Khoáng sản và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Chi cục Thuỷ lợi,

Trung tâm nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn Quảng Ninh, Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh; Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh; Đài

Khí tƣợng thuỷ văn tỉnh Quảng Ninh; Phòng Tài nguyên môi trƣờng: Thành phố Hạ

Long, thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí; Công ty Cổ phần nƣớc sạch Quảng

Ninh đã cung cấp số liệu làm cơ sở để Tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn ngƣời dân

khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình

điều tra thực tế, thu thập số liệu để góp phần khẳng định kết quả nghiên cứu, hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể ngƣời thân, gia đình, bạn bè và cơ quan đã

tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt

nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 8 năm 2022

Tác giả

Đào Thị Hậu

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2

5. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc ....................... 4

1.1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................................4

1.1.2. Áp dụng thành công những nguyên tắc về QLTHTNN tại một số quốc gia .........7

1.2. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc .................... 9

1.2.1. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc ..............................9

1.2.2. Cơ sở lý thuyết về đánh giá hiện trạng, hiệu quả sử dụng tài nguyên nƣớc mặt..11

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 14

1.3.1. Nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc ..................................................14

1.3.2. Nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc dƣới góc độ quản lý tổng hợp...........................16

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu............................................................... 17

1.4.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................17

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................................25

1.4.3. Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc:.............................................37

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ...................... 43

NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 43

2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 43

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................43

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................43

2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 43

2.2.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nƣớc mặt và nhu cầu sử dụng nƣớc khu vực Tây

Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí..............................................................................................43

2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên nƣớc ..........................................44

iv

2.2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nƣớc

mặt phục vụ khai thác sử dụng và bảo vệ môi trƣờng khu vực Tây Hạ Long - Quảng Yên -

Uông Bí. ........................................................................................................................................44

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 44

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa số liệu .................................................................44

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học...............................................................................44

2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .................................................................................47

2.3.4. Phƣơng pháp chuyên gia ...........................................................................................47

2.3.5. Phƣơng pháp thống kê, phân tích, đánh giá tổng hợp.............................................48

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 49

3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nƣớc mặt và nhu cầu sử dụng nƣớc khu vực

Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí ............................................................... 49

3.1.1. Hiện trạng tài nguyên nƣớc mặt................................................................................49

3.1.2. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt................................................................56

3.1.3. Đánh giá hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng tài nguyên nƣớc mặt .............58

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên nƣớc................................ 73

3.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về lĩnh

vực tài nguyên nƣớc của tỉnh. .....................................................................................................73

3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý về lĩnh vực tài nguyên nƣớc............................................75

3.2.3. Thủ tục hành chính trong việc cấp phép khai thác,sử dụng tài nguyên nƣớc......77

3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra.......................................................................................79

3.2.5. Đánh giá chung...........................................................................................................80

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên

nƣớc mặt phục vụ việc khai thác sử dụng và bảo vệ môi trƣờng khu vực Tây Hạ

Long - Quảng Yên - Uông Bí.............................................................................. 82

3.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp............................................................................................82

3.3.2. Đề xuất các giải pháp.................................................................................................83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 87

PHỤ LỤC............................................................................................................ 90

v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

BĐKH : Biến đổi khí hậu

BOD : Biochemical Oxygen Demand

(Nhu cầu oxy sinh hoá)

COD : Chemical Oxygen Demand

(Nhu cầu oxy hoá học)

DO : Ôxy hòa tan

(dissolved Oxygen)

KCN : Khu công nghiệp

KTXH : Kinh tế xã hội

NMN : Nhà máy nƣớc

TNN : Tài nguyên nƣớc

TSS : Total suspended solids

(chất rắn lơ lửng)

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QLNN : Quản lý nhà nƣớc

QLTHTNN : Quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc

QLTHĐBB : Quản lý tổng hợp đới bờ biển

RCP4.5 : Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5 : Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Tổng hợp thông tin về dân số, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch khu vực điều

tra hiện trạng và đến năm 2030 ..............................................................................................36

Bảng 1.2. Kiểm nghiệm thống kê xu hƣớng biến đổi nhiệt độ năm tại trạm Uông

Bí và Bãi Cháy (Hạ Long), thời kỳ 1961 đến nay.................................................................37

Bảng 1.3. Mức độ gia tăng tài nguyên nƣớc mặt theo kịch bản BĐKH..............................40

Bảng 1.4: Dự báo chiều sâu xâm nhập mặn theo đỉnh mặn trên sông Bạch Đằng (km)....41

Bảng 1.5. Dự báo diện tích bị ngập do NBD theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5................42

Bảng 3.1. Danh mục các hồ chứa khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí...........52

Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt nguồn nƣớc cấp khu vực Tây Hạ Long

– Quảng Yên – Uông Bí .........................................................................................................57

Bảng 3.3. Hiện trạng các công trình cấp nƣớc cho khu vực Tây Hạ Long

Quảng Yên – Uông Bí ............................................................................................................61

Bảng 3.4. Tổng hợp lƣu lƣợng cấp nƣớc năm 2021 trên địa bàn Tây Hạ

Long – Quảng Yên – Uông Bí ...............................................................................................66

Bảng 3.5. Nhu cầu sử dụng nƣớc hiện trạng theo phiếu điều tra .........................................68

Bảng 3.6. Nhu cầu sử dụng nƣớc của ngƣời dân theo phiếu điều tra đến năm 2030 .........70

