Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại xã tam nghĩa, huyện núi thành, tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
13.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1161

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại xã tam nghĩa, huyện núi thành, tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----------------------

LÊ THỊ ĐIỂM SƢƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP PHÁT TRIỂN QUẦN THỂ DỪA NƢỚC TẠI

XÃ TAM NGHĨA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH

QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.01.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2017

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Văn Minh

Phản biện 1: TS. Võ Châu Tuấn

Phản biện 2: TS. Chu Mạnh Trinh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Trường Đại học Sư phạm –

Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 01 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

 Thư viện trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN

 Phòng đọc Khoa Sinh Môi trường, ĐHSP

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb.) là loài thực vật sống ở

các bãi lầy vùng cửa sông, ven các kênh rạch nước lợ, ven biển nơi

có độ mặn thấp và quần tụ thành rừng [13], [24].

Dừa nước có giá trị rất lớn trong việc chống xói mòn, sạt lở

đất, giữ đất bồi bảo vệ bờ sông, kênh rạch, là bức tường xanh bảo vệ

vùng cửa sông, ven biển [13], [21]. Hệ sinh thái dừa nước có sự đa

dạng sinh học rất cao, nhất là các loài tôm, cua, ghẹ, động vật thân

mềm và là nơi trú ngụ của các loài chim di cư giúp duy trì đa dạng

sinh học thủy vực và trên cạn [13], [21]. Ngoài ra, hệ sinh thái dừa

nước còn mang đến cho con người nhiều nguồn lợi kinh tế từ các bộ

phận của cây dừa nước, là nơi phục vụ cho các hoạt động vui chơi,

giải trí, du lịch sinh thái [12], [14].

Tam Nghĩa là xã duy nhất của huyện Núi Thành có diện tích

dừa nước khá lớn. Nơi đây đặc trưng bởi dừa nước phân bố dọc theo

hai bờ sông Trầu và sông Bến Đình, thuộc địa phận thôn Tịch Tây.

Khu vực này là một trong số ít các địa phương của tỉnh Quảng Nam

có dừa nước còn sót lại [9], [19], [26].

Tuy nhiên, những năm gần đây, quá trình phát triển inh tế -

xã hội diễn ra nhanh chóng ở địa phương như nuôi trồng thủy sản,

khai hoang đất nông nghiệp, nước thải công nghiệp, đánh bắt thủy

sản bằng phương tiện hủy diệt và gia tăng cường độ khai thác làm

suy giảm đa dạng sinh học trong vùng dừa nước, gây những tác động

làm suy thoái hệ sinh thái dừa nước trong khu vực [9], [19], [26],

[31]. Đồng thời, tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra từng

ngày ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân. Thế nhưng, cho

2

đến nay hệ sinh thái dừa nước tại xã Tam Nghĩa vẫn chưa được

nghiên cứu đầy đủ.

Xuất phát từ những diễn biến thực tế đang diễn ra và xu thế

phát triển tại vùng bờ trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển

quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh

Quảng Nam” nhằm làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, bảo tồn

phát triển tài nguyên dừa nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp

phần vào xây dựng chính sách phát triển các vùng ven biển huyện

Núi Thành gắn với phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng

đồng ở huyện Núi Thành.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá được thực trạng phân bố cũng như các yếu tố tác

động đến quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.

- Đề xuất được giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại xã

Tam Nghĩa, Núi Thành, Quảng Nam góp phần bảo vệ đa dạng sinh

học, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn bờ sông trong

bối cảnh biến đổi hí hậu cũng như các tác động nhân sinh.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa hoa học: góp phần cung cấp những thông tin khoa

học về thực trạng khu hệ dừa nước tại xã Tam Nghĩa cũng như

những định hướng quy hoạch, bảo tồn phát triển tài nguyên dừa nước

tại địa phương.

- Ý nghĩa thực tiễn: góp phần tìm kiếm các giải pháp quản lý

có tính khoa học và khả thi đối với nguồn tài nguyên sinh vật tại địa

phương; đồng thời qua đó góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng

trong việc quản lý tài nguyên.

