Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn và xác định một số thông số kỹ thuật hợp lý của buồng trộn thuộc trạm trộn BTNN do Việt Nam chế tạo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn và xác
định một số thông số kỹ thuật hợp lý của buồng trộn
thuộc trạm trộn BTNN do Việt Nam chế tạo
Vũ Minh Đức
Chuyên ngành: Công nghệ ứng dụng khác
2013
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế- xã
hội, cần được ưu tiên phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm
tạo tiền đề cho phát triển kinh tế- xã hội; đảm bảo an ninh- quốc phòng, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Chiến lược phát triển Giao thông vận
tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [3] đã chỉ rõ: “Giao thông vận tải Việt Nam
phải phát triển đồng bộ cả kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp giao thông vận tải
theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa”; trong đó ngành công nghiệp ô tô và xe
máy thi công phải đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 60%, tập trung chế tạo và lắp ráp ô tô và
một số chủng loại xe máy thi công đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đủ sức
cạnh tranh quốc tế.
Mạng lưới đường bộ của nước ta hiện nay có tổng chiều dài trên 256.684 km;
trong đó có 17.288 km quốc lộ, 23.520 km tỉnh lộ, còn lại là đường địa phương. Theo
thống kê của Bộ Giao thông vận tải, năm 2006 có khoảng 45% tổng số km mặt quốc
lộ, 15% tổng số km mặt đường tỉnh, 8% tổng số km mặt đường huyện đã được phủ
bê tông nhựa nóng và tỷ lệ này sẽ tiếp tục được tăng lên trong thời gian tới.
Để phục vụ nhu cầu về bê tông nhựa nóng (BTNN) trong xây dựng đường bộ,
sân bay…; trong những năm qua đã có trên 500 trạm trộn BTNN được đưa vào sử
dụng; trong đó phần lớn (khoảng 80%) là các trạm do Việt Nam chế tạo với chất
lượng tương đương mà chi phí chỉ khoảng 50- 60% so với các trạm nhập ngoại.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy: Việc tính toán thiết kế các trạm
trộn BTNN chế tạo trong nước chủ yếu dựa trên các tài liệu của nước ngoài, lựa chọn
các tham số theo kinh nghiệm, trong đó có nhiều tham số có giá trị trong phạm vi
rộng, gây khó khăn cho người thiết kế. Mặt khác, trong quá trình khai thác, sử dụng
trạm trộn BTNN, việc theo dõi, đánh giá độ tin cậy của các khối máy chính và của
toàn trạm chưa được quan tâm đúng mức để có biện pháp điều chỉnh khi thiết kế, chế
2
tạo cũng như dự phòng vật tư thay thế, bố trí lịch sửa chữa phù hợp với đặc điểm khai
thác của trạm.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn và xác định
một số thông số kỹ thuật hợp lý của buồng trộn thuộc trạm trộn BTNN do Việt Nam
chế tạo” là một hướng đi thiết thực giúp cho việc hoàn thiện hơn công tác thiết kế -
chế tạo trạm trộn BTNN tại Việt Nam.
2. Mục đích của luận án:
Nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của các trạm trộn BTNN được chế tạo và khai
thác ở Việt Nam; đề xuất công thức tính toán công suất dẫn động buồng trộn; nghiên
cứu ảnh hưởng của một số thông số đến công suất dẫn động buồng trộn và xác định
các giá trị hợp lý của các thông số đó. Đây là cơ sở để hoàn thiện công tác thiết kế,
chế tạo và khai thác trạm trộn BTNN ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án là trạm trộn và buồng trộn trạm
trộn BTNN chế tạo tại Việt Nam, sử dụng để sản xuất BTNN hạt trung; chủ yếu khảo
sát trong giai đoạn trộn khô là giai đoạn có mức độ tải trọng cao điển hình.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn và các khối máy chính trên trạm
trộn BTNN chế tạo tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất công thức tính toán công suất dẫn động buồng trộn
BTNN kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang.
- Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng một số thông số kỹ thuật đến công suất
dẫn động buồng trộn BTNN. Xác định các giá trị hợp lý của một số thông số kỹ thuật
theo mục tiêu chi phí năng lượng riêng thấp nhất và đảm bảo độ trộn đều của mẻ trộn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
a/ Ý nghĩa khoa học:
3
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có ở trong nước và trên thế giới, xác định
quy luật chuyển động của các hạt vật liệu trong quá trình trộn của buồng trộn BTNN,
làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất công thức tính toán công suất dẫn động buồng
trộn.
- Xây dựng và đề xuất công thức mới để tính toán công suất dẫn động buồng
trộn BTNN.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến tiêu thụ năng lượng và độ đồng
đều của mẻ trộn; xác định các giá trị tối ưu của các yếu tố này theo mục tiêu giảm chi
phí công suất riêng, đảm bảo độ đồng đều của mẻ trộn.
b/ Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sẽ là những tài liệu tham khảo cho các
đơn vị sản xuất chế tạo buồng trộn BTNN vận dụng khi thiết kế các loại buồng trộn có
dung lượng mẻ trộn khác nhau.
6. Bố cục của luận án:
Nội dung của luận án gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về BTNN, thiết bị sản xuất BTNN và tình hình
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài của luận án.
- Chương 2: Khảo sát, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn và các khối máy
chính trên trạm trộn BTNN do Việt Nam chế tạo.
- Chương 3: Nghiên cứu, đề xuất công thức tính toán công suất dẫn động
buồng trộn BTNN kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang
- Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm, xác định một số thông số kỹ thuật
hợp lý của buồng trộn BTNN kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang.
- Kết luận và kiến nghị
4
- Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án.
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
7. Điểm mới của Luận án:
- Thông qua kết quả khảo sát, phân tích hoạt động của các trạm trộn BTNN
đang khai thác ở Việt Nam, luận án đã thống kê được những hỏng hóc thường gặp
của trạm trộn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Bằng lý thuyết độ tin cậy, đánh giá mức độ tin cậy của các khối máy thuộc hệ
cơ khí trên các trạm trộn, chỉ ra những khối máy có độ tin cậy thấp hơn, từ đó có
hướng để tập trung giải quyết nâng cao độ tin cậy.
- Đề xuất công thức tính toán công suất dẫn động buồng trộn trên cơ sở phân
tích, kế thừa các công thức hiện có; đảm bảo phản ánh cơ bản các thành phần trở lực,
đơn giản và thuận lợi cho vận dụng. Kết quả tính toán theo công thức mới sát với giá
trị thực tế.
- Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình buồng trộn về ảnh hưởng của các yếu
tố đến chất lượng trộn và mức độ tiêu thụ năng lượng riêng; xác định được các giá trị
thông số kỹ thuật hợp lý cho buồng trộn. Việc rút ra kết luận về thay đổi tốc độ quay
của trục trộn tương ứng với các mẻ trộn có dung lượng khác nhau mà không làm thay
đổi thời gian trộn là rất có ý nghĩa và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã hết sức cố gắng để hoàn thành những
nội dung đã đặt ra. Tuy nhiên, bản luận án khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi
rất mong nhận được các ý kiến chỉ dẫn của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để bản
luận án hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Tác giả
5
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác./.
