Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Phương Án Quy Hoạch Phát Triển Lâm Nông Nghiệp Tại Xã Hải Vân Huyện Như Thanh Tỉnh Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GI¸o dôc vµ TẠO Bé n«ng nghiÖp vµ PTNT
TRêng ®¹i häc l©m nghiÖp
L£ DUY H¦îNG
Nghiªn cøu §Ò XUÊT PH¦¥NG ¸N QUY HO¹CH PH¸T TRIÓN
L¢M N¤NG NGHIÖP T¹I X· H¶I V¢N, HUYÖN NH¦ THANH,
TØNH THANH HO¸
LUẬN VĂN THẠC Sü KHOA HỌC L©m nghiÖp
Hµ Néi, n¨m 2008
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại, nó là tư liệu sản xuất
không thể thiếu được đối với người nông dân. Đặc biệt là những quốc gia có nền
kinh tế phát triển chủ yếu từ nông lâm nghiệp, như Việt Nam, đất đai lại càng đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nông thôn nói riêng và của đất nước
nói chung. Ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhu cầu về đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất
ngày càng gia tăng và đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gây áp lực đến nguồn tài
nguyên đất đai, làm cho nguồn tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt. Do vậy quy
hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) có vai trò rất quan trọng giúp các ngành sắp xếp sử
dụng đất hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ đất lâu bền đang là vấn đề quan tâm hàng đầu
của nước ta. Đặc biệt là QHSDĐ cho phát triển nông lâm nghiệp có vai trò rất quan
trọng, tạo ra những điều kiện cần thiết để tổ chức phát triển sản xuất, trên cơ sở áp
dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng vụ nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
các giải pháp bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong thời gian qua công tác QHSDĐ nông lâm nghiệp đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp có nhiều nỗ lực trong công tác triển khai
thực hiện. Tuy nhiên những nội dung và phương pháp QHSDĐ, đặc biệt là cấp xã
vẫn còn một số tồn tại: - Công tác quy hoạch cấp xã trước đây hầu như chỉ được thực hiện bằng sự
áp đặt từ trên xuống, vai trò của người dân chưa được xem xét và tôn trọng, do đó
chưa quan tâm đến nhu cầu và nguyện vọng của người dân, chưa khai thác được
những kinh nghiệm và tham gia đóng góp ý kiến của người dân và cộng đồng. - QHSDĐ thường dựa trên chức năng của đất đai, lấy mục đích sử dụng đất
làm đối tượng quy hoạch sản xuất, chưa chú trọng tới việc phân tích đánh giá tiềm
năng thực tế tại cộng đồng. Từ đó việc xác định lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi,
2
các hệ thống biện pháp canh tác chưa hợp lý, dẫn đến năng suất, chất lượng chưa
cao, đồng thời việc bảo vệ môi trường sinh thái chưa thực sự ổn định và bền vững.
Hải Vân là một xã miền núi của huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá và là một
xã nằm trong vùng đệm của vườn Quốc gia Bến En, đời sống của nhân dân còn
nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào SXNLN, kinh tế chậm phát triển, nông dân thiếu
kiến thức và nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Cán bộ và nhân dân lúng túng trong bố
trí phát triển sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, công tác đầu tiên phải tìm ra được
một phương án QHSDĐ lâm nông nghiệp tối ưu, tạo tiền đề cho PTNLN, nhằm
nâng cao thu nhập và đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của nhân dân, đồng thời cung
cấp ngày một nhiều và lâu dài các sản phẩm hàng hoá cho thị trường, giảm áp lực
xâm nhập và tác động vào vườn Quốc gia Bến En.
Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp
với hy vọng góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác quy
hoạch phát triển SXNLN cấp xã và đề xuất được phương án phát triển SXNLN cho
địa bàn nghiên cứu, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất phương án quy
hoạch phát triển lâm nông nghiệp tại xã Hải Vân, huyện Như Thanh, tỉnh
Thanh Hoá”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất đai gắn liền với đời sống và sinh hoạt của con người, nó có vai trò to lớn đối
với SXNLN và các ngành kinh tế nói chung. Tuy nhiên, hiện nay trước sức ép về dân
số tăng nhanh, nhu cầu của con người về mọi mặt ngày càng cao, làm cho các nguồn
tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, và làm cho trái đất ngày càng gần tới hơn khả năng
chịu đựng cuối cùng của nó.
Mất rừng đã dẫn đến các quy luật về thời tiết, khí hậu bị xáo trộn, hiện tượng
hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ khí quyển của trái đất ngày càng tăng, thiên tai lũ lụt,
hạn hán thường xuyên xảy ra trên diện rộng, làm cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi,
bạc màu, diện tích sa mạc hoá ngày càng lớn,…làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống, sinh hoạt, sản xuất,… thậm chí đe doạ đến sự tồn tại của con người nói riêng
và làm ảnh hưởng tới sự sống của toàn cầu nói chung. Những ảnh hưởng và mất
mát này đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều chính
sách, chủ trương, công trình, chương trình, dự án nghiên cứu nhằm giải quyết các
mối quan tâm đó, và đã và đang thu hút nhiều chuyên gia đầu ngành của các nước
trên thế giới cùng tham gia. 1.1 Trên thế giới
1.1.1 Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở khoa học
Từ những năm của thế kỷ 19 khoa học về đất đã được các nước phát triển bắt
đầu quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này liên tục phát
triển cả về số và chất lượng. Những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ
đất được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai
một cách có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về qui hoạch sử dụng đất đều xuất
phát từ đòi hỏi thực tế khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội
loài người.
Hệ thống canh tác (Farming System) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn
định các ngành trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự
4
nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với các mục tiêu mong muốn và nguồn
lực của hộ (Shaner, Philip và Schemmedli, 1984) [51].
Hệ thống canh tác bao gồm các nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng
cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương
thực, nguyên liệu thô, tiền mặt) trong nông trại với điều kiện nhất định (Willem
C.Beet, 1990) [46]
Trên thế giới, mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, chính là những hệ thống
nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn là
thời gian bỏ hóa, Cooklin (1957). Du canh được xem là phương thức canh tác cổ xưa
nhất, nó ra đời từ cuối thời kỳ đồ đá mới, khi con người đã tích luỹ được những kiến
thức ban đầu về địa phương. Tuy nhiên cho mãi đến gần đây du canh vẫn còn được vận
dụng ở một số nơi, như trên các rừng Vân sam ở Bắc Âu (Cox và Atkinss, 1979;
Russell, 1968; Ruddle và Manshard, 1981), mặc dù hạn chế ở nhiều mặt về môi trường
sinh thái, song phương thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới.
Tại Mỹ, bang Wiscosin đã ban hành đạo luật về sử dụng đất vào năm 1929,
tiếp theo là xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin,
kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp và
nghỉ ngơi giải trí. Năm 1966, hội Đất học và nông dân học Mỹ cho ra đời chuyên
khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng QHSDĐ. Tại Đức, tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng
đất khác nhau”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về QHSDĐ dựa trên quan điểm
về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định của
chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh.
Từ năm 1967 hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO
tổ chức nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và QHSDĐ. Các hội nghị này khẳng
định quy hoạch vùng nông thôn trong đó quy hoạch các ngành sản xuất như nông,
lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nhỏ,… cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt
là giao thông phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai.
5
Sự ra đời của các phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được đánh giá như
một dấu hiệu báo trước cho các phương thức sử dụng đất sau này (Nair, 1978) trước
tiên được Brandis vận dụng trong việc tái sinh rừng tếch từ cuối thế kỹ 19, sau đó đã
nhanh chóng được bổ sung hoàn thiện và phổ biến trên toàn thế giới với tên gọi chung
là phương thức nông lâm kết hợp (NLKH), được coi là hệ thống sử dụng đất có hiệu
quả cả về kinh tế và môi trường sinh thái. FAO (1990) thông báo đã có tới 117 quốc
gia trên thế giới áp dụng phương thức này.