3

4. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, luận

văn còn có các chương sau: Chương 1. Tổng quan tài liệu; Chương

2. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu;

Chương 3. Kết quả và bàn luận

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SỰ PHÂN BỐ CỦA DỪA NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở

VIỆT NAM

1.1.1. Sự phân bố dừa nƣớc trên thế giới

Trên thế giới, dừa nước phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và

cận xích đạo từ 100 Bắc đến 100 Nam kéo dài từ Sri Lanka qua vùng

Đông Nam Á đến phía bắc Australia. Dừa nước rất thường gặp dọc

theo bờ biển và các cửa sông đổ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình

Dương, từ Bangladesh tới các hải đảo Thái Bình Dương [65]. Dừa

nước được tìm thấy ở Nam Á bao gồm: Bangladesh, Brunei,

Campuchia, đảo Hải Nam (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, đảo

Iriomote (Nhật Bản), Malaysia, Myanmar, Singapore, Srilanka, Thái

Lan, Việt Nam. Ở Úc, dừa nước phân bố ở Tây Bắc và Đông Bắc.

Ngoài ra, dừa nước còn phân bố ở Palau [13], [46].

1.1.2. Sự phân bố dừa nƣớc ở Việt Nam

Ở Việt Nam dừa nước phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở

vào. Trong đó, dừa nước phân bố nhiều nhất ở các tỉnh miền Đông

và miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, dừa nước còn phân bố ở các tỉnh

miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi.

1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DỪA NƢỚC

1.2.1. Đặc điểm của dừa nƣớc (Nippa fructicans Wurmb.)

4

Dừa nước có tên khoa học là Nippa fructicans Wurmb., thuộc

họ Cau (Arecaeae), bộ Cau (Arecales) [24]. Dừa nước mọc thành dãy

ven bờ sông lạch nước lợ, có thân ngầm đơn trục mọc ngang dưới

lòng đất, đường ính đến 45cm, mang nhiều sẹo lá lớn xếp chồng lên

nhau, mặt dưới có rễ [13]. Lá mọc cụm, 3 - 5 lá, vươn lên theo chiều

đứng thẳng, dài 3,0 - 6,5 m, dạng lông chim [64].

Cụm hoa đơn độc, nằm trong nách lá, đứng thẳng và phân

nhánh, cao đến 60-90cm, có nhiều lá bắc, cuống mập hình trụ, dài.

Dừa nước có buồng quả to, gần hình cầu. Mỗi buồng từ 40 – 60 quả,

mỗi kilogram có 9-12 quả [13].

1.2.2. Vai trò của dừa nƣớc

a. Vai trò của dừa nước đối với sinh kế người dân

Dừa nước là một loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng. Từ rất

lâu đời, người dân địa phương đã sử dụng cây dừa nước vào nhiều

mục đích hác nhau. Lá dừa nước được dùng để lợp và làm vách

nhà, làm chổi, gàu múc nước, gió, túi sách, đan rổ rá, làm chiếu và

đan mũ, nón, gói bánh. Nội nhũ sừng (cùi non) trong quả dừa có vị

hơi ngọt và béo để ăn tươi, nấu chè, làm siro hoặc kem. Sọ dừa già

làm nút áo, đồ mỹ nghệ [13].

b. Vai trò của dừa nước trong giảm nhẹ thiên tai và thích

ứng biến đổi khí hậu

Dừa nước là cây có vai trò quan trọng bảo vệ các bờ kênh

rạch, chống xói mòn, sạt lở đất do sóng mạnh đánh vào bờ. Nó cũng

có tác dụng giữ đất bồi ven kênh rạch [14]. Ở bờ các đầm nuôi tôm

nước lợ, trồng dừa nước dọc theo mương, vừa có tác dụng giữ đất,

vừa che bóng cho đầm, giữ nước mát làm chỗ trú cho tôm lúc nắng

nóng [13], [21].

5

1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ,

PHỤC HỒI DỪA NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi dừa nƣớc

trên thế giới và Việt Nam

1.3.2. Tình hình quản lý, phục hồi dừa nƣớc trên thế giới

và ở Việt Nam

a. Tình hình quản lý, phục hồi dừa nước trên thế giới

Dừa nước có vai trò quan trọng đối với sinh kế của người

dân nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, diện tích dừa nước đang có

xu hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân như hai thác quá mức,

thiên tai, chuyển đổi sang diện tích nuôi trồng thủy sản …Vì vậy,

công tác quản lý, trồng phục hồi dừa nước đã được nhiều nước trên

thế giới quan tâm.

b. Tình hình quản lý, phục hồi dừa nước ở Việt Nam

Phục hồi rừng dừa nước ở nước ta nhằm duy trì cân bằng

sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học là việc làm cần thiết. Việc này

chỉ có thể làm được hi đặt cây dừa nước thành đối tượng hai thác

inh tế có hiệu quả, đồng thời quy hoạch các rừng dừa nước phục vụ

cho nhu cầu phát triển bền vững.

