Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Tại Xã Chiềng Bôm Huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn La
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt
Tr-êng §¹i häc l©m nghiÖp
Vò V¨n ThuËn
Nghiªn cøu, ®Ò xuÊt mét sè gi¶i ph¸p nh»m
n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông ®Êt
t¹i x· chiÒng b«m, huyÖn thuËn ch©u,
tØnh s¬n la
Chuyªn ngµnh: L©m nghiÖp
M· sè: ........................
luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Hµ Quang Kh¶i
Hµ néi - n¨m 2010
-1-
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn sống và tổ chức các hoạt
động sản xuất đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiêp, là tư liệu sản xuất
đặc biệt của con người.
Mặc dù đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng trong những năm gần đây
do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho diện tích đất canh tác giảm, hiệu quả sử dụng
đất thấp, chất lượng đất suy giảm, một trong những nguyên nhân chính là:
- Dân số ngày một gia tăng cùng với đó nhu cầu nhà ở ngày một nhiều vì thế
gây sức ép nên diện tích đất canh tác.
- Chuyển mục đích sử dụng đất do nhu cầu chuyển từ đất canh tác sang xây
dựng đường giao thông, công nghiệp, …
- Do sự phát triển của công nghiệp cùng với việc xử lý chất thải kém hiệu quả
gây ô nhiễm môi trường đất làm cho đất không còn khả năng sản xuất.
- Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi gây ra hiện tượng lũ lụt làm cho đất bị sạt lở,
xói mòn, rửa trôi, bạc màu mất khả năng sản xuất.
- Sử dụng đất tùy tiện của con người, nhiễm mặn, nhiễm phèn, tình trạng sa mạc
hoá cũng làm giảm diện tích đất canh tác.
- Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác làm giảm hiệu quả sử dụng đất như
sử dụng đất không đúng kỹ thuật, không có sự đầu tư về phân bón, giống mới, lựa chọn
cơ cấu cây trồng không phù hợp, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định ..., nói
chung người sử dụng đất mới chỉ biết khai thác đất.
Nhìn một cách tổng quát và toàn diện, diện tích đất dùng cho sản xuất của Việt
Nam rất ít và hạn chế, điều này đòi hỏi phải quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả và
bền vững có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Đứng trước thực trạng đó, nhận rõ vai trò, trách nhiệm cũng như thách thức
trong vấn đề quản lý sử dụng đất, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường công tác quản lý
và thực hiện nhiều chương trình để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Như ban hành luật
-2-
đất đai, các nghị định, quyết định để quản lý đất đai; Các chính sách hỗ trợ, vay vốn ưu
đãi để đầu tư sản xuất; Quy hoạch các vùng nguyên liệu chuyên canh như cà phê, chè,
cao su, mía, cây nguyên liệu giấy …; Quy hoạch sử dụng đất các cấp để cân đối hài
hoà việc sử dụng đất giữa hiện tại và tương lai; Nghiên cứu tuyển chọn các giống mới
có năng suất cao để phục vụ cho sản xuất; Chương trình khuyến nông, khuyến lâm
chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân; Đầu tư nghiên cứu các mô hình sử
dụng đất hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo nhân rộng … Tất cả điều này đã góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của Việt Nam.
Xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La là một xã của vùng núi Tây
Bắc có 4 dân tộc sinh sống ( Thái, H'mông, Kháng, Khơ mú) với dân số 5315người, có
tổng diện tích đất tự nhiên là 9.218,4ha và có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp truyền
thống. Nguồn thu nhập của người dân trong xã dựa vào canh tác nông lâm nghiệp là
chính, nhưng sử dụng đất của xã còn nhiều hạn chế do phong tục tập quán cũng như
tình trạng sử dụng đất một cách tuỳ tiện không có quy hoạch, không có cơ sở nên hiệu
quả sử dụng đất thấp làm cho đời sống của đồng bào nơi đây gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy nghiên cứu về tình hình quản lý sử dụng đất của xã Chiềng Bôm là rất cần thiết và
cấp bách. Để tìm hiểu về vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại xã Chiềng Bôm,
huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La” với mong muốn sẽ tìm ra những giải pháp hữu
hiệu giúp người dân trong xã Chiềng Bôm quản lý sử dụng đất hiệu quả, bền vững để
nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là
cơ sở để huyện Thuận Châu áp dụng tiến hành triển khai nghiên cứu các xã khác để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất của toàn huyện.