Một trong những phương thức sử dụng đất có hiệu quả cao, bền vững ổn định
trên đất dốc đó là mô hình SALT (Sloping Agricultural Land Technology) đã được
Trung tâm đời sống nông thôn ở Bapstit Mindanao Philippin tổng kết, hoàn thiện và
phát triển từ giữa những năm 1970 đến nay [26]. Trong quá trình phát triển và hoàn
thiện cho đến năm 1992 đã có 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp
bền vững trên đất dốc được các tổ chức quốc tế ghi nhận đã và đang áp dụng, đó là: - Mô hình SALT1 (Sloping Agricultural Land Technology) đây là mô hình
tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực. Kỹ thuật
canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu
niên (nông nghiệp) + 50% cây nông nghiệp hàng năm. - Mô hình SALT2 (Simple Agro - Forest Technology) đây là mô hình kinh tế
nông, lâm, súc kết hợp kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% nông nghiệp + 20% lâm
nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại. - Mô hình SALT3 (Sustainable Agro - Forest Technology) kỹ thuật canh tác
bền vững. Cơ cấu sử dụng đất là 40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp, mô hình này
đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực vốn và kỹ thuật. - Mô hình SALT4 (Small Agro - Fruit Likelihood Technology) đây là mô
hình kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ. Cơ cấu
sử dụng đất 60% lâm nghiệp + 15% nông nghiệp + 25% cây ăn quả. Đây cũng là
mô hình đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực, vốn và kỹ thuật. Các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc có sự phối hợp hài
hoà giữa cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc đều dựa trên cơ sở có sự
6
nghiên cứu phân bổ các loại đất đai cho các loại cây trồng vật nuôi một cách hợp lý,
khoa học nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững nhất về mặt môi trường
sinh thái.
Kết quả tổng kết các tài liệu nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp tại địa
phương chỉ ra rất nhiều cách tiếp cận, nhưng tựu chung các phương pháp tiếp cận đi
theo hai hướng chính đó là: Tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận từ dưới lên. Cách
tiếp cận từ trên xuống, ngày càng bộc lộ ra những hạn chế, kém hiệu quả khi không
có sự tham gia của cộng đồng; Cách tiếp cận từ dưới lên được hình thành khi các
nhà xã hội học chứng minh rằng “sự không thể thiếu được” vai trò cộng đồng nông
thôn trong quản lý tài nguyên cộng đồng Từ đó “Quy hoạch trên cơ sở cộng đồng”
bắt đầu xuất hiện.
Khi nghiên cứu các hệ thống canh tác năm 1990, FAO đã cho ra đời cuốn
“Phát triển hệ thống canh tác”[19]. Công trình đã khái quát phương pháp tiếp cận
nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, không phát
huy được tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn. Qua đó chỉ ra phương pháp
tiếp cận mới, phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển
các hệ thống nông trại trong cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến quy hoạch PTNLN cấp vi mô có
sự tham gia
Tại hội thảo quốc tế tại Việt Nam năm 1998 về vấn đề QHSDĐ cấp làng, bản
đã được FAO đề cập một cách khá chi tiết cả về mặt khái niệm lẫn sự tham gia
trong việc đề xuất các chiến lược QHSDĐ và giao đất cấp làng, bản [49].