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TAM

NGHĨA, HUYỆN NÚI THÀNH [4], [23], [27], [40], [41], [65].

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Tam Nghĩa là một xã phía Nam thuộc huyện Núi Thành

có tọa độ Vĩ độ 150

24’

28’’Bắc, inh độ 1080

44’

36’’Đông. Diện tích tự

nhiên: 51,71 km2

. Dân số hiện nay 10943 người trong đó nam chiếm

khoảng 60%. Mật độ dân số 212 người/ km2

.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

6

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: quần thể dừa nước xã Tam Nghĩa,

huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; các hoạt động khai thác, sử dụng

nguồn lợi dừa nước của người dân thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa.

- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Trầu và sông Bến Đình

thuộc thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng

Nam từ tháng 2/2016 – 10/2016.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Hiện trạng phân bố và biến động diện tích quần thể dừa nước tại xã

Tam Nghĩa.

- Các yếu tố tự nhiên tác động đến quần thể dừa nước xã Tam Nghĩa.

- Hiện trạng khai thác, sử dụng và các tác động nhân sinh đến quần

thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa.

- Đề xuất giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại Tam Nghĩa.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu thông qua tài liệu

thứ cấp, phân tích, tổng hợp và xác định những vấn đề liên quan đến

đề tài.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra thu thập, đo đạt, phân tích số liệu tại hiện trường

- Điều tra, khảo sát thực địa theo tuyến:

Khảo sát ở phạm vi dọc ven sông Bến Đình và sông Trầu trên

địa bàn xã Tam Nghĩa (từ thôn Tịch Tây đến thị trấn Núi Thành).

7

Các tuyến điều tra được bố trí dọc theo dải ven bờ sông kết hợp với

tuyến mặt cắt ngang theo hướng Tây – Đông để nghiên cứu đặc điểm

phân bố của cây dừa nước. Vị trí các điểm và tuyến mặt cắt được xác

định bằng máy định vị vệ tinh GPS.

- Phương pháp xác định mật độ phân bố dừa nước:

Sử dụng các mặt cắt ngang khu dừa nước, lấy mẫu theo ô tiêu

chuẩn. Hình dạng ô tiêu chuẩn là ô vuông. Ô tiêu chuẩn (ÔTC) được

lấy với ích thước 100m2

(10m x10m) được lập trên tuyến đại diện

của lô rừng.

Thiết lập 20 ÔTC tại khu vực sông Bến Đình và 10 ÔTC tại

khu vực sông Trầu. Bấm và lưu điểm trên máy GPS tại vị trí các

điểm chọn làm ÔTC. Sau khi tạo ra một ô thì tiến hành đếm (mỗi đọt

là một cây). Các số liệu về số lượng cây, số lá trên mỗi cây...trong ô

nghiên cứu được ghi chép cụ thể [16], [38].

- Nghiên cứu yếu tố môi trường:

+ Đo độ mặn: bằng thiết bị Salinity meter SM-802

+ Đo biên độ triều: đo bằng thước đo chia đơn vị đến cm

+ Phân tích Nts theo phương pháp TCVN 6643 : 2000;

Lân (P2O5ts) theo phương pháp TCVN 8563 : 2010

- Phương pháp PRA [70].

Điều tra bằng bảng câu hỏi cấu trúc và câu hỏi bán cấu trúc.

Các thông tin thu thập liên quan đến diện tích dừa nước, mức độ phụ

thuộc trực tiếp và gián tiếp của người dân vào nguồn lợi dừa nước.

2.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp và thống kê số liệu

- Xử lý các thông tin điều tra bằng phương pháp thống kê mô tả.

- Dùng GIS và phần mềm Mapinfo Professional để xây dựng bản đồ

hiện trạng phân bố.

- Xử lý số liệu và vẽ bản đồ bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.

