Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đề Xuất Bảo Tồn Cây Di Sản Việt Nam Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Phu Canh Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
11.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1341

Nghiên Cứu Đề Xuất Bảo Tồn Cây Di Sản Việt Nam Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Phu Canh Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI VĂN ĐOÀN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BẢO TỒN CÂY

DI SẢN VIỆT NAM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

PHU CANH, TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2021

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2021

Người cam đoan

Bùi Văn Đoàn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng, Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi

trường - Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ

của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng địa phương và gia đình.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến NGƯT. PGS.

TS. Trần Ngọc Hải - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến

thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo Khoa

Quản lý tài nguyên và Môi trường, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại

học Lâm nghiệp đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu tại trường.

Chân thành cảm ơn Hội đồng Cây di sản Việt Nam - Hội Bảo vệ Thiên

nhiên và Môi trường Việt Nam đã cho phép kế thừa tài liệu và hướng dẫn làm

thủ tục đề xuất công nhận cây di sản.

Tôi xin trân trọng cảm ơn, cán bộ, viên chức và nhân dân tại Khu Bảo

tồn thiên nhiên Phu Canh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình thực hiện đề tài ở khu vực nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và

đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình thực hiện luận văn do còn nhiều hạn chế về mặt thời

gian và kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những

thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy

cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2021

Học viên

Bùi Văn Đoàn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3

1.1. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới ................................................... 3

1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học và thực vật rừng ở Việt Nam......................... 5

1.2. Nghiên cứu về cây di sản trên thế giới ................................................... 9

1.3. Nghiên cứu về cây di sản ở Việt Nam.................................................. 11

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.15

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 15

2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 15

2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 15

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 15

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 15

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 15

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................. 15

2.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 15

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 16

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 24

3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 24

3.1.1. Vị trí ranh giới................................................................................ 24

3.1.2. Địa hình, địa thế ............................................................................. 25

iv

3.1.3. Khí hậu - thủy văn .......................................................................... 25

3.1.4. Địa chất và Đất............................................................................... 26

3.2. Tình hình Kinh tế - xã hội..................................................................... 27

3.2.1. Dân tộc............................................................................................ 27

3.2.2. Dân số, lao động và giới ................................................................ 28

3.2.3. Hiện trạng sản xuất ........................................................................ 28

3.2.4. Cơ sở hạ tầng.................................................................................. 30

3.2.5. Văn hóa - xã hội.............................................................................. 31

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32

4.1. Một số đặc điểm của Hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh32

4.1.1. Đa dạng bậc taxon ngành và lớp.................................................... 33

4.1.2. Thành phần các loài cây gỗ lớn ở KBTTN Phu Canh.................... 35

4.2. Ý nghĩa bảo tồn của hệ thực vật Khu BTTN Phu Canh ....................... 37

4.2.1. Đa dạng về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật rừng .................... 37

4.2.2. Giá trị bảo tồn ................................................................................ 42

4.2.3. Thực trạng công nhận cây di sản Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 .. 46

4.3. Đề xuất làm thủ tục công nhận cây di sản Việt Nam tại Khu Bảo tồn

thiên nhiên Phu Canh................................................................................... 61

4.3.1. Tiêu chí và trình tự đăng ký cây di sản .......................................... 61

4.3.2. Kết quả điều tra về các loài cây gỗ lớn ở KBT TN Phu Canh ....... 63

4.3.3. Danh mục 10 loài ưu tiên đưa vào danh sách đề xuất cây di sản tại

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ........ 66

4.3.4. Hồ sơ đề xuất công nhận cây di sản đợt 1 của Khu Bảo tồn thiên

nhiên Phu Canh ........................................................................................ 67

4.3.5. Đặc điểm quần thể nơi có Chò xanh đề xuất công nhận là cây di

sản Việt Nam............................................................................................. 67

