Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ địa vật lý trong các lĩnh vực hoạt động thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1079

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ địa vật lý trong các lĩnh vực hoạt động thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT

-------o0o-------

BÁO CÁO

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ

ĐỊA VẬT LÝ TRONG CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

THUỘC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN TUẤN PHONG

KS NGUYỄN NGỌC CHÂN

5884

19/6/2006

HÀ NỘI 2005

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 2

Chương I Công nghệ địa vật lý và tiêu chí đánh giá 5

I.1 Khái niệm chung 5

I.2 Công nghệ địa vật lý, các tiêu chí đánh giá công nghệ

địa vật lý

6

Chương II Thu thập và tổng hợp số liệu 12

II.1 Tập phiếu điều tra 12

II.2 Tổ chức điều tra, thu thập tài liệu 13

II.3 Phân tích, biểu diễn các kết quả điều tra 15

Chương III Đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong

Bộ Tài nguyên và Môi trường 24

III.1 Đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ địa vật lý trong

điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản 24

III.2 Đánh giá hiện trạng công nghệ địa vật lý trong lĩnh vực

địa kỹ thuật, địa chính, khí tượng thuỷ văn. 52

III.3 Đánh giá hiện trạng công nghệ địa vật lý trong nghiên

cứu địa chất tai biến và địa chất môi trường 57

III.4 Đánh giá hiện trạng công tác biểu diễn và lưu giữ tài

liệu địa vật lý 63

III.5 Đánh giá định lượng hiện trạng trình độ công nghệ địa

vật lý trong Bộ Tài nguyên và Môi trường 67

III.6 Hiện trạng công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài nguyên và

Môi trường

70

III.7 Đối sánh trình độ công nghệ địa vật lý trong Bộ Tài

nguyên và Môi trường với các nước trong khu vực và

trên thế giới

73

Chương IV Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ địa

vật lý trong giai đoạn 2006-2010 và hướng tới 2020

88

IV.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp 88

IV.2 Các giải pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ địa vật

lý giai đoạn 2006-2010 89

IV.3 Đề xuất đổi mới công nghệ địa vật lý hướng tới 2020 92

Chương V Tổ chức thi công và chi phí thực hiện đề tài 93

Kết luận 98

Tài liệu tham khảo chính 100

2

MỞ ĐẦU

Địa vật lý là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu là trái đất và

khoảng không gian bao quanh. Nó được xây dựng trên cơ sở các thành tựu

của các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật công nghệ: toán, vật lý, địa chất,

vật liệu, tin học.v.v…

Theo cách phân chia không chính thức, địa vật lý được chia ra địa vật

lý nghiên cứu chung và địa vật lý ứng dụng. Trong đó địa vật lý ứng dụng

tập trung trong nghiên cứu, điều tra địa chất, khoáng sản, địa vật lý kỹ thuật,

tai biến địa chất và địa chất môi trường.

Do những đặc điểm trên, sự tồn tại, phát triển của địa vật lý gắn chặt

với những yêu cầu phát triển chung của nhân loại, cũng như sự phát triển,

đổi mới của các chuyên ngành khoa học, công nghệ cơ sở.

Nếu như ở những giai đoạn phát triển, đổi mới làm thay đổi mạnh mẽ

diện mạo địa vật lý vào những năm 50 và cuối những năm 70 của thế kỷ

trước là do nhu cầu phát triển kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II

và nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng dầu lửa, thì sự phát triển, đổi mới

không kém phần quan trọng của địa vật lý trong giai đoạn chuyển tiếp giữa

hai thế kỷ gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin,

công nghệ vật liệu và khả năng phục vụ của địa vật lý đối với các vấn đề

nhạy cảm như môi trường, tai biến tự nhiên.v.v...

Ở Việt Nam địa vật lý được sử dụng từ năm 1955, đến nay đã có một

quá trình 50 năm tồn tại, phát triển.

Trong lĩnh vực điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản, địa vật lý đã

có những đóng góp to lớn trong điều tra, phát hiện mỏ khoáng, nghiên cứu

cơ bản về địa chất, và gần đây là trong nghiên cứu địa vật lý kỹ thuật và môi

trường. Địa vật lý đã phát triển với lực lượng nhân lực đông, thiết bị đa dạng.

Đồng thời nó cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế không nhỏ.

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Trong điều kiện kể từ năm 2002 các lĩnh vực nghiên cứu điều tra địa chất

khoáng sản và nghiên cứu môi trường được tập trung dưới sự quản lý nhà

nước thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự đổi mới, phát triển địa

vật lý là rất cần thiết.

