Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi bào ngư tại cù lao chàm, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
DƯƠNG THỊ THU ĐÔNG
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ
NGUỒN LỢI BÀO NGƯ TẠI CÙ LAO CHÀM,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng – Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
DƯƠNG THỊ THU ĐÔNG
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ
NGUỒN LỢI BÀO NGƯ TẠI CÙ LAO CHÀM,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU MẠNH TRINH
Đà Nẵng – Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Dương Thị Thu Đông
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................... 3
5. Cấu trúc của luận văn............................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BÀO NGƯ..................................................................... 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BÀO NGƯ.................................................. 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bào ngư trên thế giới .................................... 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bào ngư tại Việt Nam................................... 9
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ........... 11
1.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI Ở VIỆT NAM. 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................... 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 15
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................... 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 15
2.2.1. Cách tiếp cận.................................................................................. 15
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................ 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 26
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI ............................................................................. 26
3.1.1. Các loài bào ngư có mặt tại Cù Lao Chàm.................................... 26
3.1.2. Đặc điểm nhận dạng cơ bản........................................................... 27
3.2. PHÂN BỐ CỦA BÀO NGƯ ................................................................... 29
3.2.1. Một số thông số môi trường tại các khu vực thu mẫu................... 29
3.2.2. Phân bố của bào ngư...................................................................... 33
3.3. NHẬN ĐỊNH VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA BÀO
NGƯ Ở CLC ................................................................................................... 37
3.3.1. Mùa vụ sinh sản của bào ngư......................................................... 37
3.3.2. Thời điểm xuất hiện con non ......................................................... 39
3.3.3. Thời điểm bào ngư đạt kích thước lớn nhất trong tự nhiên........... 40
3.4. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀO NGƯ TẠI CLC..... 41
3.4.1. Năng lực khai thác bào ngư tại Cù Lao Chàm............................... 41
3.4.2. Hiện trạng khai thác bào ngư tại CLC........................................... 44
3.4.3. Hiện trạng tiêu thụ sản phẩm bào ngư tại Cù Lao Chàm .............. 53
3.5. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI BÀO
NGƯ TẠI CLC................................................................................................ 55
3.5.1. Đánh giá chung về hiện trạng tài nguyên bào ngư tại CLC .......... 55
3.5.2. Hiện trạng quản lý nguồn lợi bào ngư ........................................... 58
3.5.3. Những khó khăn và mâu thuẫn phát sinh trong khai thác, quản
lý .................................................................................................................. 59
3.6. XÂY DỰNG CÁC NHÓM GIẢI PHÁP................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 71
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
