Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Phương Án Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tại Khu Dự Trữ Thiên Nhiên Na Hang Tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN MINH TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI KHU DỰ TRỮ
THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN
Hà Nội, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ kinh tế "Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang” là do chính tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng
dẫn của GS.TS Trần Hữu Viên.
Tôi xin cam đoan rằng các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng
trong Luận văn là có thật và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn
Trần Minh Trƣờng
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và thầy
giáo hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiêncứu, đề xuất phương án quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ thiên nhiên Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang”.
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Trần Hữu
Viên, các thầy cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng với sự
giúp đỡ của tập thể cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang
thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo
GS.TS.Trần Hữu Viên đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý
báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Lâm học; Phòng
Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tập thể lãnh đạo,
cán bộ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hangvà các bạn đồng nghiệp.
Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp .
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 5năm 2019
Tác giả
Trần Minh Trƣờng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 3
1.1. Vấn đề Bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới...................................... 3
1.2. Vấn đề Bảo vệ và phát triển rừng Ở Việt Nam...................................... 7
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 17
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 17
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 17
2.3.1. Cơ sở quy hoạch bảo vệ và phát triểnrừng khu dựtrữ thiên nhiên
Na Hang................................................................................................................... 18
2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng tại khu dự trữ thiên nhiên Na Hang. ................................................. 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ......................................... 18
2.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................... 20
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
3.1. Cơ sở, căn cứ lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Khu
DTTN Na Hang........................................................................................... 21
3.1.1. Cơ sở, căn cứ pháp lý ................................................................... 21
3.1.2. Điều kiện cơ bảntại khu DTTN Na Hang...................................... 24
iv
3.1.3. Hiện trạng diễn biến tài nguyên rừng........................................... 33
3.1.4. Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng khu DTTN
Na Hang ................................................................................................. 49
3.1.5. Những tiềm năng,cơ hội và thách thức trong công tác bảo vệ và
phát triển rừng tại khu DTTN Na Hang.......................................................... 53
3.2. Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
khu DTTN Na Hang.................................................................................... 59
3.2.1. Quan điểm quy hoạch ................................................................... 59
3.2.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp khu DTTN Na Hang .............. 59
3.2.4. Nhiệm vụ của phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng khu
DTTN Na Hang ....................................................................................... 62
3.2.5. Quy hoạch ranh giới và các phân khu chức năng ........................ 62
3.2.6. Quy hoạch các trương trình hoạt động......................................... 83
3.2.7. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng: .......................................... 103
3.2.8. Đề xuất các giải pháp chính thực hiện quy hoạch...................... 108
3.2.9. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả................................... 124
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 132
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
B/C Báo cáo
BQL Ban quản lý
DTTN Dự trữ tự nhiên
BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng
CCKL Chi cục Kiểm lâm
C/T Chương trình
DA Dự án
DLST Du lịch sinh thái
DBTNR Diễn biến tài nguyên rừng
ĐDTV Đa dạng thực vật
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐTQHR Điều tra quy hoạch rừng
ĐVHD Động vật hoang dã
ĐHQG Đại học Quốc gia
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
Khu DTTN Khu dự trữ thiên nhiên
Khu BTTn Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu RĐD Khu rừng đặc dụng
KT-XH Kinh tế xã hội
Hạt KLRĐD Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PKBVNN Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
PKPHST Phan khu phục hồi sinh thái
PKDV-HC Phân khu Dịch vụ- Hành chính
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
vi