Tại cuộc Hội thảo năm 1998 giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và
trường Tổng hợp kỹ thuật Dresden [48], vấn đề QHSDĐ có sự tham gia của người
dân đã được Holm Uibrig đề cập khá đầy đủ. Tài liệu đã phân tích về mối quan hệ
giữa các loại hình canh tác có liên quan như: Quy hoạch rừng, vấn đề phát triển
nông thôn, QHSDĐ, phân cấp hạng đất và phương pháp tiếp cận mới trong QHSDĐ
Nội dung chủ yếu của quy trình QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp bao gồm:
7
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động thực thi QHSDĐ và giao đất:
Đào tạo cán bộ và chuẩn bị; Hội nghị làng bản và chuẩn bị. - Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra rừng và xây
dựng bản đồ sử dụng đất. - Thu thập và phân tích số liệu. - QHSDĐ đai và giao đất. - Xác định đất canh tác nông nghiệp. - Sự tham gia của người dân trong hợp đồng hoặc khế ước và chuyển nhượng
đất nông, lâm nghiệp. - Mở rộng quản lý và sử dụng đất. - Kiểm tra và đánh giá.
Những tài liệu hướng dẫn trên là phương tiện tốt để tiến hành QHSDĐ cho
cấp xã theo phương pháp cùng tham gia.
1.1.3. Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của thế giới
Qua các tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm QHSDĐ trên thế giới có thể rút
ra kết luận sau: - Mặc dù có nhiều nghiên cứu, thử nghiệm về quy hoạch, phương pháp
chuyển giao sử dụng đất, song nhìn chung các phương pháp đều phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của người nông dân. - Việt Nam có thể ứng dụng các thành tựu trên vào quy hoạch, nhưng phải
vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng cộng đồng
nông thôn. Quy hoạch phát triển SXNLN phải dựa trên nền tảng sử dụng đất, kết
hợp quy hoạch từ trên xuống bằng các định hướng chiến lược và ưu tiên phạm vi
vùng với nhu cầu cộng đồng thông qua quy hoạch phát triển và xây dựng kế hoạch
cấp thôn, bản. - Phương pháp cùng tham gia, phân tích hệ thống canh tác cần được vận dụng
về đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội và thể chế chính sách của Việt Nam. - Hệ thống canh tác trên đất dốc, quan điểm sử dụng đất bền vững là những
giải pháp quan trọng và là cơ sở cho quy hoạch cấp vi mô.
8
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn
Quá trình sử dụng đất đã xuất hiện từ khi có phương thức canh tác lúa nước,
nhưng mãi đến thế kỷ 15 kinh nghiệm sử dụng đất mới bắt đầu được chú ý, trong
Vân Đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã khuyên nông dân áp dụng luân canh với cây họ
đậu để tăng năng suất cây lúa.
Vào đầu thế kỷ 18, Nguyễn Công Trứ đã cho dân quai đê lấn biển để lấy đất
canh tác lập nên huyện Tiền Hải – Thái Bình ngày nay.
Trong thời kỳ Pháp thuộc các công trình nghiên cứu đánh giá và QHSDĐ đã
được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu phát triển với quy mô rộng.
Từ năm 1955-1975, công tác điều tra phân loại đất đã được tổng hợp một cách
có hệ thống trong phạm vi toàn miền Bắc, nhưng đến năm 1975 các số liệu nghiên cứu
về phân loại đất mới được thống nhất. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều
công trình nghiên cứu triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến,
1986; Đỗ Đình Sâm, 1994,...) Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ
dừng lại ở nghiên cứu cơ bản, thiếu những đề xuất cho việc sử dụng đất. Những thành
tựu về nghiên cứu đất đai trong các giai đoạn trên là cơ sở quan trọng, góp phần vào
việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả trong cả nước.
Công trình “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của Nguyễn Xuân Quát
(1996) [39] đã phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như mô hình sử dụng đất
tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời
cũng bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất
tổng hợp và bền vững.
Trong công trình “Đất rừng Việt Nam” [1], Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra
những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng dựa trên cơ sở những đặc điểm
cơ bản của đất rừng Việt Nam.
Về luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã
được nhiều tác giả như: Phạm Văn Chiến (1964), Bùi Huy Đáp (1977), Vũ Tuyên
Hoàng (1987), Lê Trọng Cúc (1971), Nguyễn Ngọc Bình (1987), đề cập tới việc lựa