Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã tại phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ môi
trường sống và nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Giữ đất, giữ nước, điều
hoà khí hậu, phòng chống ô nhiễm và thiên tai là những tác dụng chính của
rừng. Vì vậy, cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã coi tác dụng bảo vệ môi
trường của rừng lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế của nó.
Tuy nhiên sức ép về kinh tế và dân số đã và đang dẫn đến việc sử dụng
quá mức tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nạn chặt phá
rừng bừa bãi. Tình hình đó làm cho nguồn tài nguyên có thể tái tạo được như
rừng và đất rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, môi trường rừng nói riêng và môi
trường sống nói chung bị suy thoái nghiêm trọng. Thảm thực vật rừng thoái
hoá kéo theo quá trình suy thoái của đất do xói mòn, rửa trôi. Đất rừng ở
nhiều nơi bị hoang hóa trở thành những vùng đất trống đồi trọc, giảm sức sản
xuất của đất. Trên những vùng đất đó, tiềm năng sản xuất đều giảm, năng suất
cây trồng không cao, chức năng bảo vệ đất, bảo vệ môi trường cũng bị suy
giảm. Các nhà khoa học đã nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là
nguyên nhân chính gây ra các thảm họa như thiên tai, bão lụt và hạn hán.
Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, tính đến đến ngày 31/12/2008
diện tích rừng trên toàn quốc là 12,9 triệu ha, đạt độ che phủ 38,7%; tổng diện
tích đất trống đồi núi trọc khoảng hơn 5 triệu ha chiếm 13,01% diện tích đất
tự nhiên và chiếm 35,1% diện tích đất có rừng. Ngoài diện tích đất trống đồi
núi trọc đã quy hoạch cho lâm nghiệp còn có một số diện tích đất trống trọc
đang được sử dụng trong nông nghiệp chưa được thống kê một cách cụ thể.
Phần lớn diện tích đất trống trọc phát sinh từ các hệ sinh thái rừng đã bị thoái
hoá ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn còn tiềm năng cho sản xuất và phủ
xanh. Vấn đề đặt ra là thực hiện như thế nào để phát huy hiệu quả và tiềm
năng vốn có của chúng. Nghĩa là cần có những đánh giá chính xác hiện trạng,
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng địa phương để từ đó xác định chiến
lược phủ xanh đúng đắn.
Huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi có tỷ lệ diện
tích đất trống trọc khá cao so với diện tích đất tự nhiên. Điều này có ảnh
hưởng đến chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và
phòng tránh thiên tai. Để góp phần khắc phục những tồn tại nói trên, chúng
tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề
xuất giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc
Trần Đình Lý (2003) đưa ra định nghĩa "Đất trống đồi núi trọc là những
vùng đất chưa có thảm thực vật cây gỗ là chủ yếu hoặc đã có nhưng đã bị tàn
phá mà trên đó chỉ còn là những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại cây ăn
quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi bị thoái hóa, năng suất thấp,
không ổn định". Đây là định nghĩa đầu tiên về đất trống đồi trọc ở nước ta.
Tác giả cũng đã căn cứ vào thành phần thực vật, cấu trúc phẫu diện và độ phì
của đất, phân chia đất trống đồi trọc ở nước ta thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do bị
đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn) rồi
bỏ hóa.
- Nhóm II: Là các loại đất trống đồi trọc được hình thành do rừng bị
chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần
nhưng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị
xói mòn rửa trôi hóa mạnh.
- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội đồng, các loại núi trọc trơ
sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chưa hoàn chỉnh [23] .
1.2. Chiều hƣớng nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước
Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về nông lâm nghiệp (ICRAF) trong báo
cáo hàng năm cho biết trong giai đoạn 1996-1998 đã nghiên cứu phủ xanh đất
trống đồi trọc bằng nhiều giải pháp khác nhau. Có thể nêu một số mô hình đã
thực hiện như sau:
Tại châu Phi: gồm các nước Zambia, Tanzania, Zambabuwe. Các mô
hình đã thực hiện:
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation woodlost) nhằm phủ xanh đất
trong thời kỳ bỏ hoá. Trong mô hình này, người ta đã dùng cây Điển
(Sesbaina sesban), một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng để phủ xanh
đất trong thời kỳ bỏ hoang. Sau 2-3 năm có thể khai thác làm củi. Phần còn lại
đốt hoặc để mục để tăng thêm chất mùn và chất dinh dưỡng cho đất.