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 75

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

ĐDSH Đa dạng sinh học

HST Hệ sinh thái

IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên

KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên

ODB Ô dạng bản

OTC Ô tiêu chuẩn

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

VACNE Hội bảo vệ tài nguyên và Môi trường Việt Nam

VOV Đài tiếng nói Việt Nam

VQG Vườn Quốc gia

VTV Đài Truyền hình Việt Nam

WWF Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu dân tộc các xã thuộc khu bảo tồn ....................................... 27

Bảng 3.2. Thành phần dân tộc các xã sống trong khu bảo tồn ....................... 28

Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của 4 xã thuộc Khu BTTN Phu

Canh................................................................................................................. 29

Bảng 4.1. Thành phần các taxon thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phu

Canh................................................................................................................. 32

Bảng 4.2. Phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín (Angiospermae) ........ 34

Bảng 4.3. Thành phần các loài cây gỗ lớn của KBTTT Phu Canh................. 35

Bảng 4.4. Tổng hợp các nhóm công dụng của thực vật ở Phu Canh.............. 37

Bảng 4.5. Các loài cây gỗ bị đe dọa tuyệt chủng ở Khu BTTN Phu Canh..... 43

Bảng 4.6. Thành phần loài cây di sản Việt Nam đã được công nhận............. 47

Bảng 4.7. Tổng hợp thống kê những loài cây gỗ lớn đã gặp tại Khu bảo tồn

thiên nhiên Phu Canh ...................................................................................... 63

Bảng 4.8. Danh lục 10 cây ưu tiên đề xuất cây di sản .................................... 66

Bảng 4.9. Tổng hợp, tổ thành cây gỗ, tái sinh, thành phần cây bủi thảm tươi

trên các OTC ................................................................................................... 68

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ KBTTN Phu canh ................................................................. 24

Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng cây di sản Quốc gia theo thời gian ..... 52

Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng phân bố các cây Di sản Việt Nam ..................... 56

Hình 4.3. Sơ đồ phân bố những loài cây gỗ lớn tại KBT ............................... 65

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì

các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và

thịnh vượng của loài ngoài và sự bền vững của thiên nhiên trên Trái Đất.

DĐSH có vai trò vô cùng to lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của con

người vì nó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,

nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là tấm lá chắn che chở và bảo vệ con

người. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn tài nguyên này đã bị suy giảm đến mức

báo động. Đó là một thách thức mà con người đang phải đối mặt vì sự suy

giảm ĐDSH sẽ làm mất cân bằng sinh thái dẫn đến những thảm họa thiên

nhiên như: lũ lụt, hạn hán, gió bão… Hậu quả của nó là đói nghèo và bệnh tật.

Chương trình bảo tồn Cây Di sản ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ

tháng 3 năm 2010 với mục tiêu bảo tồn các cây cổ thụ, nguồn gen quý hiếm;

phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha, hưởng ứng Thập kỷ Đa dạng sinh

học của Thế giới ( 2010 - 2020). Sau 10 năm hoạt động đến nay có tổng cộng

khoảng 5.000 cây đã được công nhận Cây di sản trên khắp cả nước. Hiện nay

còn rất nhiều cây cổ thụ, cây thiêng, cây mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa cần

được bảo vệ các loài cây cổ thụ này là minh chứng cho quá trình phát triển

của rừng, cũng là chỗ chứa đựng các nguồn gen thuần chủng qua nhiều thế hệ

cho loài cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Thực hiện bảo tồn Cây di

sản Việt Nam chính là bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn minh

chứng lịch sử và các giá trị văn hóa, tâm linh và truyền thống của cộng đồng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh được đánh giá là một trong ba

KBTTN có diện tích lớn của tỉnh Hòa Bình, chỉ sau KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ

Luông và Thượng Tiến, nơi còn sót lại tới 90% diện tích Khu Bảo tồn là rừng

nguyên sinh. Khu vực này được xem là đại diện của kiểu rừng kín thường

xanh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp, đặc trưng cho khu vực Tây Bắc.