Để việc phát triển, đổi mới đúng hướng, phù hợp với mục tiêu phát

triển đổi mới chung của ngành Tài nguyên Môi trường, cần có sự đánh giá

3

khách quan, đúng đắn hiện trạng công tác địa vật lý để từ đó có các kế hoach

đổi mới phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chung.

Xuất phát từ yêu cầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho

Liên đoàn Vật lý Địa chất thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ

cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao

trình độ công nghệ địa vật lý trong các lĩnh vực hoạt động thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường” với các mục tiêu, nhiệm vụ:

- Đánh giá có căn cứ khoa học và thực tiễn hiện trạng công nghệ địa

vật lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển hợp lý nhằm nâng cao trình độ

công nghệ địa vật lý đạt mặt bằng tiên tiến khu vực (các nước ASEAN và

Trung Quốc), nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thực tế đến năm 2010 và định

hướng tới 2020.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuyên ngành địa vật lý ứng dụng.

Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ trên, đề tài đã điều tra, nghiên cứu

đánh giá các khâu sau đây của công nghệ địa vật lý :

- Các nhiệm vụ điều tra địa chất, địa chất khoáng sản, địa chất môi

trường, tai biến địa chất được giải quyết bằng công tác địa vật lý;

- Các phương pháp địa vật lý đã và đang được sử dụng và hiệu quả

mang lại.

- Máy, thiết bị địa vật lý (phương tiện sản xuất).

- Nhân lực.

- Tổ chức sản xuất và quản lý.

- Sản phẩm và chất lượng sản phẩm (tài liệu và chất lượng tài liệu).

Để thực hiện các công việc trên, trong hai năm 2004, 2005, tập thể tác

giả đã:

- Tổ chức điều tra tổng hợp hiện trang công nghệ địa vật lý tại 16 đơn

vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ;

- Điều tra hiện trạng công nghệ địa vật lý tại 4 đơn vị thuộc Bộ Xây

dựng, các Viện Vật lý Địa cầu, Viện Địa chất, Phân Viện phía Nam thuộc

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

- Thu thập tài liệu về công tác địa vật lý của 21 nước và công ty, tổ

chức chuyên ngành địa vật lý;

4

- Tham khảo tài liệu từ các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước,

các trường đại học có đào tạo địa vật lý;

- Phân tích các tài liệu thu thập;

- Hội thảo khoa học;

- Đánh giá tổng hợp và đề xuất các giải pháp.

Báo cáo tổng kết đề tài gồm các chương mục:

Mở đầu;

Chương I. Công nghệ địa vật lý và các tiêu chí đánh giá;

Chương II. Thu thập và tổng hợp số liệu;

Chương III. Đánh giá hiện trạng công nghệ địa vật lý trong các lĩnh vực

thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chương IV. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ

địa vật lý;

Chương V. Tổ chức thi công và chi phí thực hiện đề tài;

Kết luận.

Tham gia thực hiện đề tài gồm tập thể các tác giả: KS Nguyễn Ngọc

Chân (đồng chủ nhiệm), TS Quách Văn Gừng, TS Nguyễn Thế Hùng, KS La

Thanh Long, TS Nguyễn Ngọc Loan, ThS Nguyễn Trường Lưu, TS Nguyễn

Tuấn Phong (chủ nhiệm), KS Quách Văn Thực, Ths Trần Bình Trọng, các

cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Địa vật lý thuộc

Liên đoàn Vật lý Địa chất, các nhà khoa học trong và ngoài Bộ Tài nguyên

và Môi trường.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả luôn nhận được sự quan

tậm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cũng như các ý kiến đóng góp quý báu

của lãnh đạo Liên đoàn Vật lý Địa chất, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt

Nam, các Vụ KHCN, KHTC Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tập thể tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất.

5

Chương I

CÔNG NGHỆ ĐỊA VẬT LÝ VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

I.1. Khái niệm chung.

I.1.1. Định nghĩa.

Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam định nghĩa : Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy

trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn

lực thành sản phẩm. Ngoài ra còn có một số định nghĩa tương tự.

Từ điển Anh- Anh-Việt - Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin 1999- định

nghĩa công nghệ: “ Việc sử dụng các công cụ, năng lượng và nguyên liệu nói

chung cho mục đích sản xuất”.

Theo Từ điển tiếng Việt- Trung tâm từ điển học, 1998- công nghệ là

“Tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng

thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong

quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”.

Trong tập “Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ” do Trung tâm

Thông tin, Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia xuất bản 1997 định

nghĩa “Công nghệ là trò chơi của người giàu, ước mơ của người nghèo, và

chìa khoá của sự khôn ngoan”.

I.1.2. Vai trò của công nghệ.

Công nghệ không phải là một lực lượng độc lập, cụ thể mà đơn thuần nó

chỉ là công cụ nhằm giải quyết với hiệu quả cao nhất vấn đề, nhiệm vụ đặt ra.

Công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung. Thực chất

chỉ có công nghệ mới đóng góp, tạo ra sự phát triển, trong khi khoa học chỉ

tạo ra được sự tiến bộ công nghệ. Nói cách khác công nghệ đưa các thành

quả khoa học vào cuộc sống một cách có lợi nhất. Nó cũng là phương tiện

duy nhất để chuyền đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực thành

nguồn lực, thành sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình vận hành, công nghệ

làm tăng hiệu quả nghiên cứu, sản xuất nhờ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn

lực đầu vào.

I.1.3. Các thành phần của công nghệ.

Công nghệ được hợp thành từ các thành phần chính sau:

- Các phương tiện: các loại thiết bị, máy móc chính và các trang thiết bị

kèm theo trong một dây chuyền sản xuất, nghiên cứu;

6

- Con người: bao gồm số lượng và năng lực trí tuệ của những người

tham gia;

- Các dữ liệu, các thông tin;

- Các cơ chế tổ chức thực hiện.

I.2. Công nghệ địa vật lý, các tiêu chí đánh giá công nghệ địa vật lý.

I.2.1. Công nghệ địa vật lý: Đó là tổng hợp quá trình tổ chức, thực hiện

các phương pháp địa vật lý phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất.

I.2.2. Các tiêu chí đánh gía công nghệ địa vật lý.

I.2.2.1. Các đặc điểm công tác địa vật lý và công nghệ địa vật lý.

Công tác địa vật lý được sử dụng ở Việt Nam cho đến nay đã tròn 50 năm.

Trong lĩnh vực điều tra địa chất, địa chất môi trường, công tác địa vật

lý được triển khai nhằm giải quyết các nhiệm vụ địa chất và môi trường khác

nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn điều tra: Lập bản đồ địa chất, địa chất môi

trường, địa chất thuỷ văn ở các tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000 ... 1/50.000, điều

tra khoáng sản và đánh giá khoáng sản ở các tỷ lệ 1/50.000 đến 1/5000,

1/2000. Thông thường tổ hợp hợp lý các phương pháp địa vật lý được lựa

chọn sử dụng cũng rất đa dạng về số lượng phương pháp, trình tự thực hiện,

song các giai đoạn của qui trình công nghệ và các yêu cầu về chất lượng kỹ

thuật (máy, thiết bị, sai số đo đạc ...), chất lượng sản phảm là chặt chẽ và

thống nhất cho từng dạng công việc và từng dạng phương pháp.

Công nghệ điều tra địa chất, địa chất môi trường, trong đó có công

nghệ địa vật lý không hoàn toàn như công nghệ sản xuất hàng hoá trong công

nghiệp là các công đoạn công nghệ trong dây chuyền sản xuất có quan hệ mật

thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến sản phẩm cuối cùng, bởi lẽ

mỗi phương pháp địa vật lý trong tổ hợp phương pháp được lựa chọn sử dụng

thường độc lập với phương pháp khác về qui trình và kỹ thuật sản xuất, và các

chỉ tiêu kỹ thuật hay nói một cách khác là mỗi phương pháp địa vật lý đều có

các công đoạn và dây chuyền công nghệ tương đối độc lập, không ảnh hưởng

lẫn nhau trong quá trình sản xuất của tổ hợp các phương pháp địa vật lý đã

lựa chọn.

Tuy nhiên ở góc độ sản xuất công nghiệp vẫn có những vấn đề áp dụng

được như tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để đánh giá trình độ

công nghệ địa vật lý trong điều tra địa chất, địa chất môi trường.

I.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ địa vật lý.

7

Trình độ công nghệ địa vật lý được phân ra 3 mốc : Cao, trung bình,

thấp. Trong các tiêu chí đánh giá, đề tài đã kết hợp việc phân tích đánh giá

có tính tổng quát với việc cho điểm những tiêu chí cụ thể theo phương pháp

trọng số : Các tiêu chí đạt trình độ công nghệ cao có trọng số 3, trung bình :

2, và thấp có trọng số 1.

