Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Chương Trình Giáo Dục Bảo Tồn Tại Khu Bảo Tồn Loài Và Sinh Cảnh Loài Vượn Cao Vít Huyện Trùng Khánh Tỉnh Cao Bằng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------
NÔNG DIỆU HUẾ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN
TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH LOÀI VƯỢN CAO VÍT
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nôi, 20 ̣ 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------
NÔNG DIỆU HUẾ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN
TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH LOÀI VƯỢN CAO VÍT
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỒNG THANH HẢI
Hà Nôi, 20 ̣ 12
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít (VCV) thuộc huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là phần nằm ở phía tây bắc của dãy núi đá vôi
khu vực Đông Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc. Mặc dù KBT đã được thành lập và nhiều hoạt động Bảo
tồn được triển khai tại đây tuy nhiên, quần thể VCV đã và đang chịu ảnh
hưởng bởi các hoạt động của người dân sống tại đây. Cụ thể như: lấy củi, lấy
gỗ sửa nhà, sửa guồng nước, chăn thả gia súc…những hoạt động trên đã tác
động không nhỏ tới sinh cảnh sống của loài Vượn Cao Vít và ảnh hưởng tới
việc phục hồi quần thể loài trong tương lai. Một trong những nguyên nhân
dẫn tới hiện tượng này là thiếu chương trình giáo dục bảo tồn dài hạn, các
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc điều tra cơ bản về tình hành dân sinh kinh
tế, nhu cầu sử dụng tài nguyên, sinh thái dinh dưỡng và sinh cảnh sống của
Vượn…. Được tiến hành bởi tổ chức Bảo vệ Động, Thực vật hoang dã quốc
tế (FFI) và một số tổ chức khác.
Như vậy, việc tiến hành xác định nhu cầu bảo tồn của người dân thuộc
các xã nói trên làm cơ sở cho việc thiết kế và tiến hành các chương trình giáo
dục bảo tồn là nhu cầu cấp thiết đối với sự thành công của công tác bảo tồn
Vượn Cao Vít tại Trùng Khánh trong thời gian dài. Vì những lý do trên tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu đề xuất các chương trình giáo dục bảo tồn tại Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các chương
trình giáo dục bảo tồn cho người dân sống tại khu vực trong tương lai.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
Khái niệm giáo dục môi trường chính thức được sử dụng lần đầu tiên
vào năm 1972, tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường Nhân văn
được tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) (Matarasso, 2004). Từ đó cho đến nay
có rất nhiều định nghĩa và khái niệm liên quan đến cụm từ này, dưới đây là
một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi.
1.1.1. Giáo dục môi trường
- “Giáo dục môi trường là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái
niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh
giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật
lý xung quanh, giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra
quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến
chất lượng môi trường” (IUCN, 1970).
- “Giáo dục môi trường là một quá trình phát triển những tình huống
dạy/học hiệu quả giúp người dạy và học tham gia giải quyết những vấn đề
môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được
thông tin đầy đủ” (Wigley, 2000).
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về giáo dục môi trường, tất cả
đều có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian, ở nhiều
địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những
phương thức khác nhau.
+ GDMT nhằm thay đổi hành vi
3
+ Môi trường học tập là chính môi trường và những vấn đề có trong
thực tế.
+ GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách
sống.
+ Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành
động làm cơ sở.
1.1.2. Cộng đồng
Cộng đồng nói chung thường được hiểu là những nhóm người, được
tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp,
theo huyết thống, theo khu vực địa lý, theo hệ thống quyền lực, theo tổ chức
đoàn thể, theo sở thích,… (Matarasso, 2004). Tuy nhiên, cộng đồng trong đề
tài này được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội
bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho
cuộc sống hàng ngày của xã hội, của một nhóm người trong một khu vực địa
lý xác định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử (Matarasso,
2004).