2

KBTTN Phu Canh được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá là

một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao của vùng Tây Bắc,

Việt Nam với thành phần động, thực vật phong phú, đa dạng. KBTTN Phu

Canh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh

học của quốc gia, khu vực và quốc tế. Với thành phần thực vật như vậy trong

tự nhiên còn rất nhiều các cá thể thực vật có kích thước lớn cần được đánh

dấu, ưu tiên bảo vệ để góp gìn giữ sự đa dạng sinh học của khu vực.

Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về tài nguyên thực vật được triển

khai tại KBTTN Phu Canh, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách đầy đủ và chi tiết về cây di sản. Vì vậy, tôi đề xuất đề tài nghiên cứu

“Nghiên cứu đề xuất bảo tồn cây di sản Việt Nam tại Khu Bảo tồn thiên

nhiên Phu Canh tỉnh Hòa Bình” góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen

thực vật quý hiếm, đặc biệt là đề xuất làm hồ sơ được cho một số cá thể đạt

tiêu chí cây di sản Quốc gia gửi Hội đồng cây di sản quốc gia xét duyệt,bảo

vệ tính ĐDSH trong khu vực và nâng cao vai trò của Khu Bảo tồn loài và sinh

cảnh Phu Canh đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình và cộng

đồng dân cư sinh sống quanh khu vực này. Đây là một nghiên cứu vừa có ý

nghĩa khoa học và thực tiễn đối với Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới

Đa dạng sinh học (ĐDSH) trên phạm vi toàn thế giới đã và đang suy

giảm một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó thế giới có nhiều no lực

nhằm hạn chế sự suy giảm đó, cụ thể là có nhiều công ước liên quan đến bảo

vệ ĐDSH đã ra đời nhu Công ước RAMSAR, Iran (1971), Công ước CITES

(1972), Công ước Paris (1972), Công ước bảo vệ các loài động vật hoang dã

di cư, Born (1979). Song song với việc xây dựng các công ước bảo vệ ĐDSH,

các công trình nghiên cứu khoa học về ĐDSH cũng được công bố.

Theo Mooney (1992), số loài cây gỗ có D1.3 > 2,5 cm trong một ô tiêu

chuẩn có diện tích 0,1 ha ở vùng Địa Trung Hải (24 - 136 loài) tương tự như

trong rừng khô nhiệt đới và rừng mưa bán thường xanh (41 - 125 loài); trong

rừng mưa thường xanh nhiệt đới số loài cao hơn nhiều (118 - 136 loài). Số

loài bình quân trong rừng ôn đới khoảng 21 - 48 loài. Sự da dạng về loài của

rừng mưa nhiệt đới được diễn đạt bằng công thức Shannon - Weaver (1971)

như là một thông số so sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực

đại có thể 6,2 = 97%) lớn gấp 10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông

số này giảm dần từ vùng nhiệt đới đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa

khác nhau. Theo lý thuyết ốc đảo của Mac Arthur - Wilson (1971) thì số

lượng loài tương tự bằng căn bậc bốn của diện tích ốc đảo (Công thức tính

nhanh: diện tích tăng lên 10 lần có nghĩa là số loài tăng lên gấp đôi). Ngược

lại, diện tích bị thu hẹp lại có nghĩa là một số loài tương ứng sẽ bị tiêu diệt

hoặc phải đấu tranh để tồn tại (Wilson, 1992).

Danh sách các loài sinh vật có tên trong Sách Đỏ ngày càng tăng lên,

có nghĩa là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên

nhân không có gì khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh

4

các dạng sử dụng đất khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao

thông...) thì lâm nghiệp đứng hàng thứ 2 sau nông nghiệp như là nguyên nhân

của việc suy giảm, trong khi cách đây một phần tư thế kỷ (1981) còn xếp ở vị

trí thứ 6 (sau nông nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu, đô thị hóa và thủy lợi).

