Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đề xuất cơ chế huy động vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho ngành cơ khí và phương án đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển (RD) phù hợp với các quy định của WTO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ NĂM 2008
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
CHIỀU SÂU, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO NGÀNH CƠ KHÍ
VÀ PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
CHO VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R & D)
PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO
Kí hiệu: 259- 08RD/HĐ-KHCN
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Cơ khí
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Duy Trung
7329
04/5/2009
Hà Nội – 12/2008
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ NĂM 2008
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
CHIỀU SÂU, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO NGÀNH CƠ KHÍ
VÀ PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
CHO VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R & D)
PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO
Kí hiệu: 259- 08RD/HĐ-KHCN
Viện Nghiên cứu Cơ khí Chủ nhiệm Đề tài
TS. Đào Duy Trung
Hà Nội – 12/2008
MỤC LỤC
Thành viên tham gia đề tài
Mục lục 1
Mở đầu và phạm vi nghiên cứu 5
Chương 1 - Tổng quan và cơ sở các vấn đề nghiên cứu 9
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu......................................................... 9
1.1.1. Ngoài nước về đầu tư khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ 9
1.1.1.1. Nhật Bản........................................................................................... 9
1.1.1.2. Hàn Quốc.......................................................................................... 10
1.1.1.3. Trung Quốc....................................................................................... 17
1.1.1.4. Một số nước Châu Âu....................................................................... 21
1.1.2. Trong nước về đầu tư khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ 23
1.1.2.1. Khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển................................ 23
1.1.2.2. Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ ngành cơ khí....................... 28
1.2. Kết luận Chương 1................................................................................. 31
Chương 2 - Thực trạng năng lực và đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đến 2007...................................
32
2.1. Mục tiêu cần đạt được đến năm 2010 và 2020 ngành cơ khí và thực
trạng cơ chế chính sách................................................................................. 32
2.1.1. Mục tiêu cần đạt được đến năm 2010 và 2020 của ngành cơ khí
trước khi gia nhập WTO..... .......................................................................... 32
2.1.2. Thực trạng cơ chế chính sách.............................................................. 33
2.1.2.1. Đối với ngành cơ khí chế tạo trước khi gia nhập WTO................... 33
2.1.2.2. Đối với ngành cơ khí chế tạo sau khi gia nhập WTO....................... 34
2.2. Thực trạng trình độ công nghệ ngành cơ khí chế tạo chung trước khi
gia nhập WTO............................................................................................... 35
2.3. Thực trạng chung về đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
lớn, vừa và nhỏ trước khi gia nhập WTO......................................................
36
2.4. Thực trạng huy động vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của
ngành cơ khí chế tạo trước và sau khi gia nhập WTO................................... 38
2.4.1.Thực trạng huy động vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ........... 39
2.4.2. Đánh giá và nhận xét chung................................................................. 48
2.4.2.1. Đánh giá chung....................................................................................... 48
2.4.2.2. Những nhân tố khách quan về cơ chế, chính sách tác động tới
hoạt động của ngành..................................................................................... 52
2.4.2.3. Đánh giá tốc độ tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng, hiệu quả sử
dụng vốn của ngành....................................................................................... 53
2.4.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân...................................................... 54
2.5. Kết luận Chương 2.............................................................................. 54
Chương 3 - Thực trạng đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R & D)........
55
3.1. Thực trạng cơ chế chính sách hiện nay của nhà nước cho khoa học
công nghệ và nghiên cứu phát
triển................................................................ 55
3.1.1. Cơ chế chính sách cho Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ và các
Tổ chức nghiên cứu phát triển trước khi gia nhập WTO.............................. 55
3.1.1.1 Nguồn kinh phí.................................................................................. 56
3.1.1.2.Chính sách ưu đãi ............................................................................. 56
3.1.2. Cơ chế chính sách cho Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ và các
Tổ chức nghiên cứu phát triển sau khi gia nhập WTO................................. 56
3.2. Hiện trạng các hoạt động khoa học và nghiên cứu phát triển.............. 58
3.2.1. Hiện trạng hoạt động khoa học công nghệ ......................................... 58
3.2.2. Thực trạng đầu tư nghiên cứu phát triển RD ngành cơ khí chế tạo
(vốn đầu tư trang thiết bị công nghệ, nhà xưởng, nhân lực,...) đến 2008..... 61
3.2.2.1. Thực trạng đầu tư cho Chưong trình Khoa học và phát triển Công
nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về cơ khí chế tạo máy KC-05.....................
61
3.2.2.2. Thực hiện các dự án KHCN quy mô lớn có liên quan đến ngành
Cơ khí chế tạo................................................................................................... 63
3.2.2.3. Thực trạng đầu tư nghiên cứu phát triển cho các viện R-D về cơ
khí ................................................................................................................. 64
3.2.2.3.1. Thực trạng đầu tư chung trước và sau khi gia nhập WTO........... 64
3.2.2.3.2. Nhận xét đánh giá chung hoạt động các Viện RD........................ 71
3.3. Kết luận Chương 3.............................................................................. 73
Chương 4 - Đề xuất cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư chiều sâu,
đổi mới công nghệ ngành cơ khí và hướng, phương án đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển (R & D) phù hợp với quy định của WTO............ 74
4.1. Các nội dung chính và ảnh hưởng quy định của WTO đến phát triển
nền kinh tế (các thuận lợi, thách thức,….. khi gia nhập).............................. 74
4.1.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO..................... 74
4.1.1.1. Cơ hội............................................................................................. 74
4.1.1.2. Thách thức...................................................................................... 77
4.1.2. Các nội dung chính của quy định WTO liên quan đến vấn đề
nghiên cứu............................................................................................. 80
4.1.2.1. Những cam kết liên quan đến bảo hộ và trợ cấp........................... 81
4.1.2.2. Những cam kết khác....................................................................... 89
4.2. Đề xuất định hướng đầu tư và cơ chế chính sách huy động vốn đầu
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ ngành cơ khí chế tạo thời gian tới............. 95
4.2.1. Các định hướng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ ngành cơ khí
chế tạo các thiết bị và dây chuyền thiết bị công nghiệp thời gian tới............ 95
4.2.1.1 Định hướng đầu tư về phát triển lực lượng tư vấn......................... 95
4.2.1.2 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở sản xuất nguyên liệu............ 96
4.2.1.3 Định hướng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất các thiết bị tiêu
chuẩn.............................................................................................................. 96
4.2.1.4 Định hướng đầu tư tự động hoá........................................................ 97
4.2.1.5 Định hướng về đầu tư chung........................................................... 97
4.2.2. Cơ chế và chính sách huy động vốn.................................................... 98
4.2.2.1. Các vấn đề chung.............................................................................. 98
4.2.2.2. Một số chính sách và cơ chế cụ thể................................................. 100
4.3. Các phương án và hướng đầu tư cho nghiên cứu phát triển các tổ
chức R-D ngành cơ khí............................................................................ 102
4.3.1. Phương án và hướng đầu tư chung..................................................... 102
4.3.2. Phương án và hướng đầu tư cụ thể, trước mắt................................... 103
Kết luận chung............................................................................................. 106
Tài liệu tham khảo......................................................................................... 108
Các phụ lục:
Phụ lục 1: (in cùng Báo cáo Tổng kết chung).
- Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Biểu mẫu điều tra khảo sát các Viện nghiên cứu phát triển và các
doanh nghiệp chế tạo cơ khí ......................................................................... 111
Phụ lục 2: (in cùng Báo cáo Tổng kết chung)...............................................
- Phụ lục 2.1: Các số liệu về giá trị sản xuất, cơ cấu, chỉ số phát
triển,... công nghiệp cơ khí cả nước từ năm 2002 đến 2007 và dự báo năm
2008...............................................................................................................
120
- Phụ lục 2.2: Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị các doanh
nghiệp theo Ngành và theo Địa phương.
- Phụ lục 2.3: Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài
128
Phụ lục 3: Các số liệu tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị các
doanh nghiệp chế tạo cơ khí chính ( 163 A4, in kèm Báo cáo Tổng kết
chung)
MỞ ĐẦU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Sự cần thiết và xuất xứ đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, đầu
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ đã và đang trở thành một trong những yếu tố
quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mọi nước nói
chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Mặt khác việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các ngành kinh
tế, cũng như ngành công nghiệp nói chung và cơ khí nói riêng cũng rất quan
trọng, mang lại ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế, đáp ứng
khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả vào tổ chức thương
mại lớn nhất hành tinh WTO.
Trong những năm đổi mới vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
không ngừng vươn lên, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư đổi mới công nghệ, từng
bước làm chủ công nghệ nhập ngoại, từ đó đã tạo ra những sản phẩm có chất
lượng, có khả năng cạnh tranh cao cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Tuy
nhiên, trình độ công nghệ của Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn rất thấp so
với mức trung bình của khu vực và quốc tế; nhiều doanh nghiệp vẫn chưa
quan tâm tới đầu tư đổi mới công nghệ, dẫn đến đầu tư cho đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp trung bình chỉ ở mức 0,3% doanh thu so với mức 5%
của Ấn độ, 10% của Hàn Quốc.
Cùng với việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các ngành kinh
tế, đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R-D) hiện nay trên thế giới và tại Việt
Nam được xem là một biện pháp rất quan trọng để phát triển kinh tế có hiệu
quả, có sức cạnh tranh lớn, là động lực phát triển của đất nước, được hầu hết
các quốc gia, kể cả các nước phát triển và đặc biệt là các đang nước phát triển
như Việt Nam lưu tâm và triển khai thực hiện theo những lộ trình hợp lý. Để
phát triển kinh tế thành công thì việc đầu tiên là cần đầu tư cho nghiên cứu
phát triển, từ khoa học xã hội, khoa học cơ bản đến khoa học công nghệ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải là chủ thể chính
quyết định việc đầu tư đổi mới công nghệ. Tức là, quyết định đầu tư đổi mới
công nghệ phải được xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp để nhằm
tồn tại và phát triển. Nhà nước không thể thay doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư
cũng như không thể hỗ trợ trực tiếp vốn cho doanh nghiệp cho mục đích này.
Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước có thể được thể hiện thông qua việc ban hành
các chính sách, khung khổ pháp luật thuận lợi để doanh nghiệp có thể tự huy
động các nguồn vốn khác nhau trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó,
Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp các doanh nghiệp thông qua đầu tư vào cơ sở
hạ tầng (cả phần cứng và phần mềm) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ
dàng thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, chính sách của
Nhà nước cũng cần phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế
giới liên quan tới các biện pháp tài trợ cho doanh nghiệp.
Việc cho nghiên cứu đề tài trên thực hiện trong ngành cơ khí là cần
thiết, có ý nghĩa định hướng chiến lược đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ
cho các doanh nghiệp, định hướng đầu tư của nhà nước cũng như của chính
các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp cho nghiên cứu phát triển
đối với các tổ chức này trong lĩnh vực cơ khí.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Cùng với các chính sách, cơ chế đồng bộ đã được Nhà nước, Bộ/Ngành
ban hành còn hiệu lực, mục đích chính của đề tài là nghiên cứu đề xuất hướng,
cơ chế huy động vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của nhà nước cho
ngành cơ khí, nghiên cứu đề xuất hướng và phương án đầu tư của nhà nước
cho việc nghiên cứu phát triển (R-D) phù hợp với các quy định của WTO.
Nội dung của đề tài là đưa ra cơ sở và tổng quan kinh nghiệm quốc tế và
trong nước các vấn đề có liên quan, thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ
ngành cơ khí trong nước và thực trạng đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu phát
triển. Xuất phát từ các quy định của WTO, từ thực trạng cơ chế chính sách
hiện thời và mục tiêu cần đạt được của ngành Cơ khí đã được Chính phủ phê
duyệt, đề tài trình bày các hình thức, cơ chế huy động vốn đầu tư chiều sâu,
đổi mới công nghệ cho ngành cơ khí, nghiên cứu đề xuất hướng và phương án
đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển (R-D) phù hợp với các quy định của
WTO.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do vấn đề đặt ra rộng, đó là việc “Nghiên cứu đề xuất cơ chế huy động
vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho ngành cơ khí và phương án đầu tư
cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) phù hợp với các quy định của WTO”,
do vậy việc đánh giá thực trạng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho ngành
cơ khí chỉ tập trung thực hiện cho một số ngành cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ
đại diện chính, như: cơ khí chế tạo các thiết bị cho ngành xi măng, nhiệt điện,
thuỷ điện, khai khoáng, thiết bị điện, ….. cũng như thực trạng đầu tư cho nghiên
cứu phát triển chỉ được thực hiện cho một số tổ chức nghiên cứu phát triển chính
là một số Viện R-D chuyên ngành cơ khí và có liên quan trực tiếp đến cơ khí, vì
các Viện này đang có chính sách chuyển đổi mô hình hoạt động kinh tế theo Quy
định của Chính phủ.
Trên cơ sở đó, sẽ nghiên cứu đề xuất định hướng đầu tư*), cơ chế chính
sách huy động vốn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ chủ yếu của Nhà nước
cho ngành cơ khí chế tạo và phương án đầu tư của Nhà nước cho việc nghiên
cứu và phát triển của các Viện R-D nói chung và Cơ khí nói riêng phù hợp với
các quy định của WTO.
*) Cho một số ngành cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ chính (không đề cập đến ngành máy công cụ,
ôtô, tàu thuỷ).
4. Nội dung nghiên cứu
Đặt vấn đề và phạm vi nghiên cứu
Chương 1 - Tổng quan và cơ sở chung các vấn đề nghiên cứu
Chương 2 - Thực trạng năng lực và đầu tư, đổi mới công nghệ ngành công
nghiệp cơ khí chế tạo đến 2007
Chương 3 - Thực trạng đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R & D)
Chương 4 - Đề xuất định hướng, cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư chiều
sâu, đổi mới công nghệ ngành cơ khí và phương án đầu tư cho việc nghiên
cứu phát triển (R & D) phù hợp với quy định của WTO.
Kết luận chung
Trong quá trình triển khai thực hiện, ngoài các tài liệu tham khảo cần
thiết phải sử dụng như của Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh
tế Trung ương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Viện Chiến lược Chính sách Công
nghiệp, Bộ Công Thương,...trên cơ sở xây dựng các biểu mẫu lấy số liệu của
các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, nhà máy chế tạo và các Viện R-D thuộc
lĩnh vực cơ khí, đề tài đã gửi hồ sơ lấy số liệu tại khoảng 15 cơ sở chế tạo cơ
khí lớn và khoảng 10 Viện chuyên ngành cơ khí thuộc nhiều Bộ/Ngành, Tổng
cục,.......Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng số liệu cập nhật năm 2007 lấy được
từ các cơ sở trên khi Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện đề tài “Nghiên cứu
xây dựng Quy hoạch ngành chế tạo thiết bị đồng bộ đến năm 2025”.
Nhóm đề tài xin chân thành cám ơn Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ
Công Thương, Viện Nghiên cứu Cơ khí, các Tập đoàn, Tổng Công ty và một
số nhà máy chế tạo cơ khí trong cả nước, các Viện nghiên cứu phát triển về cơ
khí của nhiều Bộ/Ngành, các cơ sở có liên quan, các cộng tác viên của đề tài
đã hợp tác đã cùng tham gia thực hiện, cung cấp các số liệu dữ liệu cần thiết,
giúp đỡ hoàn thành công việc.
Nhóm đề tài
Đề tài Cấp Bộ Công Thương năm 2008: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế huy động vốn đầu tư chiều sâu
đổi mới công nghệ ngành Cơ khí..........phù hợp với quy định của WTO”
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ 1
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trong chương này, đề tài sẽ trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu
trong và ngoài nước làm cơ sở chung cho các nghiên cứu, đánh giá được trình
bày ở các phần sau. Các tổng quan và cơ sở này được viết trên cơ sở các
thông tin, các nguồn tư liệu thu thập mới nhất trong và ngoài nước khi tiến
hành thực hiện đề tài.
1.1.1. Ngoài nước về đầu tư khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1.1. Nhật Bản [13], [25], [26]
Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ CSTP (Council for Sience
and Technology Policy) Nhật Bản được thành lập năm 2001 để thúc đầy điều
phối các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực này. Thủ tướng Chính phủ
là Chủ tịch Hội đồng cùng với sự hỗ trợ của một Ban Thư ký là các thành
viên trong văn phòng nội các. Hoạt động chính của Hội đồng chủ yếu là đánh
giá các đề xuất về ngân sách cho các dự án khoa học công nghệ (KHCN).
Những dự án mới có ngân sách trên 100 triệu yên (0,8 triệu đô la Mỹ) và các
dự án đang thực hiện có ngân sách trên 1 tỷ yên (8,5 triệu đô la Mỹ) được
phân thành 4 nhóm theo thứ tự ưu tiên do Hội đồng đề ra.
