Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Hiện Trạng Cá Cóc Tam Đảo Paramesotriton Deloustali Bourret 1934 Ở 3 Xã Xã Ninh Lai Xã Thiện Kế Xã Hợp Hòa Vườn Quốc Gia Tam Đảo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝTÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG LOÀI CÁ CÓC TAM ĐẢO
(paramesotriton deloustali bourret, 1934)
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 7620211
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trần Văn Dũng
Sinh viên thực hiện : Điêu Văn Huynh
MSV : 1553020217
Lớp : 60A-QLTNR
Khóa học : 2015- 2019
Hà Nội, 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học và bƣớc đầu làm
quen với công tác nghiên cứu, đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng, em thực
hiện đề tài :
“ Nghiên cứu hiện trạng Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret ,
1934) ở 3 xã Xã Ninh Lai, Xã Thiện Kế, Xã Hợp Hòa, Vƣờn Quốc gia Tam
Đảo ”. Khóa luận đƣợc thực hiện từ ngày 21/01/2019 đến ngày 11/5/ 2019.
Nhân dịp này, cho em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Ths.
Trần Văn Dũng, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn trực tiếp em trong suốt
quá trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp số liệu để hoàn thành Khóa luận.
Cảm ơn Ban quản lý Vƣờn quốc gia Tam Đảo, Trạm Kiểm lâm xã Ninh Lai,
Thiện Kế, Hợp Hòa, ngƣời dân khu vực nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian và năng lực còn hạn chế
nên Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự chỉ
bảo, góp ý và bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05/05/2019
Sinh viên thực hiện
Điêu Văn Huynh
ii
BẢN TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận: “ Nghiên cứu hiện trạng Cá cóc tam đảo ( Paramesotriton
deloustali Bournet, 1934 ) ở khu vực Xã Ninh Lai, Xã Thiện Kế, Xã Hợp
Hòa, Vƣờn Quốc gia Tam Đảo ".
Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S. Trần Văn Dũng
Sinh viên thực hiện: Điêu Văn Huynh
Lớp: 60A – QLTNR
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục tiêu chung
Góp phần bổ sung dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn loài Cá cóc tam đảo ở
Việt Nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng .
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc tình trạng và phân bố của quần thể loài Cá cóc tam đảo
tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý và bảo tồn Cá cóc tam đảo ở khu
vực nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: loài Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali)
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực nằm trong ranh giới VQG Tam Đảo thuộc 3
xã Xã Hợp Hòa, Xã Thiện Kế, Xã Ninh Lai, Huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang.
3. Nội dung
- Xác định kích thƣớc quần thể loài Cá cóc tam đảo tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Cá cóc tam đảo ở khu vực nghiên cứu.
- Các mối đe dọa đến loài Cá cóc tam đảo tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn Cá cóc tam đảo ở Khu vực
nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phƣơng pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu
* Phƣơng pháp phỏng vấn
iii
* Phƣơng pháp điều tra thực địa
- Căn cứ vào thông tin phỏng vấn và tham khảo tài liệu liên quan đến Cá
cóc tam đảo ở khu vực 3 xã, Xã Ninh Lai, Xã Thiện Kế, Xã Hợp Hòa Huyện
Sơn Dƣơng Tỉnh Tuyên Quang. Khóa luận đã xác định đƣợc 3 khu vực chính
phân bố loài Cá Cóc Tam Đảo là Xã Ninh Lai, Xã Thiện Kế và Xã Hợp Hòa
+ Khu vực 1: tổng chiều dài tuyến khoảng 5 km gồm các suối ( Suối cái,
Suối lũng hội );
+ Khu vực 2: tổng chiều dài khoảng 4 km gồm các suối ( suối tánh máng
mùn, suối cái, suối nhỏ );
+ Khu vực 3: tổng chiều dài tuyên khoảng 7 km gồm các suối (suối Miếu,
suối Đát Đền ).
5. Kết quả đạt đƣợc
* Phân bố của Cá cóc tam đảo ở khu vực nghiên cứu
Qua bảng 4.2 cho thấy Cá cóc tam đảo chỉ còn phân bố và quan sát đƣợc
ở tuyến suối lũng hội, suối miếu, suối đát đền với số cá thể điều tra quan sát
đƣợc 20 cá thể. Trong đó, ở suối đắt đền quan sát đƣợc nhiều nhất 11 cá thể,
chiếm 55%, suối miếu có 6 cá thể chiếm 30%, suối lũng hội quan sát đƣợc 3 cá
thể chiếm 15%, suối tánh máng mùn không phát hiện cá thể nào.
Mật độ quần thể trên các tuyến điều tra
Tuyến Khu vực
Tổng số cá
thể trên
tuyến ( B: cá
thể)
Diện tích
trên tuyến
(St: km²)
mật độ quần
thể
( D: cá
thể/km²)
Tuyến 1 Ninh Lai – Sơn Dƣơng 3 0,29 10,34
Tuyến 2 Thiện Kế – Sơn Dƣơng 0 0,22 0,00
Tuyến 3 Hợp Hòa– Sơn Dƣơng 6 0,36 16,67
Tuyến 4 Hợp Hòa– Sơn Dƣơng 7 0,17 41,18
tuyến 5 Hợp Hòa– Sơn Dƣơng 4 0,21 19,05
iv
*Các mỗi đe dọa đến loài Cá cóc tam đảo
Qua phỏng vấn ngƣời dân và cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn, Kết quả điều
tra cho thấy Cá cóc tam đảo ở khu vực nghiên cứu đang ở tình trạng bị đe dọa
nghiêm trọng giảm về số lƣợng và chất lƣợng, mật độ và trữ lƣợng thu hẹp nơi
phân bố và vùng sống. Nguyên nhân chính Cá cóc bị suy giảm chủ yếu là do
ngƣời dân đánh bắt bán cho khách du lịch về nuôi làm cảnh hoặc ngâm rƣợu làm
thuốc…, thƣờng xuyên bị ngƣời dân đi kích điện làm cho số lƣợng, mật độ Cá
cóc tam đảo bị giảm nghiêm trọng.
* Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn loài Cả cóc tam đảo ở khu
vực nghiên cứu
Giải pháp chung:
- Giải pháp về quản lý.
- Giải pháp kinh tế .
- Giải pháp về luật pháp .
- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
- Làm biển báo bảo vệ cá cóc và các loài động vật hoang dã khác:
- Bảo vệ nguồn nƣớc.
Giải pháp cụ thể:
- Tuyến 2: Khu vực này, gần khu sinh hoạt của ngƣời dân nên hạn chế
các tác động đến sinh cảnh của loài nhƣ: các hoạt động lấy măng, lấy củi, dẫn
ống nƣớc, nơi thả trâu, dê của ngƣời dân địa phƣơng, thu gom rác thải quanh
khu vực. Ô nhiễm do rác thải đã trực tiếp tác động đến các loài động vật ở suối
và ven suối, đặc biệt là các loài ếch nhái và Cá cóc tam đảo. Do vậy, để nâng
cao ý thức của ngƣời dân địa phƣơng cần có chƣơng trình thu gom rác và
thƣờng xuyên để vừa đảm bảo vệ môi trƣờng.
- Tuyến 1,3,4,5: Cần bảo vệ tốt môi trƣờng sống, sinh cảnh, bảo vệ nguồn
nƣớc. Để giải quyết đƣợc vấn đề này cần có sự hợp tác chặt chẽ của các bên:
UBND thị trấn, Hạt KL Tam Đảo, trạm Kiểm lâm 3 xã điều tra, VQG và các chủ
đầu tƣ đang xây dựng. UBND thị trấn thảo luận với các bên có liên quan (VQG,
v
Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc, các chủ đầu tƣ xây dựng) để quy hoạch cụ thể
khu vực khai thác nƣớc sinh hoạt và nơi đƣợc phép đổ phế thải xây dựng nhằm
giảm thiểu các tác đồn đến cảnh quan môi trƣờng của khu vực này càng sớm
càng tốt.
Trong các giải pháp đƣợc nêu trên giải pháp quản lý là giải pháp quan
trọng nhất vì công tác quản lý đƣợc tốt thì tình trạng, mật độ, quần thể và trữ
lƣợng Cá cóc tam đảo đƣợc bảo tồn.
Hàng năm cần có các chƣơng trình điều tra, đánh giá, giám sát để biết
đƣợc xu hƣớng biến đổi của quần thể và lập kế hoạch quản lý bảo tồn.