Có nhiều phương thức và công cụ để quản lý bảo tổn ĐDSH. Một số

phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng,

các dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất

một cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh

vật. Có thể phân chia các phương thức và công cụ thành các nhóm như sau:

* Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)

Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm bảo vệ các

loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo

đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tổn

tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các

biện pháp quản lý phù hợp.

* Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation)

Bảo tổn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và

các sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích của việc

di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong

trường hợp: nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các

loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển

sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao

gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bè nuôi thủy hải sản, các ngân

hàng giống…

* Phục hồi (Rehabilitation)

Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển

chỗ. Các biện pháp này dược sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã,

sinh cảnh, các quá trình sinh thái. Việc hội phục sinh thái bao gồm một số

5

công việc như phục hồi lại các HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng

cách nuôi trồng lại các loài bản địa chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo

lại vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn, tuy nhiên không phải là để sử

dụng cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi đủ các thành phần

động thực vật như trước đã từng có. Một trong những mục tiêu quan trọng

trong việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần

của ĐDSH. Ngoài việc xây dựng các KBT cũng cần thiết phải giữ gìn các

thành phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con

người đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây

dựng để thực hiện chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo

tồn ĐDSH.

Theo IUCN, các thứ hạng và tiêu chuẩn của Danh lục Đỏ được xếp

như sau:

1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học và thực vật rừng ở Việt Nam

Việt Nam nằm ở Đông Nam bán đảo Đông Dương có phần đất liền

rộng khoảng 330.000 km², với bờ biển dài khoảng 3.200 km, phần nội thủy và

6

lãnh hải gần với bờ biển rộng khoảng hơn 22.600 km. Ba phần tư diện tích

của cả nước là đối núi với đỉnh núi cao nhất là Phan Xi Păng 3.143 m ở phía

Tây Bắc. Nơi đây các dãy núi cao được hình thành do sự kéo dài của dãy núi

Hymalaya. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một

thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ nhưng hệ thực vật nước ta vô cùng phong phú và

đa dạng về chủng loại... Điều đặc biệt là hệ thực vật nước ta giàu những loài

cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ... và rất nhiều đại diện cổ tồn tại từ kỷ đệ tam.

Theo dự đoán của các nhà thực vật học (Takhtajan, Phạm Hoàng Hộ, Phan Kế

Lộc) số loài ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có

khoảng 2.300 loài được sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc

chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, lấy tinh dầu, dầu béo và nhiều loại

nguyên liệu khác (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997), mặt khác hệ thực vật Việt Nam

có mức độ dặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ dặc

hữu mà chỉ có các chi đặc hữu chiếm khoảng 3% nhưng số loài đặc hữu

chiếm đến khoảng 20%, tập trung ở 4 khu vực chính: núi Hoàng Liên Sơn,

Ngọc Linh, cao nguyên Lâm Viên và khu vực rừng ẩm Bắc Trung Bộ.

ĐDSH của Việt Nam là sự khác biệt của tất cả các dạng sống hiện hữu

trên mọi miền của đất nước. ĐDSH không tĩnh tại mà thường xuyên thay đổi,

nó tăng lên do sự biến đổi về gen và các quá trình tiến hóa và giảm bởi các

quá trình như suy thoái và mất sinh cảnh, suy giảm quần thể và tuyệt chủng.

Năm 1992, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới đã xác định Việt Nam là một

trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới. Việt Nam được công

nhận là một trung tâm đặc hữu về loài, 3 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng

sinh thái toàn cầu do WWF xác định và 6 trung tâm đa dạng về thực vật do

IUCN xác định. Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong điểm nóng Indô - Bơ

Ma do tổ chức bảo tồn quốc tế xác định, là một trong những vùng sinh học bị

đe dọa nhất và giàu có nhất trên Trái Đất. Độ che phủ của rừng Việt Nam

khoảng 37% với tổng diện tích tự nhiên là 12,3 triệu ha. Số loài thực vật trên

cạn ở Việt Nam vào khoảng 13.766 loài, chiếm khoảng 6,3% so với toàn cầu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!