Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc hợp lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐỖ THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH
PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI TRỌC HỢP LÝ
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62.42.01.20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Đỗ Hữu Thư
2. TS. Lê Đồng Tấn
Thái Nguyên - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Đỗ Hữu Thư và TS. Lê Đồng Tấn. Các số liệu trình bày trong luận án
là trung thực. Một số kết quả ñã ñược công bố riêng hoặc ñồng tác giả, phần còn lại
chưa ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về những số liệu trong luận án này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận án
Đỗ Thị Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hữu Thư và TS. Lê Đồng Tấn
ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo khoa Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp; Ban lãnh ñạo
Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật; Phòng Khoa học và Kỹ thuật phân tích
thuộc Viện Hóa học; TS. Phạm Đình Sắc ñã giúp ñỡ tôi xác ñịnh tên các loài
ñộng vật ñất, PGS.TS. Hoàng Chung và PGS. TS. Lê Ngọc Công ñã giúp ñỡ tôi xác
ñịnh các loài thực vật ở Thái Nguyên cùng nhân dân ñịa phương ñã giúp ñỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu ngoài thực ñịa.
Tôi xin cảm ơn gia ñình và những người thân ñã luôn ñộng viên, giúp ñỡ và tạo
ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm nghiên cứu sinh.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Hà
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4
1.1. Một số khái niệm liên quan ñến luận án .........................................................4
1.1.1. Khái niệm về ñất ......................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về ñất rừng .............................................................................4
1.1.3. Khái niệm về ñất trống ñồi núi trọc .........................................................4
1.1.4. Khái niệm về thảm thực vật và thảm thực vật thứ sinh ...........................5
1.1.5. Khái niệm phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ..............................................6
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ...............................................................7
1.2.1. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thực vật ...........................7
1.2.2. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật ........................................................9
1.2.3. Thành phần loài .....................................................................................11
1.2.4. Dạng sống thực vật ................................................................................14
1.2.5. Tái sinh tự nhiên ....................................................................................16
1.2.6. Khoanh nuôi phục hồi rừng ...................................................................19
1.3. Những nghiên cứu về hiện trạng ñất trống ñồi núi trọc ................................23
1.3.1. Trên thế giới ..........................................................................................23
1.3.2. Ở Việt Nam ............................................................................................24
1.3.3. Ở Thái Nguyên ......................................................................................27
1.4. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ñất và thảm thực vật .....................30
1.4.1. Quan hệ giữa ñất và thảm thực vật ........................................................30
iv
1.4.2. Ảnh hưởng của thảm thực vật ñến môi trường ñất ................................32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................39
2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................39
2.2.1. Hiện trạng ñất trống ñồi núi trọc ...........................................................39
2.2.2. Tính ña dạng thực vật ở Thái Nguyên ...................................................39
2.2.3. Tổng kết hiệu quả các mô hình phủ xanh ñã triển khai ở tỉnh Thái
Nguyên .............................................................................................................39
2.2.4. Xây dựng mô hình thử nghiệm và ñề xuất các giải pháp phủ xanh ......39
2.2.5. Tuyển chọn và xác ñịnh cơ cấu cây trồng phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ở
tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................................39
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................40
2.3.1. Nghiên cứu thực vật và thảm thực vật ...................................................40
2.3.2. Nghiên cứu tính chất ñất ........................................................................42