Vũ Minh Đức
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn PGS-TS-NGND Nguyễn Đăng Điệm, PGS-TSNGƢT Vũ Thế Lộc đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Trân trọng cảm ơn PGS-TS-NGUT Nguyễn Văn Vịnh, PGS-TS-NGUT
Nguyễn Bính, PGS-TS-NGND Nguyễn Văn Hợp cùng các đồng nghiệp tại Bộ môn
Máy Xây dựng- Xếp dỡ, Khoa Cơ khí Trƣờng Đại học Giao thông vận tải; GS-TSKH
Phạm Văn Lang -Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, các nhà
khoa học của Trƣờng Đại học Giao thông vận tải, Trƣờng Đại học Xây dựng, Trƣờng
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Khoa học - Công
nghệ Giao thông vận tải… đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn KS Nguyễn Văn Liên- Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công
nghệ sau thu hoạch, Th.S Lƣơng Xuân Chiểu cùng các Cán bộ của Phòng Thí nghiệm
VILAS 47- Trung tâm Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải (Trƣờng Đại học Giao
thông vận tải) đã hỗ trợ tận tình trong việc chế tạo mô hình và tiến hành các thí nghiệm
theo nội dung nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Công ty Cơ khí Công trình
(Tổng Công ty ô tô 1-5) và các đơn vị, doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi trong việc khảo
sát, thu thập số liệu phục vụ cho đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Giao thông vận tải, lãnh đạo
và cán bộ các đơn vị chức năng của Nhà trƣờng (Phòng Đào tạo Sau Đại học, Phòng
Khoa học- Công nghệ, Phòng Hành chính- Tổng hợp) đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng
nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Vũ Minh Đức
iii
MỤC LỤC:
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của luận án 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6.
7.
Bố cục của luận án
Điểm mới của luận án
3
4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BTNN, THIẾT BỊ SẢN XUẤT BTNN
VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
5
1.1 Bêtông nhựa nóng và thiết bị sản xuất bêtông nhựa nóng 5
1.1.1 Nhu cầu về sử dụng BTNN trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.1.2 Thành phần của BTNN và phân loại BTNN 6
1.1.3 Công nghệ sản xuất BTNN và thiết bị sản xuất BTNN 7
1.2 Tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án 17
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về độ tin cậy của trạm trộn BTNN 17
1.2.2
1.3
1.4
1.5
Tình hình nghiên cứu về trộn vật liệu rời
Những vấn đề còn tồn tại mà luận án tập trung giải quyết
Mục tiêu của đề tài luận án
Phƣơng pháp nghiên cứu
17
35
36
37
Kết luận chƣơng 1 38
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA TRẠM
TRỘN VÀ CÁC KHỐI MÁY CHÍNH TRÊN TRẠM TRỘN BTNN DO
VIỆT NAM CHẾ TẠO
40
iv
2.1 Tình hình trang bị và sử dụng trạm trộn BTNN ở Việt Nam 40
2.1.1 Số lƣợng trạm trộn BTNN đƣợc trang bị ở Việt Nam 40
2.1.2 Giới thiệu đặc tính kỹ thuật trạm trộn BTNN do Việt Nam chế tạo 42
2.2 Khảo sát, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn BTNN do Việt Nam
chế tạo
46
2.2.1 Cơ sở lý thuyết và các giả thiết cho quá trình khảo sát 46
2.2.2 Khảo sát quá trình làm việc và đánh giá độ tin cậy của các trạm trộn
BTNN đang sử dụng ở Việt Nam
49
Kết luận chƣơng 2 71
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÔNG THỨC TÍNH TOÁN