- Mô hình trồng cây gỗ + cây ăn quả đa tầng (Multitistrata). Trong mô
hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa sẽ tạo ra một hệ thống
trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập.
- Mô hình chăn nuôi lâm sinh (Silvopastoral) bằng việc tạo ra thảm cỏ
chăn nuôi dưới tán rừng thứ sinh.
Tại châu Mỹ La Tinh: gồm các nước Brazil, Peru, Mexico. Các mô hình
đã xây dựng đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn lương thực và phủ xanh đất
trống trọc. Những mô hình đã thực hiện gồm:
- Mô hình trồng trọt cải tạo vườn nhà (Homgarden)
Mô hình nông lâm kết hợp đa tầng, nhiều sản phẩm (Multistrata), trồng
cây ăn quả với cây lấy gỗ theo mô hình đa loài nhiều tầng. Năm 1968, F.A.
Bazzaz nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật trên đất sau
trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi cao Shawnee, Illions (Mỹ) [40].
Tại châu Á: gồm các nước Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các mô
hình đã thực hiện là:
- Nghiên cứu sử dụng tri thức bản địa trong canh tác phủ xanh để bảo vệ
đất và tăng thu nhập cho hệ nương rẫy.
- Mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo thảm cỏ tranh (Imperata
cylindrica).
- Mô hình trồng cây trên đỉnh đồi để chống xói mòn.
- Mô hình trồng cây họ đậu trong việc phủ xanh cải tạo đất.
- Mô hình sử dụng độ tàn che của cây họ đậu để kiểm soát cỏ dại.
Những nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện: phương pháp xây
dựng mô hình nông lâm kết hợp (CH.Trachummok, 1982; L. Roche, 1982),
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
đào tạo và huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ
xanh đất trống đồi trọc (R.F. Fisher, 1991). Năm 1992, T.Tiunei và cộng
sự nghiên cứu về phục hồi thảm thực vật thứ sinh trên đất sau nương rẫy
ở Mengla - XiSuang banna (Trung Quốc) đã cho thấy, sau 10 năm rừng
phục hồi có 3 tầng: tầng cây gỗ ưu thế, tầng cây bụi, dưới cùng là tầng
cỏ và dây leo [42].
1.2.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta đã được thực hiện
từ những năm 1960. Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Điều
đó được thể hiện qua nhiều chương trình dự án đã và đang thực hiện:
- Dự án PAM - phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Chương trình 327 - trồng rừng phòng hộ.
- Dự án trồng rừng trên đất cát biển Nam Trung Bộ Việt Nam (PACSA).
- Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền Trung.
- Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng do Quốc hội thông qua tại kỳ
họp thứ 2, Quốc hội khoá X ngày 29/7/1997.
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước "Phủ xanh đất trống đồi núi
trọc" mã số 04A (1986-1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
- Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước "Khôi phục rừng và phát triển
lâm nghiệp" mã số KN03 (1990-1995), Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
Theo hướng nghiên cứu này, Trung tâm Khoa học Tự nhiên nay là Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tư một số đề tài nghiên cứu như:
- Nghiên cứu xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc miền núi
Nghệ An (1993-1997), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi
núi trọc ở Bắc Trung Bộ (1997-1999), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo, sử dụng hợp
lý hệ sinh thái vùng cát huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (1999-2000), GS.
TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm.
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi đá vôi các tỉnh biên
giới bằng các loài cây gỗ quí bản địa (1998-2002), GS. TSKH Nguyễn Tiến
Bân làm chủ nhiệm.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo hệ sinh thái
vùng cát ven biển Gio Linh, Quảng Trị (2001-2003), GS. TSKH Trần Đình
Lý làm chủ nhiệm
Ngoài các chương trình trên, còn có nhiều đề tài cấp cơ sở thuộc các viện
nghiên cứu chuyên ngành như: Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt
Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đã và đang được thực hiện.