2.3.3. Nghiên cứu vi sinh vật ñất .....................................................................42
2.3.4. Nghiên cứu ñộng vật ñất ........................................................................43
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................45
3.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................45
3.1.1. Vị trí ñịa lý, ñịa hình ..............................................................................45
3.1.2. Khí hậu - Thuỷ văn ................................................................................46
3.1.3. Đá mẹ, thổ nhưỡng ................................................................................48
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................50
3.2.1. Dân số, dân tộc ......................................................................................50
3.2.2. Hoạt ñộng kinh tế ..................................................................................51
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................55
4.1. Hiện trạng ñất trống ñồi núi trọc ...................................................................55
4.1.1. Phân loại ñất trống ñồi núi trọc .............................................................57
4.1.2. Những ñặc trưng cơ bản của ñất trống ñồi núi trọc ở Thái Nguyên ......61
v
4.2. Tính ña dạng thực vật ở Thái Nguyên ..........................................................82
4.2.1. Thảm thực vật ........................................................................................82
4.2.2. Hệ thực vật .............................................................................................85
4.3. Tổng kết hiệu quả các mô hình ñã triển khai ở Thái Nguyên .......................86
4.3.1. Các mô hình phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ở tỉnh Thái Nguyên ........86
4.3.2. Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ..89
4.4. Xây dựng mô hình thử nghiệm và ñề xuất các giải pháp phủ xanh ..............91
4.4.1. Xây dựng mô hình thử nghiệm ..............................................................91
4.4.2. Xây dựng quy trình phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc .............................97
4.4.3. Đề xuất các giải pháp phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ........................109
4.5. Tuyển chọn và xác ñịnh cơ cấu cây trồng phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc ở tỉnh Thái
Nguyên ................................................................................................................113
4.5.1. Tập ñoàn cây trồng phục hồi rừng phủ xanh ở vùng núi ñất ...............113
4.5.2. Tập ñoàn cây trồng cho mô hình phục hồi rừng phủ xanh vùng núi ñá .....120
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................132
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Đọc
ĐTĐNT Đất trống ñồi núi trọc
TSTN Tái sinh tự nhiên
TTV Thảm thực vật
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Nhiệt ñộ trung bình (0C) các tháng trong năm giai ñoạn (2009-2012) ....47
Bảng 3.2. Tổng lượng mưa (mm) các tháng trong năm giai ñoạn (2009-2012) ......48
Bảng 4.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ ĐTĐNT Thái Nguyên ......................................56
Bảng 4.2. Diện tích các loại ñất của Thái Nguyên ...................................................56
Bảng 4.3. Thành phần thực vật trên ĐTĐNT có ñộ thoái hoá khác nhau ở tỉnh Thái
Nguyên ...................................................................................................60
Bảng 4.4. Tính chất vật lý ở nhóm ĐTĐNT loại I, II, III ở xã Yên Ninh, xã Yên Đổ
huyện Phú Lương và xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...61
Bảng 4.5. Tính chất vật lý và hoá học của phẫu diện ñất Feralit vùng ñồi phát triển
trên ñá mácma ở xã Yên Ninh huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ...64
Bảng 4.6. Tính chất vật lý và hoá học của phẫu diện ñất Feralit vùng ñồi phát triển
trên ñá mácma ở xã Yên Đổ huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ......67
Bảng 4.7. Tính chất vật lý và hoá học của phẫu diện ba loại ĐTĐNT vùng ñồi phát
triển trên ñá mácma ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ..69
Bảng 4.8. Thành phần vi sinh vật trong ĐTĐNT ở xã Yên Ninh, xã Yên Đổ huyện
Phú Lương và xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ..........71
Bảng 4.9. Số lượng vi sinh vật ñất thay ñổi từ 1 – 4 năm của mô hình khoanh nuôi
phục hồi rừng, trồng bổ sung cây mục ñích tại xã Yên Ninh huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................73
Bảng 4.10. Số lượng vi sinh vật ñất của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................................74
Bảng 4.11. Số lượng vi sinh vật ñất của mô hình trồng lại rừng tại xã Tân Long