Bất chấp tầm quan trọng của chính sách KH & CN trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, các hoạt động của Hội đồng CSTP Nhật Bản trước đây
chỉ giới hạn hoàn toàn trong các vấn đề khoa học mà ít chú ý đến tác động
kinh tế của việc đổi mới công nghệ và điều kiện cần thiết để hỗ trợ các hoạt
động này, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ. Ví dụ, cho đến nay nhóm
chuyên gia được thành lập đã nhấn mạnh đến tác động toàn cảnh của việc đổi
mới công nghệ đến tăng trưởng kinh tế hoặc mối liên hệ với các chính sách
kinh tế phản ánh một phần sự thực là chỉ có một số ít các nhà kinh tế tham gia
vào nhóm chuyên gia của Hội đồng CSTP Nhật Bản. Thêm vào đó, Hội đồng
CSTP Nhật Bản cần có thêm quyền hạn để cải tiến điều kiện cơ cấu tổ chức
trong việc thực thi đổi mới. Ví dụ các Bộ Ngành đã không thực thi một cách
đầy đủ những đề xuất cụ thể của Hội đồng để cải tiến hệ thống R & D, một
phần thông qua các biện pháp tăng số lượng các công ty R & D, các dự án và
huy động các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, gần đây Hội đồng CSTP Nhật Bản
đóng một vai trò tích cực hơn liên quan đến các chính sách kinh tế. Ví dụ,
trong chiến lược tổng thể sáng tạo đổi mới (tháng 6/2006) Hội đồng CSTP
Đề tài Cấp Bộ Công Thương năm 2008: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế huy động vốn đầu tư chiều sâu
đổi mới công nghệ ngành Cơ khí..........phù hợp với quy định của WTO”
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ 2
Nhật Bản đã có những đề xuất cụ thể để cải tiến hệ thống R & D bao gồm cả
các biện pháp khuyến khích hợp tác nghiên cứu KH & CN chặt chẽ.
Ở Nhật Bản những năm gần đây, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ,
thúc đẩy đầu tư mạo hiểm được khuyến khích và thực thi rất mạnh mẽ và
cũng thu được nhiều kết quả rất khả quan. Cụ thể như sau.
Ngành kinh doanh đầu tư mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng và
ngày càng phát triển trong việc đẩy mạnh đổi mới ở nhiều nước OECD. Tuy
nhiên, ở Nhật Bản, đầu tư mạo hiểm trong thập kỷ qua rất im ắng, chỉ đạt mức
rất thấp khoảng 0,05 GDP. Tỷ lệ này phản ánh thực tế là: Thứ nhất, sự quan
tâm của người dân đối với đầu tư mạo hiểm là thấp, được chứng minh bằng
việc là số dư tiết kiệm trong tài khoản của người dân vẫn còn cao. Thứ hai,
các công ty chủ yếu dựa vào đầu tư tài chính gián tiếp. Thứ ba, đầu tư dài hạn
từ quỹ phúc lợi (quỹ lương) chỉ chiếm 4% trong tổng quỹ đầu tư so với 40% ở
Mỹ và ở Anh. Thứ tư, vai trò của trường đại học có liên quan đến lĩnh vực
đầu tư mạo hiểm đã bị hạn chế (OECD*
, 2005 )
Ngoài ra, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm là chi nhánh của các tổ chức tài
chính mà họ lại thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và hỗ trợ các công ty
đầu tư mạo hiểm và không muốn chịu rủi ro (Takahashi, 2006 ). Điều này hạn
chế vai trò của ngành kinh doanh mạo hiểm trong giai đoạn phát triển công
nghệ gần đây. Trên thực tế, đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ cao, kể
cả công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và y tế, chỉ chiếm 23% trong tổng
số, so với mức trung bình của OECD chiếm gần 50%; ngược lại, mạo hiểm
hơn (OECD, 2005). Thêm vào đó, đầu tư mạo hiểm ở Nhật Bản tập trung vào
công nghệ giai đoạn sau, mặc dù tỷ lệ các công ty trong giai đoạn đầu đã tăng
trong những năm gần đây. Thêm vào đó, các nhà đầu tư mạo hiểm của Nhật
Bản ít tham gia vào quản lý các công ty mà họ đầu tư.
1.1.1.2. Hàn Quốc [13], [24]
Hàn Quốc là một trong các con rồng và là các nước công nghiệp mới
(NICs) của Châu Á. Tuy nhiên, Hàn Quốc hiện nay là một nước công nghiệp
phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong sự phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong
sự phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn lực khoa học công nghệ
trình độ cao.
Dưới đây, giới thiệu một số vấn đề: tổ chức và Luật KHCN; chính sách
--------------------------------------------- *) OECD – Organization for Economic Cooperation and Development