1.2.2. Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc
Do quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng Việt Nam đã
giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ
thấp quá mức. Năm 1943, với diện tích 15 triệu ha, rừng có độ che phủ 43%
diện tích đất tự nhiên, nhưng ba mươi năm chiến tranh với nhiều nguyên nhân
khác nhau, đã làm cho diện tích của rừng thu hẹp khá nhanh, đến năm 1993
chỉ còn lại 9,5 triệu ha, che phủ 28% diện tích đất tự nhiên [41].
Trong những năm gần đây, do có chủ trương trồng rừng và bảo vệ rừng
nên diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, đến cuối năm 1999 độ che phủ
rừng đạt 33,2%. Theo thống kê năm 2003, diện tích rừng đến cuối năm 2002
đã đạt 35,5% diện tích tự nhiên [41].
* Giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Trước đây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên đất trống đã bị mất hoặc
chưa có rừng. Nhưng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện
pháp khác như nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều được
coi là phủ xanh đất trống đồi trọc.
Như vậy, phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ có trồng rừng, mà nó còn
có giải pháp khác đó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp, trồng
cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, đồng cỏ chăn nuôi...
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
* Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng
Đối với việc trồng rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ)
bằng các loài cây nhập nội, các nghiên cứu thường tập trung vào việc tuyển
chọn và khảo nghiệm giống, nghiên cứu điều kiện lập địa, phương thức trồng,
sinh trưởng phát triển của các loài, cấu trúc rừng phục vụ cho công tác chăm
sóc tu bổ.
Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trường,
các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới theo
hướng đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa.
* Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng
Cho tới nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để
tăng nhanh độ che phủ rừng của nước ta. Vấn đề này đã được nhà nước đặc biệt
quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực tái
sinh tự nhiên cho phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho
rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92) và Qui phạm phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98).
*Phủ xanh đất trống đồi núi trọc băng các giải pháp nông lâm kết hợp
Từ những năm 1980, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng mô
hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Nguyễn Xuân Đợt (1984) sử dụng đất trống đồi núi trọc theo phương
thức nông lâm kết hợp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng lao động và tài
nguyên rừng phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội bảo vệ môi trường.
Lâm Công định (1982, 1984) đã có một số công bố trong đó trình bày cơ
sở khoa học và cơ cấu sản xuất nông lâm kết hợp và giới thiệu một số mô
hình nông lâm kết hợp có thể thực hiện ở các tỉnh miền núi để phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
Theo hướng xây dựng mô hình kinh tế môi trường, Nguyễn Hải Tuấn và
cộng sự (1993) đã nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế môi trường bền vững
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
ở vùng thượng nguồn sông Trà Khúc. Lê Trần Chấn (1994) xây dựng mô hình
nông lâm kết hợp 3 tầng: tầng vượt tán là cây công nghiệp, tầng ưu thế sinh
thái là Cam bù và tầng dưới tán là cây ưa bóng đa tác dụng.
Phan Anh (2004) đã xây dựng mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC), mô
hình Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR) nhằm nhanh chóng phủ xanh đất
trống đồi trọc ở Bản dân tộc Vân Kiều - Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Trên cơ
sở kết qủa đạt được tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển vườn cây lâu năm
theo hướng vườn đồi, vườn rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng nông
nghiệp để làm vườn đồi vườn rừng.
1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu
Tại Thái Nguyên, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu được
thực hiện qua các chương trình do Nhà nước đầu tư: Dự án trồng rừng PAM,
Dự án trồng rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng... Ngoài ra còn
có các dự án do địa phương thực hiện như: Dự án rừng đặc dụng Thần Sa -
Phượng Hoàng, Dự án ATK Định Hoá, Dự án đầu tư trồng 5000 ha rừng
nguyên liệu cho nhà máy Ván dăm thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi trọc còn rất hạn chế. Có thể
nêu lên một số công trình đã thực hiện như sau:
Đặng Kim Vui (2002) - Nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc rừng thứ sinh
phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Kết quả cho thấy
khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trong khu vực là không lớn, vì
vậy cần có giải pháp chăm sóc tu bổ.
Lê Ngọc Công (2003) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và khả năng
phục hồi tự nhiên của các quần xã thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại
Thái Nguyên. Theo tác giả khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trên
đất sau nương rẫy phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thoái hoá đất, nguồn giống
và điều kiện lập địa [13].
