Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Một Số Giải Pháp Quản Lý Bảo Vệ Rừng Trên Cơ Sở Cộng Đồng Ở Huyện Phù Yên Tỉnh Sơn La
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Lâm nghiệp nƣớc ta đang trong quá trình chuyển mạnh từ lâm
nghiệp Nhà nƣớc sang lâm nghiệp xã hội. Trong quá trình chuyển đổi này đã
và đang xuất hiện những nhân tố mới trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,
trong đó cộng đồng dân cƣ thôn, bản, những ngƣời hiện đang sinh sống ở
vùng rừng và gần rừng, đời sống kinh tế, xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và
gắn chặt với rừng, đây là một nhân tố tích cực và ngày càng có vị trí quan
trọng trong hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Vì vậy, phát huy vai trò tham
gia của các cộng đồng dân cƣ thôn, bản để quản lý rừng là vấn đề vừa mang ý
nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu
quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với những xu thế phát triển nghề rừng trên
thế giới, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển [2], [21].
Huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là một huyện miền núi với lợi thế về tiềm
năng đất đai, có tổng diện tích tự nhiên là: 123655ha, trong đó diện tích đất
rừng là: 54538,17ha, chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quí
gía và phong phú nhất của địa phƣơng. Phù Yên còn đƣợc biết đến với cánh
đồng “Mường Tấc”, cánh đồng rộng thứ ba của vùng Tây Bắc: “Nhất Thanh
- Nhì Lò - Tam Tấc - Tứ Than”. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua do khai thác
và sử dụng rừng chƣa hợp lý, hoạt động săn bắn và khai thác gỗ trái phép vẫn
thƣờng xuyên xảy ra làm cho diện tích và chất lƣợng rừng tự nhiên của huyện
ngày một suy giảm, thiếu ổn định, hạn hán, lũ lụt xảy ra hàng năm, gây nhiều
thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, diện tích đất ruộng cũng
dần bị thu hẹp do thiếu nƣớc sản xuất,...dẫn đến tình trạng kinh tế chậm phát
triển, đời sồng nhân dân nghèo nàn lạc hậu.
Từ thực tế đã cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất
rừng là thiếu sự tham gia tích cực của ngƣời cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
Không ít ngƣời thờ ơ với hoạt động xâm hại rừng, thậm trí còn trực tiếp tham
gia vào hoạt động khai thác gỗ và động vật rừng. Công tác quản lý rừng
không thể hiệu quả nếu chỉ đơn thuần dựa vào Nhà nƣớc, mà phải khuyến
khích tham gia của cộng đồng.
2
Vấn đề là làm thế nào để phát huy đƣợc vai trò của cộng đồng tham gia
vào quản lý bảo vệ rừng, cần có những giải pháp gì về kinh tế, xã hội, về khoa
học công nghệ để xã hội hoá công tác này. Đây là vấn đề băn khoăn trăn trở
không chỉ của những ngƣời trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng mà của
các cấp chính quyền địa phƣơng.
Nhằm góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân trên địa bàn huyện Phù Yên, trong khuôn khổ
xây dựng luận văn Cao học, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La”.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Nhận thức về quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng
Cộng đồng là một tập hợp những ngƣời sống gắn bó với nhau thành một
xã hội nhỏ có những điểm tƣơng đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền
thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó
với nhau và thƣờng có ranh giới không gian trong một thôn, bản. Theo quan
niệm này, “cộng đồng” chính là “cộng đồng dân cƣ thôn bản”. Tuy nhiên,
trong phạm vi hẹp hơn còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc, cộng đồng các
dòng họ, cộng đồng tôn giáo hoặc các nhóm hộ trong thôn bản.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhƣng phần lớn
các ý kiến đều cho rằng “cộng đồng” đƣợc dùng trong quản lý rừng chính là
nói đến cộng đồng dân cƣ thôn, bản. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 đã định nghĩa “cộng đồng dân cƣ thôn là toàn bộ các hộ gia
đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc
đơn vị tƣơng đƣơng” [12].
Trong nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng đƣợc hiểu theo nghĩa là
cộng đồng thôn, bản (kể cả các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng).
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ
chung nhất là lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).
Theo FAO, LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động
gắn ngƣời dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích
các sản phẩm này.
Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chƣa
có một định nghĩa chính thức nào đƣợc công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc
hội thảo dƣờng nhƣ mọi ngƣời đều thống nhất ở Việt Nam, có hai hình thức
quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO nhƣ sau:
- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ)
4
Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và
ăn chia sản phẩm hoặc hƣởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử
dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản đã đƣợc quản lý theo truyền
thống lâu đời (rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nƣớc…quản lý theo các luật tục
truyền thống với tinh thần tự nguyện cao); rừng trồng của các hợp tác xã,
rừng tự nhiên đuợc giao cho các hợp tác xã trƣớc đây, nay hợp tác xã giao lại
cho các xã, hoặc các thôn quản lý; rừng đƣợc chính quyền địa phƣơng giao
cho cộng đồng với tính chất thí điểm trong thời gian gần đây.
- Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc
quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử
dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhƣng có quan hệ trực tiếp đến
đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của
cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…). Hình thức này bao gồm hai đối
tƣợng:
+ Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng
đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia xẻ lợi ích
cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ
hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…).
+ Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nƣớc
(các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm
nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tƣ nhân khác. Cộng đồng
tham gia các hoạt động lâm nghiệp nhƣ bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh,
phục hồi rừng, trồng rừng với tƣ cách là ngƣời làm thuê thông qua các hợp
đồng khoán và hƣởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, LNCĐ, QLRCĐ là những khái niệm
khác nhau. Thuật ngữ QLRCĐ đƣợc sử dụng với ý nghĩa hẹp hơn để chỉ CĐ
quản lý những khu rừng của một cộng đồng dân cƣ, còn nói đến LNCĐ hay
5
cộng đồng tham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn
ngƣời dân trong cộng đồng dân cƣ thôn bản với rừng, cây, các sản phẩm của
rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình
thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng do cộng đồng dân cƣ thôn
bản thực hiện bao gồm cả rừng của cộng đồng và rừng của các thành phần
kinh tế khác.
Với cách hiểu nhƣ vậy, nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng
cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng) và quản lý rừng dựa vào
cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của các chủ rừng khác). Khái niệm này
vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy đƣợc nhiều hơn sự đóng
góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng [21],
[37], [38].
BVR trên cơ sở cộng đồng là BVR mà phát huy đƣợc những nội lực của
cộng đồng cho các hoạt động chống lại sự xâm hại đến rừng nhƣ: chống chặt,
phá, lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác lâm sản, săn, bẫy, bắt động vật rừng
trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), phòng trừ sinh vật gây hại
rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng và đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý lâm sản. Những giải pháp BVR trên cơ sở cộng đồng luôn chứa
đựng những sắc thái của luật tục, phong tục, tập quán, ý thức dân tộc, nhận
thức, kiến thức của ngƣời dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, các tổ
chức đoàn thể, làng bản phù họp với chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.
1.1.2. Vai trò của chính sách Nhà nước đối với BVR trên cơ sở cộng
đồng
BVR trên cơ sở cộng đồng đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phong tục, tập
quán, kiến thức và thể chế bản địa của ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên, có
những phong tục tập quán phù hợp với yêu cầu quản lý bền vững tài nguyên
rừng, nhƣng cũng có những phong tục tập quán ngƣợc lại với yêu cầu quản lý
bền vững tài nguyên rừng. Do đó, quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng phải
hƣớng và phát huy đƣợc những phong tục tập quán có lợi và giảm dần những
phong tục tập quán cản trở đến quản lý bền vững tài nguyên rừng [24].
6
BVR trên cơ sở cộng đồng sẽ không thể thực hiện đƣợc nếu thiếu sự hậu
thuẫn của các chính sách và thể chế Nhà nƣớc. Các tổ chức cộng đồng không
phải là cơ quan quyền lực, không có công cụ chuyên chính riêng. Trong nhiều
trƣờng hợp, tổ chức cộng đồng không giải quyết đƣợc một cách triệt để những
vấn đề phức tạp của quản lý BVR. Khi đó các tổ chức cộng đồng phải hợp tác
với các cơ quan chính quyền để giải quyết những vấn đề vƣợt khỏi quyền hạn
của mình. Vì vậy, các qui định của cộng đồng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở
tính đến sự hỗ trợ của các chính sách và thể chế hiện thời của Nhà nƣớc,
không trái với các qui định của Nhà nƣớc.
1.1.3. Chiến lược và chính sách BVR trên cơ sở cộng đồng
Chiến lƣợc và chính sách quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng của
các nƣớc trong khu vực đều đƣợc tiến hành theo những hƣớng sau:
- Những giải pháp chủ yếu để tăng cƣờng quyền quản lý, BVR trên cơ sở
cộng đồng: Phát huy những luật tục, phong tục tập quán và trách nhiệm của
toàn cộng đồng đối với công tác QLBV&PTR, xây dựng qui ƣớc, hƣơng ƣớc
BVR của thôn, bản, qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mọi ngƣời dân
trong cộng đồng.
- Kết hợp những giải pháp về chính sách hỗ trợ về kinh tế - xã hội để
khuyến khích ngƣời dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ cả
giải pháp về đào tạo, tập huấn trong việc BVR trên cơ sở cộng đồng.
- Các hình thức BVR: Tuần tra BVR, PCCCR trên địa bàn phải đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp cùng tham gia ở tất cả các giai đoạn tuần tra bảo
vệ, xây dựng lực lƣợng, kế hoạch bảo vệ. Đây đƣợc xem là phƣơng pháp cho
phép phát huy đầy đủ nhất những nội lực của cộng đối với công tác BVR.
1.1.4. Quan điểm về BVR trên cơ sở cộng đồng
Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lƣợng cuộc
sống cho các cộng đồng dân cƣ thôn, bản. Công tác BVR phải đƣợc tiến hành
đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho
cộng đồng dân cƣ thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề BVR trên cơ
sở cộng đồng vừa là bảo vệ đƣợc tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề
nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng.
7
Bảo vệ tài nguyên rừng nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ
thôn, bản thì sẽ không thành công. Vì vậy, đề xuất các giải pháp để nâng cao
trách nhiệm và quyền hƣởng lợi của cộng đồng dân cƣ thôn, bản trong BVR
là rất cần thiết. Để công tác BVR đạt hiệu quả cao thì phải có chính sách
khuyến khích, thu hút sự tham gia tích cực của cộng dồng dân cƣ thôn, bản
[10], [21].
1.2. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới
Trong giai đoạn hiện nay BVR trên cơ sở cộng đồng đang đƣợc xem nhƣ
là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện còn, góp phần
giải quyết tình trạng diện tích, chất lƣợng rừng ngày một giảm. Đã có không ít
những mô hình quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng thành công ở Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc.... Đây sẽ là những bài học quý báu cho quá trình xây
dựng những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng
ở Việt Nam.
BVR trên cơ sở cộng đồng ở một số nƣớc:
* Ở Thái Lan:
Thái Lan là một nƣớc đƣợc các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đánh
giá cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các chƣơng trình BVR
trên cơ sở cộng đồng.
Ở đây, sử dụng đất đai đƣợc thông qua chƣơng trình làng rừng, hộ nông
dân đƣợc giao đất nông nghiệp, đất thổ cƣ, đất để trồng rừng. Ngƣời nông dân
đƣợc Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có trách nhiệm
quản lý đất, không đƣợc chặt hoặc sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đã làm gia tăng mức độ an toàn cho ngƣời
đƣợc nhận đất. Do vậy đã ảnh hƣởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tƣ
và tăng sức sản xuất của đất [33].
* Ở NePal:
Năm 1957, Nhà nƣớc thực hiện quốc hữu hoá rừng, Nhà nƣớc tập trung
quản lý, BVR và đất rừng, ngƣời dân ít quan tâm đến BVR của Nhà nƣớc, kết
quả là trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá.
8
Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền quản lý và BVR cho ngƣời dân
địa phƣơng để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy
nhiên, sau một thời gian ngƣời ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không
phù hợp với việc quản lý và BVR do các khu rừng nằm phân tán, không theo
đơn vị hành chính và ngƣời dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng
khác nhau.
Năm 1989, Nhà nƣớc thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia
rừng và đất rừng làm hai loại: rừng tƣ nhân và rừng Nhà nƣớc cùng với hai
loại sở hữu rừng tƣơng ứng là sở hữu tƣ nhân và sở hữu rừng Nhà nƣớc.
Trong quyền sở hữu của Nhà nƣớc lại đƣợc chia theo các quyền sử dụng khác
nhau nhƣ: rừng cộng đồng theo nhóm ngƣời sử dụng, rừng hợp đồng với các
tổ chức, rừng tín ngƣỡng, rừng phòng hộ. Nhà nƣớc công nhận quyền pháp
nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng.
Năm 1993, Nêpal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến
các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm
sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng
cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ
đó rừng đƣợc quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Năm 2000 QLBVR trên cơ sở cộng đồng đƣợc thực hiện tại các vùng đồi
có diện tích trên 500 nghìn ha rừng suy thoái đƣợc giao cho các nhóm sử
dụng rừng. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của khoảng 800.000 hộ (4
triệu ngƣời). Trọng tâm của chính sách lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal là bảo
vệ rừng cộng đồng và cho phép ngƣời dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal dựa vào các nhóm
sử dụng rừng, trong đó mỗi nhóm đƣợc giao quản lý một diện tích rừng nhất
định. Nhà nƣớc đƣợc lợi từ hoạt động này là diện tích rừng suy thoái đƣợc
phủ xanh trong khi đó các nhóm sử dụng rừng có cơ hội tiếp cận lâm sản [11],
[34], [36].