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
SĐTG Sách đỏ thế giới
TTNC,GDMT&DL Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi
trường và Du lịch
TK-BB Tát Kẻ-Bản Bung
UBND Uỷ ban nhân dân
TQ Tuyên Quang
WHO Tổ chức y tế thế giới
QĐ Quyết định
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số, dân tộc các xã trong khu bảo tồn:................................................28
Bảng 3.2: Phân bố dân cư trong vùng lõi Khu DTTN theo đơn vị xã:..................29
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng khu DTTN Na Hang phân
theo xã ...........................................................................................................................34
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng đặc dụng khu DTTN Na
Hang ..............................................................................................................................36
Bảng 3.5: Diễn biến tài nguyên rừng Khu DTTN từ năm 2016 đến năm 2018 ....37
Bảng 3.6: Tổng hợp tài nguyên thực vật Khu DTTN Na Hang:.............................44
Bảng 3.7: Mười họ thực vật có số loài lớn nhất trong Khu DTTN Na Hang: .......44
Bảng 3.8: Mười chi thực vật có số loài lớn nhất trong Khu DTTN Na Hang:.......45
Bảng 3.9: Công dụng thực vật trong Khu DTTN Na Hang tính theo số loài:........46
Bảng 3.10: Diện tích Khu DTTN Na Hang theo quy hoạch tại các xã: ...............64
Bảng 3.11: Đặc trưng cơ bản phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt:.................................66
Bảng 3.12: Đặc điểm chi tiết phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt:.................................68
Bảng 3.13: Đặc trưng cơ bản phân khu Phục hồi sinh thái:.....................................70
Bảng 3.14: Đặc điểm chi tiết phân khu Phục hồi sinh thái: .....................................71
Bảng 3.15: Đặc trưng cơ bản của phân khu DV-HC:..............................................73
Bảng 3.16:Đặc điểm cụ thể của phân khu DV-HC: .................................................74
Bảng 3.17:Diện tích quy hoạch các phân khu chức năng Khu DTTN Na Hang:..75
Bảng 3.18: Cơ cấu diện tích và đặc trưng 2 phương án vùng đệm:.......................78
Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả rà soát các thôn bản sống trong vùng lõi khu DTTN
Na Hang ........................................................................................................................80
Bảng 3.20: Diện tích sử dụng tài nguyên rừng Khu DTTN Na Hang và vùng đệm
........................................................................................................................................82
Bảng 3.21: Khối lượng và kế hoạch bảo tồn, quản lý bảo vệ rừng:........................83
viii
Bảng 3.22: Khối lượng đầu tư nâng cao năng lực PCCCR ....................................88
Bảng 3.23: Diện tích các trạng thái cần khoanh nuôi phục hồi lại rừng:...............90
Bảng 3.24: Kế hoạch khoanh nuôi phục hồi rừng đến 2025: .................................90
Bảng 3.25: Đặc trưng SP DV, DLST, DLVH của Khu DTTN Na Hang:.............95
Bảng 3.26: Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch trong khu bảo tồn: .......................95
Bảng 3.27: Đặc trưng tổ chức không gian DV, DLST của Khu DTTN Na Hang:97
Bảng 3.28: Khối lượng xây dựng hạ tầng DV, DLST đến năm 2025:...................98
Bảng 3.29: Dự kiến bộ máy tổ chức khu bảo tồn đến năm 2025:........................101
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL Khu Dự trữ thiên nhiên Na Hang.....................119
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng đã thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ vai trò không thể thay
thế trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, bất chấp tất cả lợi ích vô giá về
sinh thái, kinh tế, xã hội và sức khỏe mà rừng ban tặng, chúng ta đang tàn phá
rừng không thương tiếc. Những đầu tư ngắn hạn để đạt được lợi ích trước mắt
(ví dụ: khai thác gỗ) gia tăng những tổn thất này. Những người có sinh kế phụ
thuộc vào rừng đang đấu tranh để sinh tồn. Nhiều loài quý hiếm đối mặt với
thảm họa tuyệt chủng. Đa dạng sinh học đang dần bị xóa sổ.
Khu Rừng đặc dụng (RĐD) Na Hang thuộc hệ thống rừng đặc dụng
tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây là “một trong những trung tâm phát triển rừng
trên núi đá vôi, một hệ thực vật điển hình và đóng vai trò quan trọng trong
bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi ở Bắc Việt Nam(ĐDTV Khu BTTN Na Hang,
tỉnh TQ của Nguyễn Nghĩa Thìn, ĐHQG Hà Nội, 2006). Và là nơi có khu hệ
động thực vật phong phú và đa dạng: Về thực vật, theo ĐDTV khu BTTN Na
Hang tỉnh TQ của Nguyễn Nghĩa Thìn, ĐHQG Hà Nội2006,trong Khu RĐD
đã thống kê được 1.162 loài thực vật bậc cao; về động vật, theo ĐDSH tổ hợp
Bảo tồn Ba Bể/Na Hang của Dự án PARC.2004 và các điều tra bổ xung sau
đó, trong Khu RĐD có 88 loài thú, 294 loài chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng
cư; ngoài ra, bước đầu đã ghinhận trong Khu RĐD Na Hang có khoảng 300
loài bướm, 40 loài Dơi...Trong đó, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý
hiếm đã được ghi vào SĐVN và SĐTG. Với những đặc điểm trên, Khu RĐD
Na Hang là một Khu dự trữ thiên nhiên, nơi lưu giữ nhiều nhiều giá trị về đa
dạng sinh học; đặc biệt, sự có mặt của các loài đặc hữu và nguy cấp cao:
Voọc mũi hếch, Vạc hoa, Lan kim tuyến, Thông Pà cò, Hoàng đàn...v.v, đã
tạo cho Khu DTTN Na Hang trở thành một trong khu ưu tiên cao cho bảo tồn
của Việt Nam và thế giới.
