Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dược trên địa bàn tỉnh Bình Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
PHÙNG THỊ TRÚC
NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẢO DƢỢC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 8340101
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẠNH
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................ 7
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................. 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG VÀ
QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG.................. 9
1.1. Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng........................................................ 9
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng ................... 9
1.1.2. Khái niệm hành vi mua của người tiêu dùng.................................. 10
1.2. Phân loại hành vi mua và các mô hình hành vi mua của ngƣời tiêu dùng ..11
1.2.1. Phân loại hành vi mua..................................................................... 11
1.2.2. Các mô hình hành vi mua của người tiêu dùng .............................. 12
1.3. Quá trình ra quyết định của ngƣời tiêu dùng ..................................... 18
1.3.1. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng ...................................... 18
1.3.2. Nội dung các bước ra quyết định mua của người tiêu dùng................ 18
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định của ngƣời tiêu
dùng ..................................................................................................... 22
1.4.1. Yếu tố môi trường........................................................................... 22
1.4.2. Đặc điểm tâm lý cá nhân ................................................................ 24
1.4.3. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................. 24
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM THẢO DƢỢC VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 26
2.1. Đặc điểm của sản phẩm thảo dƣợc và thị trƣờng sản phẩm thảo dƣợc
tại Bình Định.................................................................................................. 26
2.1.1. Dược liệu ........................................................................................ 26
2.1.2. Khái niệm thảo dược và sản phẩm thảo dược ................................ 27
2.1.3. Sơ lược về thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu từ cây cỏ (thảo
dược) ......................................................................................................... 28
2.1.4. Các phương pháp chiết xuất dược liệu .......................................... 35
2.1.5. Đặc điểm sản phẩm thảo dược trên thị trường ............................... 37
2.2. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................. 39
2.2.1. Phương pháp tiếp cận...................................................................... 39
2.2.2. Nguồn số liệu .................................................................................. 39
2.2.3. Khung phân tích hành vi người tiêu dùng ...................................... 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 43
3.1. Kết quả phân tích thị trƣờng sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định............43
3.1.1. Tình hình phát triển thảo dược tại Việt Nam.................................. 43
3.1.2. Thị trường sản phẩm thảo dược tại Bình Định ............................... 44
3.1.3. Sản phẩm trà thảo dược tại Bình Định............................................ 48
3.1.4. Sản phẩm tinh dầu thiên nhiên tại Bình Định................................. 51
3.2. Kết quả phân tích hành vi mua của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm
thảo dƣợc tại Bình Định ............................................................................... 54
3.2.1. Thống kê mẫu.................................................................................. 54
3.2.2. Phân tích quá trình hoạt động nhận thức nhu cầu........................... 56
3.2.3. Phân tích quá trình tìm kiếm thông tin ......................................... 61
3.2.4. Phân tích quá trình xây dựng và đánh giá các phương án .............. 62
3.2.5. Phân tích quyết định mua sản phẩm ............................................... 64
3.2.6. Phân tích hành vi sau mua .............................................................. 66
3.3. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của ngƣời
tiêu dùng đối với sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định................................ 67
3.3.1. Mô hình phân tích ........................................................................... 67
3.3.2. Mẫu khảo sát ................................................................................... 68
3.3.3. Quá trình thực hiện ......................................................................... 68
3.3.4. Kết quả khảo sát và tính toán.......................................................... 69
3.4. Đánh giá chung....................................................................................... 73
CHƢƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH MARKETING CHO DOANH
NGHIỆP VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHO CÁC CƠ QUAN
CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẢO DƢỢC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH........................................................................................ 76
4.1. Các căn cứ của hàm ý chính sách ......................................................... 76
4.2. Một số hàm ý chính sách marketing cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định.................................................. 76
4.2.1. Các chính sách về cơ cấu sản phẩm................................................ 77
4.2.2. Các chính sách về giá và chính sách giá......................................... 78
4.2.3. Các chính sách về quảng cáo và xúc tiến bán hàng........................ 78
4.3. Một số hàm ý chính sách quản lý cho các cơ quan chức năng về sản
xuất và tiêu dùng sản phẩm thảo dƣợc tại Bình Định............................... 79
4.3.1. Chính sách về quản lý chất lượng................................................... 79
4.3.2. Chính sách về xây dựng phát triển thương hiệu địa phương.......... 79
4.3.3. Chính sách về hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thảo
dược........................................................................................................... 80