*Ở Indonêsia:
Năm 1991, chƣơng trình phát triển lâm nghiệp đƣợc hình thành, năm
1995 đổi tên thành chƣơng trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ
9
lâm nghiệp quản lý. Chƣơng trình này yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải
góp phần phát triển nông thôn và BVR với 3 mục tiêu:
- Cải thiện điều kiện sống cho ngƣời dân sống ở trong và ngoài khu vực
đang khai thác gỗ.
- Nâng cao chất lƣợng và năng suất của rừng.
- BVR và môi trƣờng.
Năm 1996, Bộ lâm nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và các trƣờng Đại
học đã xây dựng một chƣơng trình dự án điểm lôi kéo ngƣời dân vào bảo vệ
và phát triển rừng. Dự án này cho phép ngƣời dân quản lý 10.000ha rừng có
khả năng khai thác gỗ [35].
*Ở Ấn Độ:
Đặc điểm nổi bật trong chính sách quản lý rừng của Ấn Độ là sự duy trì
mối quan hệ giữa rừng với ngƣời dân các bộ tộc và những ngƣời nghèo sống
ở trong rừng và gần rừng, bảo vệ quyền lợi nhận rừng và hƣởng lợi từ rừng
lâu đời của họ. Ấn Độ đã coi cộng đồng nhƣ một đối tác quản lý những vùng
đất rừng của Chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng đƣợc sử dụng tất
cả các sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ lại có
sự thay đổi nhiều giữa các Bang. Tại Ấn Độ, ngƣời ta nghiên cứu một số giải
pháp nhằm tạo ra hoặc tăng thêm các tổ chức địa phƣơng có hiệu lực lâu dài
cho quản lý rừng cộng đồng [31], [32].
*Ở Philippine:
Từ những năm 1970, Chính phủ Philippine đã quan tâm đến phát triển
lâm nghiệp xã hội. Nhà nƣớc xây dựng các dự án Lâm nghiệp xã hội tổng hợp
do Bộ tài nguyên thiên nhiên chủ trì và phối hợp với các bộ có liên quan, phân
chia thành từng vùng phát triển; Lâm nghiệp xã hội do Giám đốc vùng phụ
trách, xây dựng mạng lƣới đến cấp huyện. Philippine chú trọng chuyển giao
kỹ thuật nông lâm kết hợp và kỹ thuật canh tác đất dốc đến ngƣời nông dân để
phát triển lâm nghiệp. Năm 1982, Chính phủ xây dựng dự án phát triển lâm
nghiệp xã hội quốc gia công nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho cộng đồng.
Từ kết quả thực tế của các nƣớc đã thu đƣợc trong công tác BVR trên cơ
sở cộng đồng, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải giải thích cho cộng đồng
10
rõ những lợi ích do rừng mang lại cho cộng đồng và những chính sách về kinh
tế để hỗ trợ cộng đồng trong công tác và để bảo rừng có hiệu quả phải tuân
thủ nguyên tắc gắn công tác BVR với cộng đồng thôn, bản [29], [30].
1.3. BVR trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam
1.3.1.Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam
- Cộng đồng dân tộc: Hiện nƣớc ta có 54 dân tộc, với mỗi cộng đồng dân
tộc đều có những đặc điểm riêng về văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói, phong
tục tập quán...
- Cộng đồng làng, bản:
+ Làng, xóm ở miền xuôi là hình thức cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ
sở của phƣơng thức canh tác lúa nƣớc, đã có nhiều thể chế tồn tại lâu đời
trong xã hội nông thôn Việt Nam.
+ Thôn, bản ở miền núi là hình thức cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ
sở sắc tộc và kinh tế tự nhiên tự túc, tự cấp, có ảnh hƣởng sâu sắc đến việc
quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng [2].
Ngoài hai hình thức chủ yếu trên còn có các loại hình cộng đồng khác
nhƣ: cộng đồng tôn giáo, cộng đồng họ tộc, cộng đồng giới tính... Một số loại
hình cộng đồng đã đƣợc phát triển thành các tổ chức đoàn thể có mục tiêu,
điều lệ rõ ràng, hoạt động theo quy chế tổ chức chính trị xã hội hay các tổ
chức kinh tế. Một số đoàn thể đã tham gia và có nhiều đóng góp cho việc phát
triển lâm nghiệp tại các địa phƣơng nhƣ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, Đoàn thanh niên...
1.3.2. Hình thức BVR trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu tố quan trọng tạo
nên cơ sở cho những thành quả đã đạt đƣợc trong công cuộc bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng. Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của các cộng đồng để
quản lý nguồn tài nguyên rừng là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền
thống, vừa có thể tạo ra một cách quản lý tài nguyên có hiệu quả hơn, bền
vững hơn, phù hợp với những xu hƣớng phát triển của thế giới[21].
Ở Việt Nam, hình thức quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng mới đƣợc coi
là một hình thức tồn tại song song với các hình thức khác nhƣ: quản lý BVR