CLC Cù Lao Chàm
DO Ôxy hòa tan
ĐQL Đồng quản lý
KBTB Khu bảo tồn biển
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Căn cứ xác định mức độ xuất hiện của bào ngư dài theo
thời gian 22
2.2 Căn cứ xác định mức độ xuất hiện của bào ngư bầu dục
theo thời gian 22
3.1 Thành phần loài bào ngư ở KBTB Cù Lao Chàm 26
3.2 Đặc điểm nhận dạng loài bào ngư Haliotis ovina
(Gmelin, 1791) 27
3.3 Đặc điểm nhận dạng loài bào ngư Haliotis varia (Linne,
1758) 28
3.4 Độ mặn tại các khu vực thu thập mẫu. 29
3.5 Nồng độ ôxy hòa tan tại các khu vực thu thập mẫu. 30
3.6 Nhiệt độ tại các khu vực thu thập mẫu. 31
3.7 Độ pH tại các khu vực thu thập mẫu. 32
3.8 Mật độ phân bố các loài bào ngư tại Cù Lao Chàm,
năm 2014 33
3.9 Phân bố địa lý các loài bào ngư ở Cù Lao Chàm 36
3.10 Một số chỉ tiêu về nhân khẩu đối với các hộ ngư dân
địa phương khai thác bào ngư 42
3.11 Thời gian đi khai thác bào ngư của ngư dân CLC 44
3.12 Các khu vực cần được bảo vệ bào ngư. 62
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
2.1 Thu mẫu bào ngư theo khung tiêu chuẩn (1mx1m) 18
2.2 Sơ đồ vị trí thu mẫu bào ngư trong Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm 19
2.3 Thu thập mẫu vật ngoài thực địa 19
2.4 Một số dụng cụ sử dụng đo các thông số môi trường. 21
3.1 Bào ngư bầu dục Haliotis ovina (Gmelin, 1791) 27
3.2 Bào ngư dài Haliotis varia (Linne, 1758) 28
3.3 Kết quả đo pH tại Hòn Mồ (Tháng 05/2014) 32
3.4 Bản đồ phân bố bào ngư bầu dục ở Cù Lao Chàm, năm
2014 35
3.5 Bản đồ phân bố bào ngư dài ở Cù Lao Chàm, năm 2014. 35
3.6 Phân bố theo thời gian của các loài bào ngư tại Cù Lao
Chàm. 37
3.7 Nhận định về thời gian sinh sản của bào ngư tại Cù Lao
Chàm 38
3.8 Ghi nhận về mức độ xuất hiện bào ngư non trong tự
nhiên. 39
3.9 Thời điểm bào ngư đạt kích thước lớn nhất 40
3.10 Ghi nhận về các đối tượng vùng ngoài khai thác bào ngư
tại CLC 42
3.11 Áp lực khai thác bào ngư qua các tháng tại CLC 45
3.12 Sản lượng và kích thước bào ngư được khai thác 46
3.13 Tỉ lệ các nhóm kích thước được khai thác đối với bào ngư
bầu dục 48
3.14 Tỉ lệ các nhóm kích thước được khai thác đối với bào
ngư dài. 48
3.15 Diễn biến sản lượng các loài bào ngư được khai thác từ
tháng 3 đến tháng 9 năm 2014 49
3.16 Số lượt khách đến CLC từ tháng 1 đến tháng 9/2014 50
3.17 Diễn biến tỉ lệ các loại bào ngư được khai thác theo phân
loại của cộng đồng 51
3.18 Diễn biến kích thước bào ngư được khai thác tại CLC 53
3.19 Thị trường tiêu thụ bào ngư tại Cù Lao Chàm. 54
3.20 Thời điểm bào ngư đạt chất lượng thịt ngon nhất. 55
3.21 Các khu vực xuất hiện bào ngư tại Cù Lao Chàm 56
3.22 Sự suy giảm bào ngư tại một số khu vực đảo CLC 57
3.23 Nhận định chung về khoanh vùng bảo vệ luân phiên. 63
3.24 Kích thước bào ngư đề nghị được phép khai thác. 64
3.25 Thời gian đề nghị được phép được khai thác bào ngư. 66
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bào ngư thuộc động vật nhuyễn thể một mảnh vỏ, di chuyển bằng chân
bụng. Trên thế giới có khoảng 100 loài bào ngư, trong đó có 10 loài có giá trị
kinh tế [39].
Ở Việt Nam có 4 loài bào ngư: bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor
Reeve, 1864), bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791), bào ngư vành
tai (Haliotis asinina Linne, 1758) và bào ngư dài (Haliotis varia Linne, 1758)
[5].
Trong 4 loài loài bào ngư phân bố ở nước ta, ở vùng biển Quảng Nam
xuất hiện 3 loài: bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791), bào ngư
vành tai (Haliotis asinina Linne, 1758) và bào ngư dài (Haliotis varia Linne,
1758) [2], [5].
Thịt bào ngư mềm, mùi vị thơm ngon, có hàm lượng Protein cao (23 –
24%) và là đối tượng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao [23]. Vỏ bào ngư dùng
để chữa trị bệnh mắt mờ và gan trong y học cổ truyền Trung Quốc [33].
Ngoài ra, do cấu tạo có tầng xà cừ óng ánh với nhiều màu sắc, vỏ còn được sử
dụng làm đồ trang sức, khảm xà cừ trong kỹ nghệ tranh sơn mài.
Theo ông Dương Mạnh Tấn – một ngư dân có tuổi nghề khai thác bào
ngư cao nhất tại địa phương cho biết, trước đây ở Cù Lao Chàm (CLC) chỉ có
4 – 5 người làm nghề khai thác bào ngư, chủ yếu là để dùng trong gia đình,
một ít là biếu hay bán cho cư dân địa phương. Kể từ khi du lịch phát triển, đặc
biệt là khi CLC và vùng hạ lưu sông Thu Bồn – Hội An được UNESCO công
nhận là "Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới” vào năm 2009, cùng với sự gia
tăng lượng du khách đến đảo thì số người làm nghề khai thác bào ngư cũng
tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, có khoảng 30 người dân địa phương làm
2
nghề khai thác bào ngư, trong đó nghề khai thác bào ngư hiện là sinh kế chính
của nhiều hộ dân tại CLC [20]. Theo số liệu tổng hợp của Ban quản lý Khu
bảo tồn biển Cù Lao Chàm thì có 70.000 khách năm 2011, tăng lên 106.000
khách (2012), năm 2013 đã đạt hơn 190.000 lượt khách [46]. Đến tháng 9
năm 2014, lượng du khách đến tham quan CLC đã đạt 220.364 lượt [13]. Kết
quả điều tra từ các nhà hàng tại CLC cho thấy, hầu hết du khách đến CLC đều
có nhu cầu sử dụng các loại thủy hải sản nơi đây, đặc biệt có nhu cầu cao đối
với bào ngư tươi sống. Như vậy sự gia tăng lượng khách cùng với nhu cầu sử
dụng thực phẩm đã gây áp lực đối với tài nguyên nói chung và bào ngư nói
riêng tại nơi đây. Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều ngư dân vùng khác như:
Núi Thành, Đà Nẵng… cũng đến CLC khai thác bào ngư và nhiều lần đã xảy
ra xung đột với ngư dân địa phương.
Với kinh nghiệm khai thác bào ngư của người dân trên đảo, họ có hiểu
biết sâu sắc về chúng như: bào ngư thường phân bố nhiều ở các vùng nước
sạch, thông thoáng, nơi có nhiều rạn đá núi… nhưng những kiến thức ấy chưa
được hệ thống, tài liệu hóa để trở thành nguồn dữ liệu khoa học phục vụ cho
việc khai thác và quản lí đối tượng này trong Khu bảo tồn. Trước thực trạng
khai thác bào ngư tại CLC như hiện nay, cần xây dựng các giải pháp về bảo
vệ cũng như khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi bào ngư tại CLC, góp
phần vào sự phát triển bền vững trong Khu bảo tồn biển CLC.
Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
hiện trạng và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi bào
ngư tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hình thành dẫn liệu khoa học về các loài bào ngư có mặt ở Cù Lao
Chàm như: tên khoa học các loài bào ngư, bản đồ phân bố sinh thái của bào ngư.
3
- Đề xuất các nhóm giải pháp về khai thác và sử dụng hợp lý bào ngư
tại Cù Lao Chàm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Định danh khoa học các loài bào ngư có mặt ở CLC.
- Xác định vùng phân bố sinh thái của bào ngư.
- Đánh giá hiện trạng khai thác bào ngư.
- Đề xuất các nhóm giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi
bào ngư.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp
theo nhằm hướng đến việc bảo tồn và phát huy được hiệu quả tất cả các giá trị
tài nguyên của Khu bảo tồn biển.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này sẽ góp phần đáng kể trong việc miêu tả toàn cảnh bức tranh
diễn biến nguồn lợi bào ngư và là cơ sở khoa học để các nhà quản lí xây dựng
các giải pháp bảo vệ tốt nguồn lợi này tại Cù Lao Chàm. Mặt khác, kết quả
của đề tài là cơ sở thuyết minh về bào ngư cho du khách đến tham quan CLC
hoặc tạo các poster, tài liệu truyền thông về bào ngư trong KBTB.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo