Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Tiếp Tục Thực Hiện Quản Lý Rừng Bền Vững Sau Khi Được Cấp Chứng Chỉ Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Bến Hải Tỉnh Quảng Trị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN XUÂN THẮNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC
HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG SAU KHI ĐƢỢC CẤP
CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP BẾN HẢI,
TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN
Hà Nội, 2019
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực, không trùng lặp và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong
Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, rõ ràng và minh bạch.
Hà Nội, ngày ... tháng 11 năm 2019
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Xuân Thắng
ii
LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được hòan thành tại trường Đại học Lâm nghiệp theo
Quyết định số .../QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày.../.../... của Hiệu trưởng Trường
Đại học Lâm nghiệp. Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, các đồng nghiệp trong ngành
lâm nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Khoa lâm học,
Khoa sau đại học và các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
GS.TS. Trần Hữu Viên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ
bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
cũng như trong quá trình hòan thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên công ty Lâm nghiệp Bến Hải cùng gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hòan thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn
luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng 11 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Xuân Thắng
iii
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT
Của ngƣời hƣớng dẫn luận văn thạc sĩ
Họ và tên người hướngdẫn:.................................................................................
Họ và tên học viên:..............................................................................................
Chuyên ngành:....................................................................................................
Khóa học:............................................................................................................
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật:.........................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
2. Về năng lực và trình độ chuyên môn: ............................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: ...................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng:
Có Không
Hà Nội, ngày… tháng ... năm …
Ngƣời nhận xét
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .....................................................................viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 4
1.1. Nhận thức về phát triển bền vững......................................................... 4
1.2. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng............................................ 5
1.2.1. Trên thế giới................................................................................... 5
1.2.2. Ở Việt Nam..................................................................................... 7
1.3. Thảo luận ........................................................................................... 15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 17
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 17
2.3.1. Điều kiện cơ bản của công ty LN Bến Hải.................................... 17
2.3.2. Nghiên cứu quy trình cấp CCR FSC của tổ chức GFA cho CTLN
Bến Hải.................................................................................................. 18
2.3.3. Xác định các LKTT trong QLRBV và đề xuất các giải pháp khắc
phục ....................................................................................................... 19
2.3.4. Đề xuất xây dựng kế hoạch QLRBV giai đoạn 2020 - 2025.......... 24
v
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 28
3.1. Điều kiện cơ bản của công ty lâm nghiệp bến hải............................... 28
3.1.1. Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Công ty lâm nghiệp Bến Hải .................................................................. 28
3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 34
3.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất kinh
doanh......................................................................................... 39
3.1.4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh của Công ty.................................................................. 43
3.2. Kết quả đánh giá qlr của công ty, phát hiện những LKTT trong QLR
của công ty và lập kế hoạch khắc phục...................................................... 43
3.2.1. Tóm tắt quá trình đạt được CCR của Công ty lâm nghiệp Bến
Hải ............................................................................................ 43
3.2.2. Kết quả phát hiện các lỗi không tuân thủ trong QLR.................... 46
3.3. Kế hoạch QLR công ty lâm nghiệp bến hải giai đoạn 2020 - 2025 ..... 59
3.3.1. Mục tiêu và phạm vi quản lý rừng bền vững................................. 59
3.3.2. Kế hoạch sử dụng đất................................................................... 59
3.3.3. Kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng..................................................... 60
3.3.4. Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm ........................................... 68
3.3.5. Kế hoạch xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử
dụng rừng .............................................................................................. 68
3.3.6. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư ................................................ 71
3.3.7. Giải pháp thực hiện...................................................................... 72
3.3.8. Đánh giá hiệu quả của phương án ............................................... 77
3.3.9. Tổ chức thực hiện......................................................................... 78
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ..................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Diễn giải
1 ATFS Hệ thống rừng trang trại tại Hoa Kỳ
2 BNN Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CTLN Bến Hải Công ty lâm nghiệp Bến Hải
5 CCR Chứng chỉ rừng
6 CIFOR Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
7 CoC Chuỗi hành trình sản phẩm
8 FAO Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc
9 FSC Hội đồng quản trị rừng thế giới
10 FM Chứng chỉ quản lý rừng
11 ITTO Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới
12 KTXH Kinh tế xã hội
13 KHQLR Kế hoạch quản lý rừng
14 LKTT Lỗi không tuân thủ
15 NWG Tổ công tác quốc gia
16 PT Phát triển
17 PEFC
Chương trình phê duyệt các quy trình chứng
chỉ rừng
18 QLR Quản lý rừng
19 QLRBV Quản lý rừng bền vững
20 SLR Sản lượng rừng
21 SXKD Sản xuất kinh doanh
vii
TT Từ viết tắt Diễn giải
22 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
23 TFT Quỹ rừng nhiệt đới
24 UBND Ủy ban nhân dân
25 Viện QLRBV&CCR Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
26 WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
27 YCKP Yêu cầu khắc phục
28 1.1.1 Số hiệu của chương mục
29 [1]
Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách, tài liệu
tham khảo
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC và PEFC tại các châu lục . 7
Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích rừng và đất của Công ty LNBH (Năm 2017).. 38
Bảng 3.2. Tổng hợp hoạt động SXKD của Công ty LNBH (Năm 2018)....... 42
Bảng 3.3. Tổng hợp hoạt động xây dựng cơ bản của Công ty LNBH (Năm
2018)............................................................................................................ 42
Bảng 3.4. Tổng hợp hoạt động tài chính của Công ty LNBH (Năm 2018).... 42
Bảng 3.5a. Tổng hợp các lỗi chưa tuân thủ trong QLR từ 2011 - 2019......... 52
Bảng 3.5b. Tổng hợp các LKTT trong QLR theo các nguyên tắc FSC: ........ 53
Bảng 3.6. Tiến độ và địa điểm, nhu cầu vốn trồng rừng sản xuất.................. 66
Bảng 3.7. Tổng hợp khối lượng và tiến độ khai thác rừng trồng................... 67
Bảng 3.8. Kế hoạch khai thác giai đoạn 2020 - 2025.................................... 67
Bảng 3.9. Chi tiết các hạng mục, nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng giai
đoạn 2020 - 2025.......................................................................................... 71
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Khung nghiên cứu đánh giá và giám sát quản lý rừng tại CTLN
Bến Hải ................................................................................................. 23
Hình 3.1. Bản đồ ranh giới hành chính Công ty Lâm nghiệp Bến Hải .......... 34
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải ............ 37
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của
môi trường sống, có giá trị to lớn không chỉ đối với nền kinh tế đất nước, mà
còn có vai trò quan trọng đối với phát triển sinh kế của cộng đồng và bảo vệ
môi trường sinh thái. Ở nước ta, trong suốt nhiều thập kỷ qua, rừng đã có
những đóng góp đáng kể vào công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, vào
phát triển nền kinh tế quốc dân, và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế nông thôn và xói đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, các tác động khai thác quá mức, không bền vững của con
người đã và đang làm suy giảm số lượng và chất lượng rừng rõ rệt. Mất rừng
và suy thóai tài nguyên rừng đã không chỉ gây ra những tác động xấu đến môi
trường, như xói mòn đất, lũ lụt xảy ra với tần suất cao, góp phần dẫn đến biến
đổi khí hậu, mà còn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và sự phát triển bền
vững của đất nước.
Ở nước ta hiện nay, nguồn tài nguyên rừng tự nhiên ngày càng suy
giảm do nhu cầu không ngừng tăng lên của con người, vấn đề bảo vệ môi
trường đang ngày càng trở lên cấp thiết, và việc xóa đói giảm nghèo và phát
triển sinh kế bền vững cho cộng đồng sống dựa vào rừng ngày càng trở nên
quan trọng. Tuy nhiên, thực tế quản lý tài nguyên rừng theo cách truyền thống
thông qua các chương trình, dự án… thì hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng hầu như không cao, thiếu tính bền vững. Đứng trước thực tế
đó, việc quản lý tài nguyên rừng cần phải hướng tới hiệu quả cả về mặt kinh
tế, môi trường, xã hội và đáp ứng yêu cầu quốc tế.
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành
một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng, đồng thời cũng là một tiêu
chuẩn quốc tế mà quản lý kinh doanh rừng phải hướng đến, nhằm quản lý và
sử dụng bền vững tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội