Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu, đánh giá thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1682

Nghiên cứu, đánh giá thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng

dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này của tôi hoàn toàn

trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào.

Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Lạng Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Chu Thị Hồng Nhung

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa

học - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông và Th.S. Nguyễn Văn Hiểu đã tận tình

hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm

Thái Nguyên và các quý Thầy, cô giáo, viên chức trong phòng Đào tạo trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan

tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, cán bộ phòng

TN&MT huyện Cao Lộc đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi cả về vật chất cũng như

tinh thần. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Cao

Lộc, cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã huyện Cao Lộc đã giúp đỡ tôi trong

quá trình điều tra và thu thập số liệu thực hiện đề tài.

Cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi

rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn

nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý

kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, quý vị và bạn bè để luận văn này

được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lạng Sơn, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Chu Thị Hồng Nhung

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................ 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 3

1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 3

1.1.1. Các quan điểm về thoái hóa đất .............................................................. 3

1.1.2. Thế nào là thoái hóa đất .......................................................................... 4

1.1.3. Các phương pháp đánh giá thoái hóa đất................................................ 5

1.1.4. Các quá trình thoái hóa đất ..................................................................... 5

1.1.5. Mối quan hệ đất đai - thảm thực vật ....................................................... 6

1.1.6. Xói mòn đất............................................................................................. 7

1.1.7. Sa mạc hóa .............................................................................................. 9

1.1.8. Các vấn đề và thách thức ...................................................................... 11

1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 13

1.3. Tổng quan về thoái hóa đất...................................................................... 14

1.3.1. Tình hình thoái hóa đất trên thế giới..................................................... 14

1.3.2. Thoái hóa đất ở Việt Nam..................................................................... 16

1.3.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu thoái hóa đất của tỉnh Lạng Sơn.......... 19

iv

1.3.4. Ảnh hưởng của thoái hóa đất đai đến khả năng sản xuất...................... 20

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 23

2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu............................................ 23

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 23

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 23

2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 23

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24

2.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống............................................................. 24

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu ..................... 24

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp..................................................................... 24

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp....................................................................... 25

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 25

2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu ................................................... 25

2.3.5. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ ................................................ 26

2.3.6. Các phương pháp khác.......................................................................... 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 30

3.1. Khái quát về sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Lộc ........................... 30

3.1.1. Phân loại đất.......................................................................................... 30

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc năm 2017......................... 31

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa đất.................................................. 34

3.2.1. Đất bị xói mòn do mưa.......................................................................... 34

3.2.2. Đất bị khô hạn ....................................................................................... 43

3.2.3. Đất bị suy giảm độ phì .......................................................................... 47

3.2.4. Đất bị kết von ........................................................................................ 51

3.3. Thực trạng thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc........ 54

3.3.1. Thực trạng thoái hóa theo loại hình sử dụng đất................................... 54

3.3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp................................................................... 54

v

3.3.1.2. Đất Lâm nghiệp.................................................................................. 55

3.3.1.3. Đất nuôi trồng thủy sản...................................................................... 57

3.3.1.4. Đất nông nghiệp khác......................................................................... 57

3.3.2. Tổng hợp diện tích đất bị thoái hóa theo mức độ ................................. 60

3.3.3. Tổng hợp diện tích đất thoái hóa theo đơn vị hành chính..................... 62

3.3.4. Nhận xét chung về thực trạng thoái hóa đất.......................................... 65

3.4. Khảo sát, đánh giá thoái hóa đất qua ý kiến của cán bộ chuyên môn và

người sử dụng đất............................................................................................ 68

3.4.1. Khảo sát, đánh giá thoái hóa đất qua ý kiến của cán bộ chuyên môn .. 68

3.4.2. Khảo sát, đánh giá thoái hóa đất qua ý kiến của người sử dụng đất..... 70

3.5. Nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất giải pháp ..................................... 73

3.5.1. Đánh giá nguyên nhân thoái hóa đất trên địa bàn huyện Cao Lộc ....... 73

3.5.1.1. Nguyên nhân tự nhiên ........................................................................ 73

3.5.1.2. Nguyên nhân từ sử dụng đất của con người ...................................... 75

3.5.2. Đề xuất giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu tác động của thoái hóa đất ... 77