Từ các đặc điểm chung của phương pháp nghiên cứu công nghệ và các

đặc điểm riêng của việc ứng dụng địa vật lý trong các lĩnh vực nghiên cứu và

sản xuất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề làm cơ sở khoa học trong

việc đánh giá trình độ công nghệ địa vật lý, đề tài đã xác lập các tiêu chí để

xem xét và đánh giá cụ thể sau:

a) Máy móc, trang thiết bị.

+ Số lượng thiết bị :

- Đủ để giải quyết các nhiệm vụ : 3

- Đạt 80% : 2

- <80% : 1

+ Năm sản xuất :

- Trước năm 1990 : 1

- Từ 1990 đến 2000 : 2

- Sau năm 2000 : 3

+ Thời gian sử dụng :

- < 5 năm : 3

- Từ 5 đến 10 năm : 2

- >10 năm : 1

+ Hãng chế tạo :

- Hãng công nghệ tiên tiến : 3

- Nga + Trung Quốc : 2

- Việt Nam : 1

+ Sai số

- Đạt : 2

- Không đạt : 1

- Các thông số kỹ thuật khác: nhiệt độ và độ ẩm làm việc;

- Các chỉ số công nghệ thông tin:

Ghi số tự động, có bộ nhớ, phần mềm : 3

Ghi số : 2

Ghi tương tự, đọc số : 1

8

+ Quy trình công nghệ phương pháp đi kèm với máy :

- Có quy trình : 2

- Không có quy trình : 1

+ Mức độ đồng bộ : Tiêu chí này thể hiện tính hoàn thiện của máy nếu

máy có sự đồng bộ giữa các khối máy hoặc giữa máy thu và máy phát sẽ có

tính hoàn thiện cao hơn các máy không đồng bộ.

- Đồng bộ : 2

- Không đồng bộ : 1

+ Tỷ lệ máy hiện đại :

- 100% máy hiện đại : 3

- 50 - <100% : 2

- <50% : 1

b) Nhân lực.

Để đánh giá trình độ công nghệ về nhân lực, cần đánh giá theo các

tiêu chí cụ thể sau:

+ Số lượng: Nhân lực địa vật lý được xem xét là cán bộ quản lý đơn vị

địa vật lý, quản lý kỹ thuật địa vật lý và cán bộ kỹ thuật thực hiện công tác

địa vật lý có trình độ từ trung cấp trở lên.

Đủ để giải quyết các nhiệm vụ : 3

Đủ để giải quyết 80% nhiệm vụ : 2

Giải quyết <80% các nhiệm vụ : 1

+ Độ tuổi :

Độ tuổi tỷ lệ <50 : >80% : 3

: 70 - 80% : 2

: <70% : 1

+ Trình độ chuyên môn : Thống kê những người được đào tạo, hoặc

đào tạo lại đúng chuyên ngành địa vật lý, theo các mức :

- Trên đại học : Tiến sĩ, Thạc sĩ;

- Đại học : Kỹ sư, cử nhân;

- Kỹ thuật viên : Trung cấp kỹ thuật và tương đương.

Trong đó :

Tỷ lệ đại học, trên ĐH >70% : 3

50 - 70% : 2

<50% : 1

9

+ Ngoại ngữ : Được phân ra các mức A, B, C, D. Cán bộ đào tạo ở

nước ngoài có trình độ D về ngôn ngữ sử dụng tại cơ sở đào tạo.

Trình độ C trở lên : 3

Trình độ B : 2

Trình độ A : 1

Không ngoại ngữ : 0

+ Trình độ tin học: Đây là tiêu chí khá quan trọng để đánh giá cán bộ kỹ

thuật hiện nay, khi mà các tiến bộ kỹ thuật tin học và công nghệ thông tin đã và

đang được áp dụng phổ biến trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất và đời sống

xã hội và đánh giá tiêu chí này theo các mức:

Lập trình : 3

Xử lý : 2

Văn phòng : 1

Không biết : 0

+ Chuyên môn sâu: Khả năng chuyên môn sâu phải phù hợp với các

phương pháp địa vật lý giải quyết công việc cụ thể của đơn vị. Nếu chuyên

môn sâu không phù hợp sẽ giảm khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ.

Chuyên môn sâu được xem xét theo các phương pháp địa vật lý như: từ,

điện, xạ, địa vật lý lỗ khoan, địa chấn, trọng lực, xử lý tổng hợp.