CÔNG SUẤT DẪN ĐỘNG BUỒNG TRỘN TRẠM TRỘN BTNN
KIỂU CƢỠNG BỨC, CHU KỲ, HAI TRỤC NGANG
72
3.1 Nghiên cứu về buồng trộn trạm trộn BTNN kiểu cƣỡng bức, chu
kỳ, hai trục ngang
72
3.1.1 Các hình thức trộn trong sản xuất BTNN 72
3.1.2 Các loại buồng trộn BTNN kiểu cƣỡng bức chu kỳ đang sử dụng
hiện nay
73
3.1.3 Chế độ tải trọng trong quá trình trộn 83
3.2 Đề xuất công thức tính toán công suất dẫn động buồng trộn của
trạm trộn BTNN kiểu cƣỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang
85
3.3.1 Định hƣớng nghiên cứu 85
3.3.2 Khai triển công thức đề xuất 87
Kết luận chƣơng 3 92
CHƢƠNG 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
MỘT SỐ THÔNG SỐ ĐẾN CÔNG SUẤT DẪN ĐỘNG BUỒNG
TRỘN BTNN VÀ ĐỘ ĐỒNG ĐỀU MẺ TRỘN
95
4.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu thực nghiệm 95
4.1.1 Lý thuyết mô hình hóa 95
4.1.2 Lý thuyết đồng dạng 95
v
4.2 Ứng dụng lý thuyết mô hình hóa và phân tích thứ nguyên trong
việc xác định các thông số thực nghiệm của buồng trộn BTNN
kiểu cƣỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang
97
4.2.1 Xác định các thông số „vào”, “ra” 97
4.2.2 Phƣơng pháp quy hoạch thực nghiệm 99
4.2.3 Phƣơng pháp xác định độ trộn đều của hỗn hợp sau trộn 104
4.3 Nghiên cứu thực nghiệm 104
4.3.1 Mục đích 104
4.3.2 Các thông số, chỉ tiêu cần xác định bằng thực nghiệm 105
4.3.3 Thiết bị thực nghiệm 106
4.3.4 Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của hƣớng bố trí bàn tay trộn
đến tiêu thụ năng lƣợng riêng và độ trộn đều
113
4.3.5 Nghiên cứu thực nghiệm đặc tính tải trọng trong quá trình trộn 119
4.3.6 Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của một số thông số (tốc độ
vòng quay trục trộn, góc nghiêng bàn tay trộn, hệ số điền đầy) đến
tiêu thụ năng lƣợng riêng và độ trộn đều
120
4.3.7 Xác định hệ số vƣợt tải K 128
Kết luận chƣơng 4 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BÓ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN ÁN
134
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU:
TT Tên bảng, biểu Trang
1 Bảng 1.1: Tốc độ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ 6
2 Bảng 1.2- So sánh công suất dẫn động buồng trộn tính theo công
thức Kerov và công suất sử dụng thực tế:
24
3 Bảng 1.3: Kết quả tính toán công suất dẫn động buồng trộn cấp
phối 2 trục ngang theo các phương pháp khác nhau
30
4 Bảng 2.1. Số liệu thống kê sơ bộ về tình hình trang bị và sử dụng
trạm trộn BTNN ở Việt Nam
41
5 Bảng 2.2- Khả năng cung cấp BTNN của các trạm trộn 41
6 B¶ng 2.3. Th«ng sè kü thuËt chñ yÕu cña c¸c tr¹m BTNN lo¹i trén
c-ìng bøc chu kú do ViÖt Nam thiÕt kÕ chÕ t¹o.
43
Bản Bảng 2.4 7 . Thông số kỹ thuật của một số trạm BTNN do các nước
tiên tiên tiến trên thế giới chế tạo
45
8 Bảng 2.5. Một số trạm trộn BTNN lắp đặt ở khu vực phía Bắc 50
9 Bảng 2.6. Một số trạm trộn BTNN được lựa chọn khảo sát 51
10 Bảng 2.7. Những hỏng hóc thường gặp đối với trạm trộn BTNN 52
11 Bảng 2.9- Thống kê số lần hỏng hóc năm 2007 57
12 Bảng 2.10- Thống kê số lần hỏng hóc năm 2008 57
13 Bảng 2.11- Tổng hợp số lần hỏng hóc của cả 2 năm 2007 và 2008 57
14 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp số liệu thời gian làm việc tới hỏng và
thời gian phục hồi của các khối máy trong các trạm trộn BTNN đã
khảo sát.