3.5.2.1. Giảm thiểu xói mòn trên đất dốc........................................................ 77

3.5.2.2. Giải pháp chống khô hạn ................................................................... 78

3.5.2.3. Giải pháp hạn chế kết von, đá ong hóa .............................................. 78

3.5.2.4. Giải pháp cải tạo đất bị suy giảm độ phì............................................ 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 81

1. Kết luận ....................................................................................................... 81

2. Kiến nghị..................................................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

II. Tài liệu tiếng Anh

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thoái hóa đất trên đất canh tác ở Australia...................................... 6

Bảng 1.2: Thoái hóa thảm thực vật ở các vùng đồng cỏ của Australia ............ 6

Bảng 1.3: Ma trận đánh giá mức độ rủi ro của sa mạc hóa do con người

gây ra................................................................................................ 10

Bảng 1.4: Diện tích đất (1000 km2

) của châu Phi tính theo mức độ rủi ro..... 10

Bảng 3.1: Phân loại đất của huyện Cao Lộc ................................................... 30

Bảng 3.2: Bảng hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Lộc năm 2017.......... 32

Bảng 3.3: Phân cấp mức độ xói mòn đất theo loại hình sử dụng đất ............. 35

Bảng 3.4: Phân cấp mức độ xói mòn đất theo đơn vị hành chính .................. 36

Bảng 3.5: Phân cấp mức độ đánh giá đất bị xói mòn ..................................... 38

Bảng 3.6: Kết quả tính hệ số R các trạm đo.................................................... 39

Bảng 3.7: Phân cấp mức độ khô hạn đất theo loại hình sử dụng đất.............. 44

Bảng 3.8: Phân cấp mức độ khô hạn đất theo đơn vị hành chính................... 45

Bảng 3.9: Phân cấp mức độ suy giảm độ phì đất theo loại hình sử dụng đất. 47

Bảng 3.10: Phân cấp mức độ suy giảm độ phì đất theo đơn vị hành chính.... 48

Bảng 3.11: Phân cấp mức độ kết von đất theo loại hình sử dụng đất............. 51

Bảng 3.12: Phân cấp mức độ kết von đất theo đơn vị hành chính.................. 52

Bảng 3.13: Các loại đất thoái hóa trên đất sản xuất nông nghiệp................... 54

Bảng 3.14: Diện tích các loại thoái hóa trên đất lâm nghiệp .......................... 56

Bảng 3.15: Diện tích các loại thoái hóa trên đất nông nghiệp khác ............... 57

Bảng 3.16: Diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa....................... 59

Bảng 3.17: Phân cấp mức độ thoái hóa đất theo loại sử dụng đất .................. 60

Bảng 3.18: Phân cấp mức độ thoái hóa đất theo đơn vị hành chính............... 62

Bảng 3.19: Diện tích đất bị thoái hóa theo đơn vị hành chính........................ 67

Bảng 3.20: Đánh giá mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tại địa phương của

cán bộ chuyên môn .......................................................................... 68

Bảng 3.21: Đánh giá mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tại địa phương của

người sử dụng đất ............................................................................ 70

Bảng 3.22: Đánh nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất nông nghiệp tại địa

phương của người dân ..................................................................... 70

Bảng 3.23: Biện pháp kĩ thuật được người dân áp dụng để bảo vệ, cải tạo đất,

giảm thiểu thoái hóa đất................................................................... 72

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Đất trồng cây hàng năm bị xói mòn tại xã Công Sơn, huyện

Cao Lộc ..................................................................................... 37

Hình 3.2. Bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) huyện Cao Lộc......................... 39

Hình 3.3. Bản đồ hệ số xói mòn của đất (K) huyện Cao Lộc ......................... 40

Hình 3.4. Bản đồ hệ số độ dốc và chiều dài sườn dốc (LS) huyện Cao Lộc .. 41

Hình 3.5. Bản đồ hệ số lớp phủ và quản lý đất (hệ số C) huyện Cao Lộc...... 42

Hình 3.6. Bản đồ xói mòn đất huyện Cao Lộc năm 2017............................... 43