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .......................................................76
Bảng 4.12. Độ phong phú của giun ñất trong ba loại ñất ñồi tại các ñiểm nghiên cứu
ở Yên Ninh, Yên Đổ và Tân Long ........................................................79
viii
Bảng 4.13. Độ phong phú tính theo tỷ lệ % về số lượng (n%) và sinh khối của các
nhóm Mesofauna khác trong ba loại ĐTĐNT tại các ñiểm nghiên cứu ở
Yên Ninh, Yên Đổ và Tân Long ...........................................................81
Bảng 4.14. Cơ cấu diện tích ñất rừng nhận khoanh nuôi .........................................87
Bảng 4.15. Số hộ gia ñình ñược giao ñất, giao rừng áp dụng các phương thức
khoanh nuôi phục hồi rừng ....................................................................87
Bảng 4.16. Sau 4 năm sinh trưởng chiều cao (m) của mô hình khoanh nuôi phục hồi
rừng có tác ñộng ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
với diện tích 2 ha ...................................................................................92
Bảng 4.17. Sau 4 năm sinh trưởng ñường kính (cm) của mô hình khoanh nuôi phục
hồi rừng có tác ñộng ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
nguyên với diện tích 2 ha ......................................................................93
Bảng 4.18. Sự sinh trưởng chiều cao của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................................94
Bảng 4.19. Sự sinh trưởng ñường kính của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................................94
Bảng 4.20. Sau 4 năm sinh trưởng chiều cao (m) của mô hình trồng lại rừng ở xã
Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với diện tích 2 ha .........95
Bảng 4.21. Sự tăng trưởng về ñường kính của mô hình trồng lại rừng ở xã Tân Long
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ........................................................96
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ ñồ quá trình phủ xanh ĐTĐNT .............................................................7
Hình 3.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ......................................................52
Hình 3.2. Bản ñồ Huyện Phú Lương và ñiểm nghiên cứu (xã Yên Ninh và xã Yên
Đổ) ............................................................................................................53
Hình 3.3. Bản ñồ Huyện Đồng Hỷ và ñiểm nghiên cứu (xã Tân Long) ..................54
Hình 4.1. Số lượng vi sinh vật ñất thay ñổi từ 1 – 4 năm của mô hình khoanh nuôi
phục hồi rừng có trồng bổ sung cây mục ñích tại xã Yên Ninh huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................73
Hình 4.2. Số lượng vi sinh vật của mô hình trồng lại rừng tại xã Yên Đổ huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................75
Hình 4.3. Số lượng vi sinh vật của mô hình trồng lại rừng tại xã Tân Long, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................77
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Thảm thực vật (TTV) rừng ñóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các
nhu cầu thiết yếu, ñồng thời là tấm lá chắn bảo vệ môi trường và ñảm bảo an toàn
cho ñời sống của con người. Rừng là lá phổi xanh của trái ñất.
Ở vùng nhiệt ñới, TTV có ưu ñiểm là phục hồi nhanh nhưng thoái hoá cũng
nhanh. Cùng với quá trình thoái hoá của TTV là quá trình suy thoái của ñất do xói
mòn rửa trôi. Thực tế cho thấy, nhiều vùng ñất trống ñồi núi trọc (ĐTĐNT) rộng
lớn ở vùng nhiệt ñới châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh hiện nay ñều có nguồn
gốc từ rừng do các hoạt ñộng khai thác và sử dụng quá mức của con người tạo
nên. Trên những vùng ñất ñó tiềm năng sản xuất ñều giảm, năng suất cây trồng
không cao, chức năng bảo vệ ñất, bảo vệ môi trường cũng bị suy giảm. Các nhà
khoa học ñều nhận ñịnh mất rừng dẫn ñến trọc hoá ñất là nguyên nhân chính gây
ra các thảm hoạ như thiên tai, bão lụt và hạn hán. Vì vậy cùng với việc khai thác
và sử dụng ñất rừng hợp lý, thì khôi phục rừng ñể phủ xanh những vùng ĐTĐNT
là hết sức cần thiết.
Có nhiều giải pháp phủ xanh ĐTĐNT: Phục hồi rừng tự nhiên, thực hiện các
mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp... Mỗi giải
pháp ñều gắn liền với một mục ñích cụ thể của con người ñó là sản xuất kinh doanh
hay chỉ ñơn thuần là bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái. Nhưng dù với
mục ñích nào chăng nữa, thì khi áp dụng các giải pháp phục hồi rừng phủ xanh
ĐTĐNT cũng ñều phải ñáp ứng ñược mục tiêu là không ngừng nâng cao ñời sống
của người dân, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Ở nước ta, theo số liệu thống kê, cho ñến nay cả nước có khoảng 10 triệu ha
ĐTĐNT ñã qui hoạch cho lâm nghiệp, ngoài ra còn có một số diện tích ĐTĐNT
khác ñang dược sử dụng trong nông nghiệp chưa ñược thống kê một cách cụ thể.