62
15 Bảng 2.13. Kết quả tính toán các thông số độ tin cậy của các khối
máy trong trạm trộn BTNN
70
vii
TT Tên bảng, biểu Trang
16
Bảng 2.14. Hàm tin cậy của các khối máy trong trạm trộn BTNN
70
17
Bảng 2.15. Mức độ tin cậy của các khối máy trong trạm trộn BTNN
71
18 Bảng 3.1- Các thông số cơ bản của một số loại buồng trộn BTNN
kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang
78
19 Bảng 3.2. So sánh cách tính công suất dẫn động buồng trộn theo
công thức đề xuất
92
20 Bảng 4.1. Các thông số ‘vào” liên quan đến quá trình trộn 97
21 Bảng 4.2.Các thông số của mô hình buồng trộn thí nghiệm 107
23 Bảng 4.3 Ma trận thí nghiệm 121
24 Bảng 4.4: Thông tin thí nghiệm 122
25 Bảng 4.5. Kết quả tối ưu trên buồng trộn mô hình 126
26 Bảng 4.6: Các thông số của dãy máy mẫu 128
27 Bảng 4.7- So sánh công suất tính theo công thức đề xuất và thực tế
sử dụng
128
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ:
TT Hình vẽ Trang
1 Hình 1.1- Trạm trộn BTNN kiểu di động 9
2 Hình1.2- Trạm trộn BTNN kiểu cố định 9
3 Hình 1.3- Trạm trộn BTNN kiểu cơ động (móng nổi) 10
4 Hình 1.4- Sơ đồ cấu tạo trạm trộn chu kỳ sàng nóng 11
5 Hình 1.5- Sơ đồ trạm trộn liên tục theo kiểu thùng quay 12
6 Hình 1.6- Trạm trộn BTNN kiểu liên tục
13
7 Hình 1.7- Trạm BTNN bố trí theo sơ đồ nằm ngang 14
8 Hình 1.8- Trạm trộn BTNN bố trí theo sơ đồ thẳng đứng (kiểu tháp) 14
9 Hình 1.9. Quy trình công nghệ sản xuất BTNN ở trạm trộn cưỡng
bức, chu kỳ.
16
10 Hình 1.10- Sơ đồ các buồng trộn thí nghiệm 20
11 Hình 1.11- Sơ đồ thiết bị thí nghiệm buồng trộn cánh gạt 21
12 Hình 1.12- Mô hình thực nghiệm của TS Racz Kornelia 26
13 Hình 1.13- Đồ thị quan hệ giữa lực cản lên cánh tay trộn với vị trí
của cánh tay trộn trong khối vật liệu
26
14 Hình 1.14- Sơ đồ thiết bị thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng góc
nghiêng bàn tay trộn
27
15 Hình 1.15- Đồ thị ảnh hưởng của góc nghiêng bàn tay trộn đến
công suất dẫn động buồng trộn
28
16 Hình 1.16- Sự thay đổi của hiệu quả trộn V% theo thời gian trộn
của máy trộn tự do và máy trộn cưỡng bức
32
ix
TT Hình vẽ Trang
17 Hình 1.17- Sự thay đổi của hệ số hiệu quả trộn V% theo kích thước
cánh trộn và theo số lần trộn
32
18 Hình 1.18– Ảnh hưởng của góc nghiêng cánh trộn đến công suất
dẫn động buồng trộn
33
19 Hình 1.19 – Ảnh hưởng của tốc độ quay của trục trộn đến công
suất dẫn động buồng trộn
33
20 Hình 1.20. Quy ước đánh số vị trí các bàn tay trộn trong buồng trộn 34
21 Hình 1.21- Quy ước chiều quay và vị trí của bàn tay trộn. 34
22 Hình 1.22. Mô tả chuyển động các hạt vật liệu trong buồng trộn 35
23 Hình 2.1- Hỏng và sửa chữa tang sấy 54
24 Hình 2.2- Bê tông nhựa bị cứng giữ chặt trục trộn và bàn tay trộn 54
25 Hình 2.3- Băng tải bị rách 54
26 Hình 2.4- Sửa chữa hệ thống lọc bụi 54
27 Hình 2.5 - Sửa chữa hệ thống gia nhiệt cho tang sấy 55
28 Hình 2.6- Hỏng hệ thống gia nhiệt cho thùng nấu nhựa 55
29 Hình 2.7- Hỏng vỏ tang sấy 55
30 Hình 2.8- Hỏng bàn tay trộn 55
31 Hình 2.9-Đồ thị hàm mật độ phân bố số lần hỏng khối 1 (Cấp vật liệu
nguội)
58
32 Hình 2.10- Đồ thị hàm mật độ phân bố số lần hỏng khối 2 (Cấp vật
liệu nóng)
58
33 Hình 2.11- Đồ thị hàm mật độ phân bố số lần hỏng khối 3 (Cấp phụ
gia)
59