Trong những năm qua, các cấp chính quyền của tỉnh Tuyên Quang đã
2
tích cực tổ chức thực hiện Dự án nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và các
nguồn gen động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng của KBT; đồng
thời, đã phát huy tác dụng phòng hộ môi trường của khu rừng đặc dụng, phục vụ
nghiên cứu khoa học, ổn định và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống
trong KBT, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo trật tự an ninh trong khu
vực. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án trước đây còn nhiều điểm chưa
hợp lý trong việc xác định quy mô, đối tượng rừng đưa vào bảo tồn, chưa có
quy hoạch tổng thể gắn bảo tồn và phát triển, chưa thành lập được Ban quản
lý rừng đặc dụng hiện vẫn do Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng quản lý.Việc đầu
tư để bảo tồn và phát triển bền vững chưa có kế hoạch cụ thể, thiếu đồng bộ,
nên chưa phát huy được những tiềm năng, lợi thế của KBT; cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị chưa được đầu tư đúng mức để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ.
KBT chưa quy hoạch có vùng đệm, nên sức ép của các hoạt động khai thác
lâm sản và canh tác nông nghiệp vẫn ảnh hưởng đến sự vẹn toàn các hệ sinh thái
và các giá trị về đa dạng sinh học, một số diện tích đất lâm nghiệp gần các khu
dân cư, bị tác động nhiều không còn giá trị bảo tồn.
Để thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và Nghị định số 65/NĐCP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật đa dạng sinh học, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc
dụng; đồng thời thực hiện được các mục tiêu bảo tồn các giá trị cảnh quan thiên
nhiên với các hệ sinh thái đa dạng, bảo tồn các mẫu hệ động thực vật và các
nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, việc thực hiện “Nghiên
cứu, đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu dự trữ
thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” là rất cần thiết. Kết quả của
phương án Quy hoạch sẽ là cơ sở khoa học quan trọng và là công cụ thiết yếu
để quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển bền
vững Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề Bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Thế giới đã mất hơn 13 triệu hécta rừng mỗi năm, chủ yếu do chuyển
đổi diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác, rừng hiện chỉ còn chiếm 31%
diện tích các châu lục trên toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ hécta.Đó
là những dữ liệu mới nhất về rừng trên thế giới do Tổ chức Lương Nông Liên
hợp quốc (FAO) về hiện trạng rừng toàn cầu nghiên cứu.
Ít nhất 1,6 tỷ người trên thế giới đang sống phụ thuộc vào rừng và đa số
họ đều quá nghèo, trong đó 60 triệu người chủ yếu là người bản xứ sống trong
rừng. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng cần phải bảo vệ bao gồm cả
con người.
Ngày 25/1/2011, tại Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng đang diễn ra tại
thành phố New York, Mỹ, 192 nước thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí
khẳng định vai trò của con người trong cuộc chiến bảo vệ, bảo tồn và phát
triển rừng bền vững của thế giới.
Diễn đàn thảo luận chiến lược toàn cầu cũng như các chính sách và
chương trình liên quan đến rừng cũng như cộng đồng dân cư phụ thuộc vào
rừng, các khía cạnh văn hóa và xã hội của rừng nhằm cải thiện cuộc sống,
giảm đói nghèo cho người dân sống trong khu vực rừng và phụ thuộc vào rừng.