-3-
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tài nguyên đất thì có hạn, đất dùng cho sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Đặt biệt
tài nguyên rừng và đất rừng bị tàn phá nghiêm trọng, có những khu rừng rộng lớn
phương Bắc chưa từng có người đặt chân đến trước đây nay đang trở thành đối tượng
khai thác gỗ. Nhiều khu rừng nguyên sinh vùng ôn đới ở hầu hết các nước công nghiệp
đang tiếp tục bị biến mất hoặc bị phá huỷ. Rừng mưa nhiệt đới đang bị thu hẹp với tốc
độ 15 triệu ha mỗi năm bởi nhu cầu của con người như lấy đất canh tác, gỗ, thực phẩm,
năng lượng, khai khoáng... Sự phá huỷ rừng đồng nghĩa với phá huỷ tính đa dạng sinh
học trên bề mặt trái đất, góp phần làm tăng thêm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính
trong khí quyển và còn dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, sa mạc hoá diễn ra nghiêm
trọng. Tính bình quân, hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất do xói mòn,
với lượng đất này có thể sản xuất 50 triệu tấn lương thực. Hàng ngàn hồ chứa nước ở
vùng nhiệt đới bị cạn dần và tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ điện bị giảm sút [5].
Phá rừng còn đe doạ đời sống biết bao nhiêu con người khi mà rừng cung cấp cho họ
lương thực, thực phẩm, nơi ở, việc làm. Trong khi tài nguyên đất có hạn thì nhu cầu sử
dụng đất, nhu cầu lương thực và thực phẩm của con người ngày một tăng điều đó đòi
hỏi các nước phải có chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy vấn đề “ Sử
dụng đất hiệu quả và bền vững” thực tế đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu, dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, mô hình SDĐ đầu tiên ở miền núi là du canh, một kiểu SDĐ nông
nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời
gian bỏ hoá (Conkli, 1957). Đây được xem là một phương thức canh tác cổ xưa nhất,
khi con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu về tự nhiên. Cho mãi đến gần
đây du canh vẫn còn được vận dụng trên các rừng Vân Sam ở Bắc Âu (Cox và Atlinss,
1979; Ruddle và Manshard, 1981). Mặc dù có nhiều mặt hạn chế về mặt môi trường,
song phương thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, về
-4-
chiến lược phát triển kinh tế bền vững, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ
quan Quốc tế coi trọng bởi du canh được coi như là sự lãng phí về sức người, tài
nguyên đất đai, là nguyên nhân gây nên xói mòn, thoái hoá đất và dẫn đến tình trạng sa
mạc hoá. Thật vậy, phá rừng để SDĐ làm nương rẫy trong một giai đoạn rồi di chuyển
sang một khu rừng khác có thể là lãng phí nếu ta nhận thức rừng chỉ có giá trị duy nhất
là gỗ (Grinnell, 1977, arca, 1987). [19]
Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới.
Taungya được đánh giá như một dấu hiệu báo trước cho các phương thức SDĐ sau này
(Nair, 1987). Năm 1906 ở Myanmar, ông U.Pankle cho người dân trồng rừng Tếch
(Tectona grandis) và cho phép người nông dân được trồng xen cây nông nghiệp ngắn
ngày khi rừng chưa khép tán. Đây là phương pháp mà ông gọi là Taungya. Sau đó ông
truyền lại phương thức này cho nhà cai trị người Anh tại Ấn Độ là Dictrich Brandis,
ông này cho đây là phương thức có hiệu quả để gây trồng rừng Tếch (Blanford, 1958).
Sau đó hai thập kỷ, hệ thống canh tác Taungya được cải tiến, sửa đổi, hoàn thiện, phổ
biến trên toàn thế giới và được coi như là hệ thống SDĐ có hiệu quả về kinh tế lẫn môi
trường sinh thái.
Như vậy, có thể thấy du canh là một hệ thống canh tác trong đó các loài cây
nông nghiệp và lâm nghiệp sinh trưởng kế tiếp nhau, còn Taungya bao gồm sự kết hợp
đồng thời cả hai loại cây trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành rừng trồng. Đứng
trên quan điểm quản lý SDĐ thì cả hai quá trình trên đều có một điểm tương đồng là
những cây nông nghiệp được sử dụng một cách tốt nhất bởi độ phì của đất được cải
thiện chính nhờ những loài cây gỗ đã trả lại lớp thảm mục cho đất.