+ Chức vụ đang làm: Tiêu chí này cho biết là cán bộ quản lý hay cán

bộ thực hiện công tác địa vật lý. Tỷ lệ giữa cán bộ quản lý và thực hiện phải

hợp lý và phù hợp với tổ chức công tác hiện nay. Nếu mất cân đối sẽ làm

giảm đi vai trò của yếu tố nhân lực địa vật lý đối với sự phát triển của công

tác này trong đơn vị. Chẳng hạn nếu số lượng cán bộ địa vật lý của đơn vị

không nhiều nhưng lại có nhiều người được bổ nhiệm làm công tác quản lý

địa vật lý hoặc công tác khác sẽ làm giảm đi lực lượng thực hiện nhiệm vụ

của đơn vị. Cán bộ quản lý có thể là quản lý công tác địa vật lý (Liên đoàn

trưởng, Phó Liên đoàn trưởng, Đoàn trưởng, Đội trưởng, Tổ trưởng địa vật

lý...) và quản lý công tác khác (như lãnh đạo đơn vị địa chất, Công ty,

Trưởng các phòng ban không phải là địa vật lý...)

Tổng hợp các tiêu chí nêu trên là cơ sở để đánh giá về số lượng, chất

lượng, về năng lực chuyên môn và khả năng phát triển đổi mới của nhân lực.

10

c) Năng lực thông tin của công tác địa vật lý:

Thể hiện qua các tiêu chí cụ thể sau:

- Tổng số nhân lực công nghệ thông tin trong đơn vị

- Số cán bộ địa vật lý trong đơn vị (trong đó có số người sử dụng

thành thạo công nghệ thông tin trong chuyên môn địa vật lý, tỷ lệ số người

có khả năng lập trình ứng dụng tài liệu).

- Bằng cấp về công nghệ thông tin (trung cấp, đại học, trên đại học)

- Chứng chỉ tin học (A, B, C)

- Văn bằng khác về công nghệ thông tin (chứng nhận qua các lớp đào

tạo của Cục Địa Chất và Khoáng sản, văn bằng khác).

- Có trình độ thực tế nhưng không có văn bằng, chứng chỉ.

- Phần mềm xử lý số liệu: Các phần mềm hiện có, nguồn gốc xuất xứ

của phần mềm, thời gian sử dụng, số người sử dụng thành thạo, mức độ sử

dụng và hiệu quả sử dụng của từng phần mềm .

- Các phần mềm công nghệ thông tin trong địa vật lý bao gồm: Phần

mềm tự lập, cơ sở dữ liệu địa vật lý...

+ Khả năng trao đổi, khai thác sử dụng số liệu, kết quả xử lý phân tích

với các cơ sở bên ngoài. Việc đánh giá định lượng được xác định chi tiết :

- Khả năng lưu giữ số liệu :

Số hoá toàn bộ : 3

Số hoá các tài liệu chủ yếu : 2

Ngoài hai hình thức trên : 1

- Hình thức lưu giữ :

Dạng số toàn bộ : 3

Một phần dạng số + giấy : 2

Ngoài hai hình thức trên : 1

- Tổ chức lưu giữ :

Tập trung toàn bộ : 3

Tập trung một phần : 2

Ngoài hai hình thức trên : 1

- Khả năng trao đổi thông tin :

Trung bình 3 tiêu chí trên đạt 2,5-3 : 3

đạt 1,5 - <2,5 : 2

< 1,5 : 1

11

d) Tổ chức thực hiện:

Khâu tổ chức thực hiện công tác địa vật lý có vai trò quan trọng trong

việc phát huy năng lực con người và trang thiết bị. Nếu tổ chức thực hiện

hợp lý có thể phát huy tối đa khả năng của cán bộ địa vật lý, nâng cao tỷ lệ

sử dụng máy và thiết bị, mở rộng khả năng và lĩnh vực công tác và nâng cao

hiệu quả, giảm giá thành công tác.

Việc tổ chức thực hiện có thể đánh giá qua các tiêu chí cụ thể như:

- Cơ cấu tổ chức: Liên Đoàn, Đoàn, Xí nghiệp, Đội, Tổ địa vật lý.

- Cơ chế quản lý: Sự nghiệp, sự nghiệp có thu, doanh nghiệp.

- Cơ chế sản xuất: Trả lương tháng, khoán quỹ lương, khoán sản phẩm.