Bảng 3.7. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nƣớc của Khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên -

Uông Bí đến năm 2030...........................................................................................................71

Bảng 3.8. Tổng hợp số liệu cán bộ, công chức làm quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc

trên địa bàn tỉnh.......................................................................................................................76

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu và an ninh nguồn

nƣớc là những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, đã, đang và sẽ làm

thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình

phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trƣờng, năng lƣợng, nguồn nƣớc,

lƣơng thực trên phạm vi toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang khiến vòng tuần hoàn nƣớc xảy ra nhanh hơn khi nhiệt

độ tăng làm tăng tốc độ bay hơi, sẽ gây ra mƣa nhiều hơn. Tốc độ bay hơi và lƣợng

mƣa cao hơn, lại không đƣợc phân bố đều trên toàn thế giới. Một số khu vực có thể

hứng chịu lƣợng mƣa lớn hơn bình thƣờng, trong khi đó, các khu vực khác có thể dễ

dàng phải trải qua hạn hán; mƣa tập trung lớn vào một thời điểm mà không phân bổ

đều trong năm.

Quảng Ninh, với tiềm năng nƣớc mặt tƣơng đối dồi dào, tổng lƣợng tài nguyên

nƣớc mặt hàng năm từ các sông, suối trên địa bàn tỉnh là 8,33 tỷ m

3

[25]. Tuy nhiên do

điều kiện địa hình, mạng lƣới sông, suối, cũng nhƣ các hiện tƣợng ngấm, bốc hơi thì

lƣợng nƣớc mặt có thể lƣu trữ lại đƣợc trên các sông thuộc địa bàn tỉnh không thể đạt

đƣợc nhƣ đánh giá. Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh là một trong các tỉnh ven biển của Việt

Nam thuộc khu vực nhạy cảm về biến đổi khí hậu và có tính dễ tổn thƣơng cao trƣớc

tác động của nƣớc biển dâng, mƣa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới. Thực trạng và diễn

biến của biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh ngày càng biểu hiện rõ nét, phần nào đã tác

động đến lĩnh vực tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Những ngày mƣa to,

tập trung xảy ra dài ngày, không phân bổ đều trong mùa; mùa khô thì khả năng bốc hơi

nƣớc nhanh hơn, hạn hán dễ xảy ra nhiều hơn.

Hiện nay, để phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã và đang hình thành

nhiều dự án trọng điểm, nhiều địa phƣơng đƣợc quy hoạch chuyển đổi một phần từ sản

xuất nông nghiệp sang công nghiệp, du lịch; hình thành các khu công nghiệp, cụm

công nghiệp. Mặt khác sự gia tăng dân số, đô thị hoá, dẫn đến nhu cầu sử dụng nƣớc

ngày càng gia tăng, cụ thể nhƣ Hải Hà, Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên đến năm 2025

tăng vƣợt quá 2 lần so với nhu cầu của giai đoạn 2010-2020; KCN Texhong Hải Hà

nhu cầu cấp nƣớc đến năm 2025 lên tới khoảng 400.000m3

/ngày đêm, vƣợt quá 2 lần

so với lƣợng nƣớc đã đƣợc phân bổ cho cả vùng 208.000m3

/ngày đêm …[13]. Đặc

2

biệt, việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với địa hình, tiềm năng nguồn

nƣớc, sẽ khiến cho khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí trong giai đoạn tới

có nguy cơ cao thiếu hụt nguồn nƣớc. Theo nghiên cứu tính toán đến năm 2030, với

công trình hiện trạng, khu vực này có thể thiếu hụt nƣớc khoảng 50 triệu m

3

/năm.

Để quản lý tài nguyên nƣớc đƣợc bền vững, cần có các giải pháp quản lý phù

hợp theo tiềm năng nguồn nƣớc từng vùng để đảm bảo an ninh nguồn nƣớc là rất cần

thiết. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu sử dụng nƣớc khu

vực phía Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí trong thời gian tới, trong luận văn này,

tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý tài

nguyên nước mặt khu vực Tây Hạ Long - Quảng Yên - Uông Bí”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng tài nguyên nƣớc mặt khu vực Tây Hạ

Long - Quảng Yên – Uông Bí.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nƣớc mặt

góp phần bảo vệ môi trƣờng nƣớc cho mục đích phát triển bền vững khu vực Tây Hạ

Long – Quảng Yên – Uông Bí.

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của luận văn cung cấp số liệu khoa học để đánh giá hiện trạng và đề

xuất các giải pháp bảo vệ, duy trì nguồn nƣớc tại khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên

– Uông Bí.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí là một trong các khu vực trên

địa bàn tỉnh có nguy cơ thiếu nƣớc trong thời gian tới; việc đƣa ra giải pháp quản lý

phù hợp, bền vững sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nƣớc

mặt, bảo vệ an ninh môi trƣờng nƣớc, phục vụ phát triển kinh tế cho khu vực Tây Hạ

Long – Quảng Yên – Uông Bí.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nƣớc mặt khu vực Tây Hạ Long - Quảng Yên -

Uông Bí.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nuớc về tài nguyên nƣớc trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh nói chung, khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí nói riêng.

3

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nuớc

về tài nguyên nƣớc mặt khu vực Tây Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí.

5. Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm những nội dung chính sau:

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Ý nghĩa của đề tài

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!