Winfried E.H.Blum (1998) cho rằng, có hai khái niệm cần phải làm rõ khi tìm
hiểu về SDĐ, đó là: đất đai (land) và đất (soil).
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology), đất đai
được coi là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ là: Một mảnh
đất được xác định về mặt địa lý, là diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
-5-
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh
quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là không khí, đất, điều kiện địa chất,
thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở
chừng mực mà thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng mảnh đất đó của
con người hiện tại và trong tương lai. (Christian và Stewart, 1968 và Brinkman, 1973).
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản: đất đai là một vùng đất có ranh
giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã
hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật,
và hoạt động sản xuất của con người.
Theo Do-cu-trai-ep (1846), đất là một thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, có
quá trình phát sinh, phát triển và được hình thành do tác động tổng hợp của 5 nhân tố:
đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và thời gian. Đất kết hợp với sức lao động của con
người sẽ tạo ra của cải vật chất mang lại sự phồn vinh cho xã hội.
Blum (1998) cho rằng, một định nghĩa nào đó về SDĐ chỉ dựa trên nền nông
nghiệp là không hoàn chỉnh, bởi vì có ít nhất 5 kiểu SDĐ khác tác động qua lại mang
tính cạnh tranh với đất nông nghiệp theo không gian và thời gian. Vì vậy, tác giả này
đã định nghĩa SDĐ là việc sử dụng đồng thời về mặt không gian hoặc thời gian tất cả
những chức năng, mặc dù những chức năng đó không luôn luôn được kết hợp trên
cùng một diện tích nào đó cho trước. Định nghĩa trên đây đã được chấp nhận trên thế
giới và được luận văn vận dụng trong việc xây dựng quan điểm và phương pháp nghiên
cứu.
Nghiên cứu vai trò của chính sách Nhà nước đối với hiệu quả SDĐ phải kể đến:
Hirch (1995), Deder (1991), Pearce(1993). Theo các tác giả này, nếu quyền sở hữu,
quyền SDĐ không được xác định rõ thì chẳng những không khuyến khích được người
nông dân đầu tư vào các biện pháp bảo vệ đất, mà còn có thể đẩy họ đến chỗ khai thác
huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích kinh tế trước mắt.
-6-
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của kiến thức bản
địa, của luật tục, mối quan hệ huyết thống, quan hệ làng bản, hương ước trong việc giải
quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel,
1993).
Về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu các hệ thống canh tác theo Robert
chambers (1985) có các cách tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận Sondeo của Peter Hidelbrand (1981)
- Tiếp cận ‘’ nông thôn - trở lại - nông thôn ‘’ của Robert Rhoades (1982).
- Tiếp cận “ Chuẩn đoán và thiết kế ‘’của ICRAF (Rainee)
- Công trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích theo vùng các hệ thống canh
tác của trường Đại học Cornel (Garrell và cộng sự 1987)
Nhìn chung các tiếp cận này đều xem đánh giá nông nghiệp như một quá trình
liên tục và cơ sở khoa học của các phương pháp tiếp cận này là cùng tham gia và lấy
người dân làm chủ, thiết kế các biện pháp trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp cải tạo
đồng cỏ chăn nuôi.
Năm 1967 và 1969 FAO đã quan tâm đến phát triển Nông lâm kết hợp (NLKH)
và đi đến một sự thống nhất đúng đắn “Áp dụng biện pháp NLKH là phương thức tốt
nhất để SDĐ rừng nhiệt đới một cách hợp lý nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực
phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập cân bằng môi trường sinh thái”
[7].
Về nghiên cứu hệ thống canh tác, FAO (1990) xuất bản cuốn “Phát triển hệ
thống canh tác”. Công trình đã nêu lên một số phương pháp tiếp cận nông thôn trước
đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã không phát huy tiềm năng
nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, ấn phẩm đã nêu
lên phương pháp tiếp cận mới trong SDĐ - Phương pháp tiếp cận có sự tham gia trên
cơ sở sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Về mặt phương pháp luận đây là
phương pháp nhằm thu hút người dân vào lĩnh vực quản lý SDĐ hợp lý lâu bền.