- Kiểm tra chất lượng công việc: Biện pháp kiểm tra, số lần kiểm tra

cho mỗi công trình và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Nếu có biện pháp

kiểm tra thích hợp (văn phòng, thực địa) số lần kiểm tra nhiều và tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng cụ thể thì kết quả công tác địa vật lý sẽ đáp ứng được

yêu cầu đặt ra.

- Các cơ sở pháp quy: quy trình, quy phạm địa vật lý.

e) Khả năng độc lập giải quyết các nhiệm vụ .

Đây là tiêu chí đánh giá tổng hợp. Qua đó cho thấy khả năng, trình độ

khai thác các năng lực về trang thiết bị, tiềm lực con người và cơ cấu tổ chức

tạo ra sức mạnh công nghệ trong giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và sản

xuất do thực tế đặt ra.

Tiêu chí này được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:

- Khả năng thực hiện các tổ hợp phương pháp địa vật lý :

Có khả năng thực hiện tổ hợp các phương pháp trên mặt đất,

trên không, trên biển : 3

Thiếu 1 trong 3 dạng trên : 2

Thiếu 2 trong 3 dạng trên : 1

- Khả năng phối hợp với các phương pháp nghiên cứu khác;

- Mức độ giải quyết độc lập một số nhiệm vụ;

- Tính năng động, khả năng thích ứng kịp thời với các yêu cầu thực tế :

Hiệu quả công tác địa vật lý được đánh giá định lượng theo các mức :

+ Tỷ lệ dị thường địa vật lý gặp đối tượng địa chất ≥ 70% : 3

+ Tỷ lệ dị thường địa vật lý gặp đối tượng địa chất 50- 70% : 2

+ Tỷ lệ dị thường địa vật lý gặp đối tượng địa chất <50% : 1

12

Chương II

THU THẬP VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU

Để đánh giá được hiện trạng công nghệ địa vật lý trong các lĩnh vực

hoạt động thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, công tác điều tra về thực trạng

nhân lực, thiết bị địa vật lý, tổ chức công tác địa vật lý và hiệu quả của công

tác địa vật lý, được xem như nhiệm vụ hàng đầu. Để có tài liệu từ các đơn vị

có lực lượng địa vật lý như các Liên đoàn, các Công ty, các Trung tâm trong

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các Viện, các Công ty ngoài ngành

địa chất chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng một tập phiếu điều tra.

Thời hiệu điều tra từ năm1991 đến 30 tháng 9 năm 2005.

Nội dung các phiếu điều tra được xác định trên cơ sử các tiêu chí cần

điều tra, đánh giá nêu tại Chương I.

II.1. Tập phiếu điều tra

1.Biểu 1: Biểu thống kê máy móc thiết bị địa vật lý hiện có.

Biểu thống kê này điều tra 20 chỉ tiêu kỹ thuật của các loại máy móc,

thiết bị địa vật lý, đảm bảo đủ cơ sở để dánh giá hiện trạng chất lượng trang

bị máy móc của từng đơn vị được điều tra.

2. Biểu 2:Biểu thống kê các phương pháp địa vật lý đã, đang sử dụng

Yêu cầu thống kê của biểu này là 10 chỉ tiêu. Các thống kê này nhằm

thể hiện mức độ (năng lực) triển khai các phương pháp địa vật lý trong các

lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và hiệu quả của nó.

3. Biểu 3: Biểu thống kê đánh giá mức độ hao mòn của máy, thiết bị.

Gồm 06 chỉ tiêu thống kê, điều tra. Đây là các thông tin phản ảnh thời

gian, hiệu suất sử dụng thiết bị địa vật lý.

4. Biểu 4: Phiếu điều tra trình độ công nghệ địa vật lý (lực lượng cán

bộ khoa học kỹ thuật và quản lý).

Biểu 4 gồm 12 chỉ tiêu thống kê nhằm thống kê số lượng và trình độ

chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của lực lượng cán bộ địa vật lý.

5.Biểu 5: phiếu điều tra trình độ tin học hoá.

Đây là phiếu điều tra tổng hợp với 8 nội dung điều tra thống kê và 10

chỉ tiêu thống kê. Phiếu điều tra này giúp có các số liệu để xem xét, đánh giá

tổng hợp năng lực công nghệ tin học trong địa vật lý qua các đánh giá về con

người, thiết bị tin học, các phần mềm chuyên dụng. Cũng qua thống kê này

có thể gián tiếp biết được nhu cầu tin học trong địa vật lý trong các đơn vị

thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!