8

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH

QUẦN THỂ DỪA NƢỚC TẠI XÃ TAM NGHĨA

3.1.1. Hiện trạng phân bố quần thể dừa nƣớc tại xã Tam

Nghĩa

Dừa nước phân bố thành từng cụm nhỏ dọc theo hai bên bờ

sông Trầu, sông Bến Đình thuộc địa phận thôn Tịch Tây, xã Tam

Nghĩa. Diện tích dừa nước hiện nay khoảng 6,3 hecta. Để tiến hành

nghiên cứu về mật độ dừa nước, chúng tôi đã tiến hành lập ÔTC điều

tra trên khu vực sông Bến Đình và sông Trầu.

a. Mật độ dừa nước tại khu vực sông Bến Đình

Qua điều tra về cấu trúc mật độ dừa nước tại khu vực nghiên

cứu trên sông Bến Đình, ết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 1.1: Vị trí và mật độ quần thể dừa nƣớc ở các ÔTC tại khu

vực sông Bến Đình (BĐ)

TT

hiệu

Toạ độ

Mật độ

(cây/

10x10m)

Mật

độ

(cây/

ha)

Số

lá/

cây

Vùng

đệm

1 BĐ1 X= 0597719

Y= 1704529

141 14100 2 lá Ruộng

lúa

2 BĐ2 X=0597687

Y= 1704492

86 8600 4 lá Ruộng

lúa

3 BĐ3 X= 0597690

Y= 1704760

121 12100 2 lá Hồ nuôi

tôm

9

4 BĐ4 X= 0597631

Y= 1704701

102 10200 2 lá Đầm lầy

5 BĐ5 X= 0597595

Y= 1704673

98 9800 3 lá Rạch

sông

6 BĐ6 X= 0597579

Y= 1704658

134 13400 2 lá Rạch

sông

7 BĐ7 X= 0597683

Y= 1704654

270 27000 5 lá Rạch

sông

8 BĐ8 X= 0597659

Y= 1704745

101 10100 2 lá Đầm lầy

9 BĐ9 X= 0597563

Y= 1704695

91 9100 4 lá Đầm lầy

10 BĐ10 X= 0597660

Y= 1704603

250 25000 4 lá Rạch

sông

11 BĐ11 X= 0597685

Y= 1704560

104 10400 3 lá Đầm lầy

12 BĐ12 X= 0597594

Y= 1704623

265 26500 4 lá Đầm lầy

13 BĐ13 X= 0597448

Y= 1704658

120 12000 2 lá Sông

14 BĐ14 X= 0597339

Y= 1704885

301 30100 3 lá Ruộng

lúa,

Sông

10

15 BĐ15 X= 0597316

Y= 1704938

315 31500 6 lá Sông

16 BĐ16 X= 0597507

Y= 1704868

285 28500 4 lá Đầm lầy

17 BĐ17 X= 0597495

Y= 1704932

178 17800 5 lá Sông

18 BĐ18 X= 0597659

Y= 1705376

250 25000 4 lá Sông,

ruộng

lúa

19 BĐ19 X= 0597568

Y= 1705282

245 24500 5 lá Sông,

ruộng

lúa

20 BĐ20 X= 0597520

Y= 1705245

140 14000 6 lá Sông,

ruộng

Tổng diện tích dừa nước hiện nay tại sông Bến Đình là 5,2 ha.

Những cụm dừa nước nằm phía trong đê ngăn mặn Bà Quận và sâu

trong nội đồng. Dừa nước phân bố và giới hạn bởi các bờ bao, bờ ao

nuôi tôm hoặc diện tích đất nông nghiệp. Mật độ dừa nước phân bố

tại khu vực này giao động từ 8.600 cây – 31.500 cây/ha. Mật độ thấp

nhất tại các vị trí ÔTC BĐ2 với 8.600 cây/ha, BĐ9 là 9.100 cây/ha,

Mật độ dừa nước cao nhất tại các vị trí BĐ15 với 31.500 cây/ha.

Dừa nước sinh trưởng phát triển tốt, trung bình mỗi cây cao

khoảng từ 3,5 - 5m chất lượng lá tốt. Số lượng lá đếm được tại thời

điểm nghiên cứu giao động từ 2-6 lá/cây. Lá có màu xanh đậm, bẹ lá

to khỏe. Chiều dài trung bình của tàu lá khoảng 3m.