Hình 3.7: Phẫu diện đất trồng cây lâu năm tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc..... 46

Hình 3.8. Bản đồ khô hạn đất huyện Cao Lộc năm 2017 ............................... 46

Hình 3.9. Bản đồ độ phì đất huyện Cao Lộc năm 2017.................................. 50

Hình 3.10. Bản đồ suy giảm độ phì đất huyện Cao Lộc năm 2017 ................ 50

Hình 3.11: Phẫu diện đất rừng sản xuất tại xã Hòa cư, huyện Cao Lộc ......... 53

Hình 3.12. Bản đồ kết von đất huyện Cao Lộc năm 2017.............................. 53

Hình 3.13. Bản đồ thoái hóa đất huyện Cao Lộc năm 2017 ........................... 65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng

hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối

tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Tuy nhiên

theo thời gian và do phương thức canh tác của con người thì đất đai bị thoái

hóa ngày càng gia tăng và đang trở thành một vấn đề lớn của môi trường toàn

cầu hiện nay.

Thoái hoá đất là một trong những vấn đề về môi trường và tài nguyên

thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và tìm cách giải quyết.

Thoái hóa đất làm giảm sản lượng lương thực và cây trồng dẫn đến tình trạng

di dân, làm mất an ninh lương thực, phá hủy nguồn tài nguyên, phá vỡ hệ sinh

thái, làm mất tính đa dạng sinh học. Thoái hóa đất liên quan đến sự suy giảm

chất lượng đất, giảm khả năng sản xuất của đất gây ra do sự lạm dụng và sử

dụng không đúng cách của con người. Nguyên nhân gây thoái hóa đất rất đa

dạng, song những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm hạn hán, biến đổi khí

hậu, tập quán canh tác và quản lý nước kém. Trong điều kiện biến đổi khí hậu

ngày càng diễn ra phức tạp, nắng nóng, hạn hán, mưa lũ kéo dài xảy ra trên

địa bàn cả nước và đặc biệt là các tỉnh phía Bắc đòi hỏi các cộng đồng cần

quan tâm nhiều hơn việc tìm các giải pháp ngăn chặn quá trình thoái hóa đất.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay thì công tác quản lý nhà

nước về đất đai là rất quan trọng. Tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Cao Lộc

nói riêng đang từng bước thay đổi với nhiều dự án đầu tư. Huyện Cao Lộc

nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, ôm trọn thành phố Lạng Sơn. Huyện có diện

tích 61.809,9 ha và dân số khoảng hơn vạn người. Cao Lộc là một huyện có

tài nguyên đất đa dạng, cơ cầu cây trồng có sự chuyển dịch mạnh mẽ, nhu cầu

đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

2

và nhu cầu đất ở tăng nhanh, bên cạnh đó các nguyên nhân gây nên thoái hóa

đất đặc trưng như xói mòn, khô hạn, kết von, suy giảm độ phì ngày càng tăng.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên cho thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu,

đánh giá thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng

Sơn” là rất cần thiết nhằm xác định được diện tích đất bị thoái hóa theo loại

thoái hóa và loại đất thoái hóa trên địa bàn huyện Cao Lộc, đồng thời đánh giá

được nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thoái hóa

đất của huyện Cao Lộc.

2. Mục tiêu của đề tài

- Nhằm đánh giá được hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Cao Lộc.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thoái hóa đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Cao Lộc.

- Xác định được diện tích đất bị thoái hóa theo loại thoái hóa và loại đất

thoái hóa trên địa bàn huyện.

- Đánh giá được sự hiểu biết của người dân đến thực trạng thoái hóa đất.

- Tìm ra nguyên nhân nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất các giải

pháp giảm thiểu thoái hóa đất cho huyện Cao Lộc.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

-Tạo cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp sử dụng đất và giảm thiểu

thoái hóa đất trên địa bàn huyện Cao Lộc.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần quan trọng trong việc khắc phục những nguyên nhân trong

công tác quản lý, sử dụng dẫn đến thoái hóa đất.

- Giúp cơ quan quản lý biết được mức độ nghiêm trọng của thoái hoá

đất để có giải pháp phòng chống và đảm bảo độ mầu mỡ cho đất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!