Cho đến nay, còn nhiều ý kiến về sự khác nhau giữa giáo dục bảo tồn
(GDBT) và giáo dục môi trường (GDMT). Nhiều người cho rằng, GDBT và
GDMT là 2 khái niệm tương đồng với nhau, có thể thay khái niệm GDBT
bằng GDMT và ngược lại. Trong khuôn khổ đề tài, khái niệm GDBT được
dùng để chỉ các hoạt động GDMT có sự tham gia của cộng đồng dân địa
phương nhằm thay đổi hành vi, hướng tới mục tiêu bảo tồn (Matarasso và
cộng sự, 2004). Tuy vậy, một chương trình GDBT không chỉ dừng lại ở các
hoạt động giáo dục như: tập huấn nâng cao kỹ năng mà còn có thể là các
chương trình truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức,…
hoặc các chương trình vận động chính sách nhằm xóa bỏ những trở ngại về
4
mặt chính sách đối với việc thực hiện các hành vi bảo tồn (cả hành vi tích cực
hiện tại và các hành vi bảo tồn mới).
Một chương trình GDBT cần làm rõ đâu là các hành vi gây ra các vấn
đề bảo tồn/môi trường. Nguyên nhân của các hành vi đó là gì? Do thiếu nhận
thức, kiến thức, kỹ năng, không có thái độ đúng đắn, thiếu lựa chọn hay bị
cản trở bởi các yếu tố kinh tế, tài chính? Xuất phát từ những quan điểm trên
đây, đề tài tiến hành đánh giá nhận thức và thái độ của người dân với vấn đề
bảo tồn tại địa phương, xác định những hoạt động ảnh hưởng đến tài
nguyên/môi trường của người dân, tìm ra những nguyên nhân của những hành
động đó, từ đó tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của người dân khi tham
gia công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng bên cạnh những cơ hội tiếp cận, làm
cơ sở xây dựng những chương trình giáo dục bảo tồn sau này. Những nội
dung này của đề tài sẽ xuyên suốt quá trình tổng quan vấn đề nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.2. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng
Để hiểu rõ hơn về bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, chúng tôi
muốn làm rõ khái niệm cộng đồng. Cộng đồng thường được hiểu là những
nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi,
nghề nghiệp, huyết thống, hệ thống quyền lực, tổ chức đoàn thể [9], … Đối
với đề tài này, cộng đồng ở đây là nhân dân địa phương; cộng đồng dân tộc
Tày, Nùng, Kinh ở 3 xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn trong việc tham
gia bảo tồn Vượn Cao Vít tại Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Một trong những tồn tại quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả trong
quản lý tài nguyên nói chung và các loài nói riêng thiếu sự tham gia của người
dân địa phương. Trước đây, các khu bảo tồn được xem như những "ốc đảo"
hay như những cái "chai nút kín", đó là sự tách biệt một khu vực tự nhiên ra
5
khỏi thế giới loài người. Cách tiếp cận đó đã biểu hiện những thất bại do
những áp bức xã hội và sinh thái, cả trong và ngoài khu bảo tồn. Thực tế cho
thấy khu bảo tồn vẫn cần có một phần được bảo vệ nghiêm ngặt, được gọi là
vùng lõi. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi
trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các
phần xung quanh được gọi là vùng đệm và vùng chuyển tiếp, trong đó người
dân địa phương đóng vai trò chủ chốt, đảm bảo cho công tác bảo tồn đạt được
hiệu quả lâu dài và bền vững.
Việc lôi cuốn các cộng đồng địa phương vào việc quy hoạch và quản lý
các khu bảo tồn là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi vì họ là những người hiểu
biết tường tận nhất việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong vùng.
Vì vậy, họ là người quyết định cuối cùng và cần phải được tham gia vào các
quá trình lập kế hoạch và thực hiện quản lý.
Cộng đồng dân cư các địa phương ở các vùng rừng núi hầu như rất ít,
thậm chí không quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là tài nguyên động vật hoang dã kể cả thú linh trưởng. Lý do khiến họ
chưa quan tâm một phần vì do nhận thức, phần vì kinh tế khó khăn và phần
quan trọn hơn là chưa tạo được động lực thúc đẩy họ tham gia.
Cho đến nay, đại đa số người dân trên mọi miền đất nước, đặc biệt là
đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa chưa có nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng cũng như sự cần thiết phải bảo tồn thú linh trưởng. Họ chỉ quan
tâm đến việc tìm kiếm và làm thế nào khai thác nguồn tài nguyên này được
nhiều nhất để phục vụ cho cuộc sống thường nhật của mình. Hơn nữa, do nền
kinh tế tự cung tự cấp, an toàn lương thực chưa được đảm bảo, nên các nhà
quản lý địa phương thường có thiên hướng tìm kiếm mọi giải pháp phục hồi
và tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển tài