4.3.4. Chính sách về hình thành và phát triển mô hình liên kết du lịch và
trị liệu bằng thảo dược ............................................................................. 80
KẾT LUẬN.................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
01 AHP Phương pháp Analytic Hierarchy Process của
Saaty, 1980
02 CB, CCVC Cán bộ, công chức viên chức
03 HTX Hợp tác xã
04 LĐPT Lao động phổ thông
05 NVVP Nhân viên văn phòng
06 TBYT Trạng bị y tế
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh giữa các loại hành vi mua của người tiêu dùng ................ 11
Bảng 2.1. Thang đo mức độ trọng trong so sánh cặp ..................................... 41
Bảng 2.2. Bảng tra giá trị RI theo số lượng tiêu chí (n).................................. 42
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát................................................................... 55
Bảng 3.2. Cách người tiêu dùng nhận thức nhu cầu sản phẩm thảo dược trước
khi mua............................................................................................ 56
Bảng 3.3. Thống kê về nguồn thông tin cho quyết định mua ......................... 61
Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá về mức độ quan tâm của người tiêu dùng.......... 66
Bảng 3.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng các sản
phẩm thảo dược............................................................................... 68
Bảng 3.6. Ma trận so sánh cặp mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng .....70
Bảng 3.7. Ma trận so sánh cặp chuẩn hóa....................................................... 70
Bảng 3.8. Ma trận trọng số.............................................................................. 71
Bảng 3.9. Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng ............................. 73
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình hành vi người mua theo kiểu kích thích – đáp ứng của
Middleton (1994).......................................................................... 13
Hình 1.2. Mô hình năm giá trị ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu
dùng của Sheth, Newman và Gross (1991) .................................. 15
Hình 1.3. Mô hình quá trình so sánh của Solomon......................................... 16
Hình 1.4. Quá trình quyết định mua hàng....................................................... 18
Hình 2.1. Một số sản phẩm thảo dược trên thị trường.................................... 38
Hình 3.1. Một số cơ sở bán sản phẩm thảo dược tại Bình Định..................... 47
Hình 3.2. Một số sản phẩm trà thảo được bày bán tại Bình Định .................. 51
Hình 3.3. Một số sản phẩm tinh dầu thiên nhiên được bán tại Bình Định ..... 54
Hình 3.4. Cách nhận diện nhu cầu theo độ tuổi.............................................. 57
Hình 3.5. Cách nhận diện nhu cầu theo giới tính............................................ 58
Hình 3.6. Cách nhận diện nhu cầu theo nghề nghiệp...................................... 59
Hình 3.7. Cách nhận diện nhu cầu theo thu nhập ........................................... 60
Hình 3.8. Cách nhận diện nhu cầu theo tần suất mua sản phẩm..................... 60
Hình 3.9. Cách thức chọn sản phẩm theo tần suất mua .................................. 62
Hình 3.10. Lựa chọn nơi mua sản phẩm......................................................... 63
Hình 3.11. Lựa chọn cách ra quyết định mua ................................................. 64
Hình 3.12. Mức độ hài lòng về quyết định mua ............................................. 65
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân và hộ gia đình mua
sắm hàng hóa hay dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình. Mục đích
của marketing là thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của các khách hàng
mục tiêu. Tuy nhiên, do các khách hàng rất khác biệt về nhiều phương diện,
như độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nhu cầu và thị hiếu… nên nắm bắt
được hành vi mua của người tiêu dùng là việc không hề đơn giản, đòi hỏi
người kinh doanh phải thực hiện nhiều hoạt động khảo sát và nghiên cứu.
Sản phẩm dược thảo là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tự
nhiên được sử dụng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Người ta có thể lấy ở
bất cứ phần nào trên cây như thân, lá, hoa, rễ cành ở dạng tươi hoặc đã qua sơ
chế, chế biến, chiết dịch để làm thảo dược. Thảo mộc nằm trên không hay
dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay được chế biến đều được coi là thảo
dược. Tuy nhiên, khi có pha lẫn bất cứ hóa chất hay khoáng chất thì
thuốc không còn là dược thảo nữa.
Việt Nam là 1 trong 15 nước có trong bản đồ dược liệu thế giới. Các
lương y Việt Nam đã sử dụng thảo dược ngay từ thời khai thiên lập quốc với
hai loại thuốc chính là thuốc bắc – cây cỏ được nhập từ Trung Hoa và thuốc
Nam – chủ yếu từ cây cỏ ở trong nước. Bên cạnh đó, danh y Tuệ Tĩnh đã để lại
những tác phẩm có giá trị như Nam Dược Thần Hiệu viết vào thế kỉ 17 với hơn
500 vị thuốc có gốc thảo mộc và động vật và ông chữa bệnh theo phương
châm “thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt ”. Điều này đã đem lại một phần
thành công vô cùng lớn cho nền y học của nước nhà. Hiện nay, đa số sản phẩm
thảo dược trên thị trường đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa
vào những bài thuốc gia truyền rất đáng tin cậy. Trong đó, các sản phẩm hỗ trợ
2
điều trị bệnh và thực phẩm chức năng từ thảo dược có thể được bán ở nhiều nơi
từ bệnh viện, cửa hàng thuốc đến siêu thị, cửa hàng bách hóa và chợ. Sự đa
dạng của các sản phẩm dược thảo và các kênh bán hàng đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hành vi mua của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm này. Bên cạnh đó,
các yếu tố văn hóa, xã hội, nhân khẩu học và tâm lý cũng có tác động đến quyết
định và hành vi mua sản phẩm thảo dược của khách hàng. [2]
Người tiêu dùng có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự
thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh sản phẩm dược thảo, loại sản phẩm có ảnh hưởng đến sức
khỏe thể chất và tinh thần của người tiêu dùng thì việc nghiên cứu hành vi
mua của người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản
phẩm của họ càng phải được quan tâm thực hiện. Đặc biệt, chủ trương của
Đảng, Nhà nước trong những năm tới rất quan tâm đến y học cổ truyền, xác
định y học cổ truyền là một kho báu để khai thác tiềm năng lợi thế nước nhà.
Các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng làm từ thảo dược được khuyến
khích nghiên cứu và sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu. Trong khi đó, trên thị trường Việt Nam, không ít các sản phẩm dược
thảo nhập khẩu cạnh tranh rất mạnh với sản phẩm trong nước. Vì vậy, nghiên
cứu hành vi mua của người tiêu dùng trong nước, tại địa phương đối với các
sản phẩm dược thảo đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa
học và thực tiễn cho các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm dược thảo trong
việc đưa ra các quyết định Marketing hợp lý.
Xuất phát từ nhu cầu có tính cấp thiết về nghiên cứu lý luận và thực
tiễn đó tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi mua của ngƣời tiêu
dùng đối với sản phẩm thảo dƣợc trên địa bàn tỉnh Bình Định” để làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu xây dựng các mô
hình lý thuyết về tiếp cận và nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng, có
thể trích dẫn 02 mô hình nghiên cứu sau:
- Mô hình của Philip Kotler:
Theo Philip Kotler, hành vi mua của người tiêu dùng được mô tả trải
qua các giai đoạn: Nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các
phương án, quyết định mua, hành vi sau mua. [20]
- Mô hình EKB của Engle, Kollatt và Blackwell:
Theo Blackwell R, Miniard P, Engel J, mô hình EKB tập trung vào quá
trình ra quyết định mua. Quá trình ra quyết định là một quá trình phức tạp bao
hàm: Nhập đầu vào, xử lý thông tin, nghiên cứu các biến số đặc biệt của quá
trình ra quyết định, nghiên cứu các tác nhân bên ngoài. [14]
Ở Việt Nam, đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hành vi mua của
khách hàng, chủ yếu có thể chia thành các nhóm sau:
- Các nghiên cứu lý luận:
Các tác giả như Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thị Tâm trình bày nội
dung tổng quan về hành vi người tiêu dùng, Vũ Huy Thông (chủ biên, 2018)
trình bày nội dung mua sắm và hệ quả của mua sắm trong giáo trình “Hành vi
người tiêu dùng”, hai tác giả Bùi văn Quang và Nguyễn Thị Thu Trang, năm
2015, công bố sách “Hành vi người tiêu dùng - Thấu hiểu và vận dụng” trong
đó hệ thống nhiều cách tiếp cận và nội dung lý luận về nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng…[9] [12].
- Các nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu hành vi người mua tiêu dùng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn
về các đặc trưng, tính chất và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của
người tiêu dùng. Điều này rất có lợi khi xây dựng và triển khai các chiến lược
4
kinh doanh và chiến sách Marketing của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thực
tiễn, ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng về hành vi
mua của người tiêu dùng trong các lĩnh vực, ngành hàng khác nhau hoặc trên
các kênh phân phối khác nhau. Các nghiên cứu có thể tập trung vào phân tích
hành vi mua của người tiêu dùng hoặc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi mua của người tiêu dùng hoặc cả 2 mảng này.
- Nghiên cứu của Nguyễn Kim Phước (2007) về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm giấy photocopy A4 của các đơn vị doanh
nghiệp, tổ chức, cơ quan ban ngành, các cơ sở Photocopy tại thị trường thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy các tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng đối với người
tiêu dùng là: Giao hàng, năng lực, chất lượng, giá cả, dịch vụ bảo hành, năng
lực kỹ thuật và khả năng thực hiện.[8]
- Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang Lam (2008), về các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng đối với các sản phẩm máy
in ; tác giả Ngô Thái Hưng (2013), về các yếu tố tác động đến việc người tiêu
dùng chọn mua hàng thực phẩm Việt Nam đều cho thấy tầm quan trọng của
các yếu tố Marketing của doanh nghiệp đối với quá trình nhận thức, quyết
định mua sắm và tiêu dùng. Đinh Minh Thành (2013), nghiên cứu hành vi
mua sắm của sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD trường Đại Học An Giang khi
đến mua sắm tại siêu thị Vinatex An Giang. [5], [6], [13]
- Hai tác giả Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào năm
2014, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng Cần Thơ cho thấy nhân tố rủi ro về tài chính và sản
phẩm, đa dạng về lựa chọn hàng hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang web,
rủi ro về thời gian, sự thoải mái, sự thuận tiện, giá cả có ảnh hưởng đến việc
quyết định tiếp tục (hoặc bắt đầu) mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.