Phần lớn diện tích ĐTĐNT phát sinh từ các hệ sinh thái rừng ñã bị thoái hoá ở các
mức ñộ khác nhau nhưng vẫn còn tiềm năng lớn cho sản xuất và phủ xanh. Vấn ñề
ñặt ra là thực hiện như thế nào ñể phát huy hiệu quả và tiềm năng vốn có của chúng.
2
Nghĩa là cần có những ñánh giá chính xác hiện trạng, nhu cầu và ñiều kiện kinh tế
của từng ñịa phương ñể từ ñó xác ñịnh chiến lược phủ xanh ñúng ñắn.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta có diện
tích ĐTĐNT khá cao so với các ñịa phương khác trong khu vực. Điều này có ảnh
hưởng ñến khả năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và phòng
tránh thiên tai.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc an toàn khu. Đây là hậu phương vững chắc ñảm
bảo cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi, là vùng có nhiều
ñịa danh lịch sử và du lịch, các dân tộc sống trong vùng có truyền thống lao ñộng
cần cù nhưng cho ñến nay ñời sống của người dân vẫn còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo cao (trên 20%), trong khi tiềm năng ñất ñai còn khá lớn. Nghiên cứu tìm ra
giải pháp ñúng cho việc phủ xanh ĐTĐNT là một biện pháp tích cực góp phần tăng
nhanh ñộ che phủ rừng, cải thiện và nâng cao ñời sống cho người dân.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi ñã chọn ñề tài: "Nghiên cứu hiện
trạng ñất trống ñồi núi trọc tỉnh Thái Nguyên và ñề xuất các mô hình phủ xanh
ñất trống ñồi trọc hợp lý".
2. Mục ñích nghiên cứu
- Xác ñịnh hiện trạng ĐTĐNT của tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả về kinh tế và môi trường của các mô hình phủ xanh ñã có
trên ñịa bàn, ñề xuất giải pháp phủ xanh hợp lý và xây dựng qui trình cho việc phủ
xanh ñất trống ñồi núi trọc tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất mô hình phủ xanh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Về lý luận
Xác ñịnh, phân loại ĐTĐNT và lựa chọn mô hình cùng với quy trình phủ xanh
hợp lý thì sẽ ñạt ñược kết quả cao trong việc phủ xanh ĐTĐNT ở tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Về thực tiễn
Làm tăng diện tích phủ xanh ĐTĐNT, ñồng thời nâng cao ñộ phì của ñất và
tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nghiên cứu.
3
4. Những ñóng góp mới của luận án
Cung cấp những dẫn liệu cụ thể góp phần làm sáng tỏ quá trình ñi lên của
TTV ở vùng nghiên cứu.
Cung cấp các dẫn liệu về tính chất lý hóa học ở từng nhóm ĐTĐNT.
Cung cấp các dẫn liệu sự thay ñổi về thành phần, số lượng của các nhóm vi sinh
vật và ñộng vật ñất dưới từng loại ĐTĐNT khi áp dụng mô hình phủ xanh ở vùng
nghiên cứu.
Xây dựng quy trình và ñề xuất các giải pháp phủ xanh ĐTĐNT nhằm phục
hồi và nâng cao ñộ phì ñất trong vùng nghiên cứu.
5. Bố cục luận án
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, nội dung chính của luận án ñược trình bày
trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn ñề nghiên cứu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan ñến luận án
1.1.1. Khái niệm về ñất
Đất là một vật thể tự nhiên ñộc lập, có những quy luật phát sinh, phát triển
riêng theo không gian và thời gian như các thể tự nhiên khác. Theo Đô-cu-chaev
(1879) cho rằng: ñất là một vật thể tự nhiên, ñược hình thành lâu ñời do kết quả tác
ñộng tổng hợp của 5 yếu tố hình thành ñất, bao gồm: ñá mẹ, sinh vật (thực vật, ñộng
vật và vi sinh vật), khí hậu, ñịa hình và thời gian. Tuy nhiên, sau khi loài người xuất
hiện thì ñất không chỉ là ñối tượng lao ñộng, tư liệu sản xuất mà còn là sản phẩm
lao ñộng của con người. Vì vậy, con người cũng là một nhân tố quan trọng trong
quá trình hình thành ñất.