11

Mật độ phân bố của dừa nước ở khu vực nghiên cứu trung

bình 1.79 cây/m2

và thích nghi tốt với các điều kiện môi trường

tại địa phương.

b. Mật độ dừa nước tại khu vực sông Trầu

Kết quả nghiên cứu mật độ dừa nước trên khu vực sông Trầu

được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 2.2: Vị trí và mật độ quần thể dừa nƣớc ở các ÔTC tại khu

vực sông Trầu (ST)

TT

hiệu

Toạ độ

Mật độ

(cây/10x10m)

Mật độ

(cây/ha)

Số

Vùng

đệm

1 ST1 X= 0597280

Y= 1718443

200 20000 8 lá Sông

2 ST2 X= 0597156

Y=1706107

216 21600 8 lá Sông

3 ST3 X= 0597142

Y=1706088

189 18900 10

Đê

bao

4 ST4 X= 0597122

Y= 1706052

215 21500 10lá Đê

bao

5 ST5 X= 0597095

Y= 1705895

245 24500 8 lá Hồ

tôm

6 ST6 X= 0597129

Y= 1705895

180 18000 12

Hồ

tôm

7 ST7 X= 0597145

Y= 1705970

312 31200 12

Sình

lầy

8 ST8 X= 0597058 34 3400 4 lá Hồ

12

Y= 1706088 tôm

9 ST9 X= 0597105

Y= 1706075

210 21000 12

Sình

lầy

10 ST10 X= 0597192

Y= 1706065

236 23600 12

Hoa

màu

Diện tích dừa nước hiện nay ở sông Trầu khoảng 1,1 hecta

phân bố ở hai bên đê bao chống mặn. Xung quanh dừa nước là các

đìa nuôi tôm bị bỏ hoang nhiều năm nay. Các đồng lúa và hoa màu

năng suất rất thấp. Mật độ phân bố khoảng 3400 – 31200 cây/ha. Mật

độ dừa nước thấp nhất tại ÔTC ST13 với 3400 cây/ha. Trong hi đó

tại ÔTC ST6, ST7, ST10 mật độ dừa tương đối cao. Mật độ dừa

nước cao nhất tại ÔTC ST7 với 31200 cây/ha. Số lá đếm tại thời

điểm nghiên cứu là 4-12 lá/cây. Chiều cao trung bình mỗi cây

khoảng từ 2,5 - 3,5m. Dừa nước tại khu vực này thân khá nhỏ, chất

lượng lá không tốt, tán lá nhỏ và thưa, lá có màu xanh nhạt. Đồng

thời, dừa nước tại khu vực sông Trầu hông được người dân khai

thác lá nên tại các ÔTC ST6, ST7, ST9, ST10 có 12 lá/cây, mỗi cây

có rất nhiều lá vàng, lá già đã hô héo. Mật độ dừa nước trung bình

trên lưu vực sông Trầu là 20.370 cây/ha, bình quân 2.03 cây/m2

.

Như vậy, tại xã Tam Nghĩa dừa nước phân bố dọc theo lưu

vực sông Bến Đình và sông Trầu với tổng diện tích 6,3 ha, mật độ

phân bố tương đối cao (1.79 - 2.03 cây/m2

).

3.1.2. Sự biến động diện tích quần thể dừa nƣớc ở xã Tam

Nghĩa

13

Bảng 3.3. Biến động diện tích rừng dừa nƣớc tại xã Tam Nghĩa

Thời gian (năm) Trước 1960 1990 2000 2010 2015

Diện tích (ha)

Chưa xác

định

40 30 6.1 6.3

(Nguồn: UBND xã Tam Nghĩa 2016)

Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích dừa nước có sự biến

động đáng ể theo thời gian và có xu hướng giảm dần. Trong đó, sự

suy giảm diện tích lớn nhất diễn ra vào khoảng thời gian 1990- 2000

và 2000- 2010, trong hi đó giai đoạn 2010 - 2015 ít biến động.

3.2. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẦN THỂ

DỪA NƢỚC TẠI XÃ TAM NGHĨA

3.2.1. Khí hậu

a. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố cơ bản nhất

của khí hậu có ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát

triển của cây dừa nước.

Nhiệt độ trung bình tại huyện Núi Thành qua các năm 2011 -

2015 là tương đối cao từ 25,1°C – 26,4°C, biên độ nhiệt hẹp (chênh

lệch khoảng 9,1 – 9,4°C). Nhiệt độ ở khu vực nghiên cứu tương đối

phù hợp với sự sinh trưởng của dừa nước.

b. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình huyện Núi Thành dao động từ 2.000 -

2.556 mm. Theo kết quả quan trắc tại trạm Tam Kỳ, trung bình trong

những năm từ 2011 - 2015, tổng lượng mưa năm đạt từ 2.070 mm -

3.453 mm và thuộc mức cao so với khu vực và trong cả nước. Phân

bố lượng mưa hông đều theo các tháng trong năm, lượng mưa trung

bình tháng cao tập trung trong các tháng 9,10,11 với tổng lượng mưa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!