Liên hợp quốc tuyên bố năm 2011 là Năm quốc tế về rừng nhằm nâng
cao nhận thức về nhu cầu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng, cũng
như về giá trị vô giá của rừng đối với cuộc sống con người và khí hậu để các
nước và cộng đồng dân cư dành thêm các nguồn lực bảo vệ và khôi phục
nguồn tài sản thiên nhiên quý này.
Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) nhấn mạnh rừng góp
phần ổn định khí hậu toàn cầu và vì vậy, rừng cần phải ở vị trí trung tâm của
mọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4
Ở Trung Cận Đông, Bắc Phi rừng bị tàn phá nặng nề do việc chăn thả
gia súc (dê, cừu) và cũng do áp lực của sự gia tăng dân số.
Ở Bắc Mỹ rừng bị tàn phá do lợi nhuận trong việc xuất khẩu gỗ, từ thế
kỷ XV đến thế kỷ XVIII bắt đầu có sự khai thác gỗ đưa sang bán cho châu
Âu, nhịp độ khai thác càng tăng nhanh kể từ nửa sau thế kỷ XIX đã đưa rừng
Bắc Mỹ vào tình trạng báo động, trong 2 thế kỷ ở Mỹ đã mất một diện tích
rừng bằng Châu Á mất trong 2000 năm [29].
Vào cuối thế kỷ XVIII các nhà lâm học Đức như Hartig, Heyer, đã đề
xuất nguyên tắc sử dụng lâu bền đối với rừng thuần loài đồng tuổi, các nhà
khoa học người Pháp (Gournand, 1922) và người Thuỵ Sĩ (H.Biolley) cũng đề
ra phương pháp kiểm tra, điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác tuổi khai
thác chọn [12] .
Vào cuối thế kỷ XX, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng
thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và cần được
bảo vệ. Nếu theo đà mỗi năm mất khoảng 13 triệu ha như số liệu thống kê của
FAO thì chỉ hơn một trăm năm nửa rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị biến mất,
loài người sẽ phải chịu những thảm họa khôn lường về kinh tế, xã hội và môi
trường [10].
Việc quản lý và bảo vệ rừng thường gây nên mâu thuẫn giữa lợi ích cá
nhân, cộng đồng dân cư với lợi ích quốc gia, vì vậy trong công tác quản lý
rừng cần phải đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng là xây dựng, bảo vệ và
sử dụng các nguồn tài nguyên rừng để vừa phục vụ cho các nhu cầu xã hội,
vừa đảm bảo tính ổn định bền vững lâu dài của tài nguyên rừng.
Công cụ để quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng bao gồm các quy
trình công nghệ, chính sách, các hoạt động nhằm thoả mãn được những
nguyên lý kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Có thể nói quản lý sử dụng
tài nguyên rừng bền vững là phương thức quản lý được xã hội chấp nhận, có
5
cơ sở về mặt khoa học, có tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt
kinh tế [15].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, cộng đồng quốc tế đã thành lập
nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước
bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có chiến lược bảo tồn quốc tế (1980 và
điều chỉnh năm1991), Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983),
Chương trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế
về môi trường và phát triển (UNCED năm 1992), Công ước về buôn bán các
loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD,
năm 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, năm1994), Công
ước về chống sa mạc hoá (CCD, năm1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới
(ITTA, năm1997), vv.... Những năm gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế
và quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức [10].
Hiện nay trên thế giới đã có các bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững
cấp quốc gia (Canada, Thuỵ Điển, Malaysia, Indonesia...) và cấp quốc tế của
tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal, vv... Hội đồng quản trị rừng (FSC) và
tổ chức gỗ nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn “những tiêu chí và chỉ số quản lý
rừng” (P&C) đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, các tổ
chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản
lý rừng và xét cấp chứng chỉ QLRBV cho các chủ rừng [16].
Tháng 9 năm 1998 các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tổ chức hội
nghị lần thứ 18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ
tiêu chí và chỉ số về QLRBV ở vùng ASEAN ( C&I ASEAN ), thực chất C&I
của ASEAN cũng giống C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm
hai cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý [11].
Từ ngày 07 đến 10/9/2004 trên 70 chuyên gia quốc tế gặp nhau tại trụ
sở của Liên Hợp Quốc để cân nhắc về các lựa chọn liên quan đến việc quản lý