1.1.2. Khái niệm về ñất rừng
Nghiên cứu về ñất rừng là một phần của khoa học ñất, khi nghiên cứu về ñất
rừng là nghiên cứu về quá trình hình thành và biến ñổi của ñất dưới các quần xã
thực vật rừng, và coi ñất là môi trường sống của cây rừng. Đất rừng cũng ñược coi
là một thành phần quan trọng trong sinh ñịa quần lạc theo khái niệm của Viện sĩ Suka-sép (1964) (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, 1996) [7] .
1.1.3. Khái niệm về ĐTĐNT
Trần Đình Lý (1993-1997) [35] ñưa ra ñịnh nghĩa “ĐTĐNT là những vùng ñất
chưa có TTV gỗ là chủ yếu hoặc ñã có nhưng ñã bị tàn phá mà trên ñó chỉ còn là
những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại cây ăn quả, cây nông nghiệp hay ñồng
cỏ chăn nuôi bị thoái hoá, năng suất thấp, không ổn ñịnh”. Đây là ñịnh nghĩa ñầu
tiên về ĐTĐNT ở nước ta. Tác giả cũng ñã căn cứ vào thành phần thực vật, cấu trúc
phẫu diện và ñộ phì của ñất, phân chia ĐTĐNT ở nước ta thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng khai thác kiệt, hoặc do bị ñốt chặt phá
rừng ñể trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (ñôi khi hơn) rồi bỏ hoá.
5
- Nhóm II: Là các loại ĐTĐNT ñược hình thành do rừng bị chặt, ñốt ñể lấy
ñất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp ñi lặp lại nhiều lần nhưng không có
biện pháp bảo vệ và giữ gìn ñộ phì của ñất, làm cho ñất bị xói mòn rửa trôi thoái
hoá mạnh.
- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội ñồng, các loại núi trọc trơ sỏi ñá
mà lớp ñất mặt còn rất mỏng hoặc ñất phát sinh chưa hoàn chỉnh.
1.1.4. Khái niệm về TTV và TTV thứ sinh
Trong lịch sử của nhân loại, con người ñã phân biệt ñược các loài cây với
nhau. Loài cỏ này với loài cây, ñồng thời nhận thức ñược khu hệ thực vật bao gồm
các loại cây cỏ phân bố ở phạm vi ñịa phương nào ñó. TTV là gì? Đã có nhiều
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các nhà khoa học về TTV và ñưa
ra các khái niệm khác nhau. Theo Schmithüsen J. (1987) [50]. TTV là lớp thực bì
của trái ñất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó. Thái Văn Trừng (1978)
[67] , cho rằng TTV là quần thể thực vật phủ trên mặt ñất như một tấm thảm xanh.
Trần Đình Lý (1998) [37] , TTV là toàn bộ lớp thực vật ở vùng cụ thể hay toàn bộ
lớp phủ thực vật ở trên toàn bộ bề mặt của trái ñất. Như vậy, TTV là một khái
niệm chung, chưa rõ ñối tượng cụ thể nào. Nó chỉ có giá trị và ý nghĩa cụ thể khi
có ñịnh nghĩa kèm theo: TTV cây cỏ, TTV cây bụi, TTV tái sinh, TTV trên ñất cát
ven biển, TTV rừng ngập mặn …
Theo Trần Đình Lý (1998) [37] , TTV thứ sinh là các trạng thái TTV xuất
hiện sau khi TTV nguyên sinh bị tác ñộng ñã thay ñổi hoặc bị phá hoại. Các trạng
thái TTV thứ sinh thường là thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng TSTN ở các giai ñoạn
khác nhau, rừng bị tác ñộng mạnh. TTV thứ sinh khác biệt so với TTV nguyên sinh
ở thành phần thực vật, cấu trúc tầng tán, năng lực phát triển, sinh khối, hoàn cảnh
rừng và nhiều yếu tố khác.
Sự khác nhau giữa các TTV và rừng dựa trên sự có mặt của một lượng cây
gỗ có chiều dài và ñường kính nhất ñịnh. Các thông số này ñược khái quát bằng tỷ
lệ ñộ tán che của cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên so với ñất rừng (ñộ tán che: k) (k
= 0,3 chưa có rừng; 0,3 → 0,6 rừng thưa; k > 0,6 rừng kín).