-7-
Một trong những thành công cần được đề cập đó là việc các nhà khoa học của
Trung tâm phát triển nông thôn Bapstit Minđanao Philippiness đã tổng hợp, hoàn thiện
và phát triển từ những năm 1970 đến nay những mô hình kỹ thuật canh tác đất dốc
SALT (Slopping Agricultural Land Technology). Trải qua một thời gian dài nghiên
cứu và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp
về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc đã được các tổ chức quốc tế
ghi nhận.
+ Mô hình SALT 1 (Slopping Agricultural Land Technology): Kỹ thuật canh tác
nông nghiệp trên đất dốc.
+ Mô hình SALT 2 (Simple Agro-Livestock Technology): Kỹ thuật nông- súc
đơn giản.
+ Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro-Forest Land Technology): Kỹ thuật canh
tác Nông - Lâm kết hợp bền vững.
+ Mô hình SALT 4 (Small Agro-Fruit Livehood Technology): Kỹ thuật sản xuất
nông lâm nghiệp kết hợp với cây ăn quả ở quy mô nhỏ.
Sau khi các mô hình này được ghi nhận thì nhiều nước trên thế giới đã áp dụng
hệ thống canh tác này.
Malaysia kết hợp chăn nuôi gà và cừu dưới rừng cao su và cây họ dầu, đã
tăng thêm về thịt, mỡ, tăng lượng phân bón cho đất và giảm công làm cỏ.
Ở Thái Lan để SDĐ hiệu quả, nhà nước đã có chủ trương phát triển theo
mô hình NLKH, kết quả đã thành công trong các nông trường trồng ngô, dứa ở vùng
Hang Khoai, tạo ra các khu rừng hỗn giao gồm nhiều tầng: Rừng+cỏ, rừng+cây họ đậu
ở KhonKaen [44].
Ở Indonexia từ năm 1972, việc chọn đất để trồng cây lâm nghiệp đều do
công ty Lâm nghiệp Nhà nước tổ chức. Nông dân được cán bộ của Công ty hướng dẫn
trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm người dân
bàn giao lại rừng cho Công ty, họ toàn quyền sử dụng sản phẩm nông nghiệp. Cũng ở
Inđônêxia, trên đất có độ dốc nhỏ hơn 220 được trồng cây hàng năm với các biện pháp
chống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh,
trên đất dốc 20-300
trồng cây lâu năm và cây ăn quả.
-8-
Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy hoạch SDĐ được tổ
chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch SDĐ với bốn câu hỏi:
1/ Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì ?
2/ Có các phương pháp SDĐ nào?
3/ Phương pháp nào là tốt nhất?
4/ Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào?.
Dent(1988) [45] khái quát quy hoạch SDĐ trên 3 cấp khác nhau và mối quan hệ
của các cấp: kế hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện) và cấp cộng đồng (xã,
thôn). Dent đã có công trong việc khái quát và định hướng quy hoạch và SDĐ cấp địa
phương.
Từ cuối thập niên 70 vấn đề quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) có sự tham gia
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công bố kết quả. Các phương pháp điều tra
đánh giá cùng tham gia như đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có
sự tham gia (PRA), phương pháp phân tích hệ thống canh tác cho QHSDĐ được
nghiên cứu rộng rãi. Một trong những nghiên cứu có giá trị đó là tài liệu hội thảo giữa
trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và trường Tổng hợp Kỹ thuật Dresden, vấn đề
QHSDĐ có sự tham gia đã được Holm Uibrig đề cập một cách khá đầy đủ và toàn diện
[52]. Trong tài liệu này tác giả đã phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các
vấn đề có liên quan như: quy hoạch rừng, vấn đề phát triển nông thôn, QHSDĐ, phân
cấp hạng đất và phương pháp tiếp cận mới trong QHSDĐ.
Như vậy cho ta thấy, trên đây là những nghiên cứu nổi bật trên thế giới có liên
quan đến vấn đề SDĐ nông lâm nghiệp, hệ thống SDĐ, hệ thống canh tác, hệ thống
cây trồng cùng phương pháp tiếp cận trong sử dụng đất. Điều đó chứng tỏ rằng vấn đề
SDĐ đã được các nước, các nhà khoa học nghiên cứu, nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh
khác nhau nhưng cùng chung mục đích là sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Đây là cơ
sở khoa học để đề tài vận dụng vào nghiên cứu sử dụng đất của xã Chiềng Bôm.