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Lê Đồng Tấn (2007) – Đã có công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả
kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc tại Thái Nguyên - Bắc
Kạn. Theo tác giả mô hình phủ xanh bằng khoanh nuôi phục hồi rừng đã
mang lại hiệu quả sinh thái cao đó là tại ra được thảm thực vật đa dạng có khả
năng bảo vệ đất, bảo vệ mô trường, nhưng về hiệu quả kinh tế thì không cao.
Trong khi mô hình vườn rừng và mô hình trồng rừng sản xuất đã măng lại lợi
nhuận cao, góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống cho người dân địa
phương. Cũng tác giả và và cộng sự, trong hai năm (2006-2007), đã thực hiện
đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp và qui trình phủ
xanh đất tróng đồi núi trọc tại Thái Nguyên Bắc Kạn”. Kết quả nghiên cứu là
những dẫn liệu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất
trống trọc, hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc làm
cơ sở cho việc xây dựng qui trình phủ xanh đất trống trọc tại hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn. Tuy nhiên theo tác giả, quả đạt được mới là bước đầu và
cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung. Đối với Thái Nguyên, các nghiên cứu
chủ yếu thực hiện tại các huyện Đại Từ, Phú Lương và Định Hoá.
Tại Đại Từ, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu được thực hiện
qua các chương trình do Nhà nước đầu tư: Dự án trồng rừng PAM, Dự án trồng
rừng 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng thông qua dự án 661...
Từ những phân tích trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Trên thế giới những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu là
xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo hướng đa loài, nhiều tầng, nhiều sản
phẩm, cải tiến các hệ canh tác nông lâm nghiệp bằng việc sử dụng các loài
cây đa chức năng (trong đó chủ yếu là cây họ đậu) để tăng năng suất cây
trồng và bảo vệ đất.
Ở trong nước, phủ xanh đất trống đồi núi trọc là nhiệm vụ cấp thiết. Điều
đó được thể hiện qua các chương trình đầu tư cho trồng rừng của Nhà nước,
các chương trình nghiên cứu từ cấp Nhà nước đến cấp Bộ, cấp cơ sở đã và
đang thực hiện tại các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học.
Trịnh Thị Kim Hoàn - Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc và đề xuất
giải pháp phủ xanh tại 8 xã phía nam huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung phủ xanh đất
trống đồi núi trọc đã được công bố . Phần lớn các công trình là những bài báo
được đăng trên các tạp chí khoa học, tuyển tập các công trình nghiên cứu của
các Hội thảo, báo cáo của các đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa có
chuyên khảo nào về lĩnh vực này.
Các nghiên cứu đã tập trung theo 3 hướng giải pháp: phủ xanh đất trống
đồi trọc bằng trồng rừng, phủ xanh đất trống trọc bằng khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các giải pháp NLKH.Mặc dù đã
đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phủ xanh đất trống đồi
trọc nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề thời sự cần được giải
quyết như sau:
- Trước hết, đó là việc định lượng, đưa ra tiêu chí xác định và đánh giá
một cách chính xác về diện tích và tiềm năng đất trống đồi trọc. Đây là vấn đề
khó khăn nhất đối với công tác quy hoạch và thực hiện các giải pháp phủ
xanh đất trống đồi trọc hiện nay ở nước ta. Như trên đã trình bày, Bộ
NN&PTNT đã xếp tất cả các trạng thái thực bì từ Ia đến Ib, Ic, núi đá không
cây, bãi cát, bãi bồi vào đất trống trọc. Nghĩa là chỉ căn cứ vào hiện trạng
thảm thực vật, còn đất đai - một số điều kiện quyết định sự sinh trưởng và
phát triển của thực vật lại chưa được quan tâm. Điều đó đã gây ra khó khăn
cho các địa phương khi thực hiện giao đất giao rừng và thực hiện phủ xanh.
- Cho đến nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành 2 quy phạm: Quy phạm các
giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92)
và Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 -
98). Nhưng việc thực hiện các quy phạm này còn rất nhiều bất cập. Trong đó
chủ yếu là quy trình thực hiện như thế nào cho đúng và phù hợp với mỗi
vùng, mỗi địa phương.
- Những nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập trung vào khâu kỹ thuật. Ví
dụ: đối với các mô hình nông lâm kết hợp là tuyển chọn loài cây, thiết kế xây