Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Quy Hoạch Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Quế Lâm Đoan Hùng Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ PTNT
Trêng §¹i häc l©m nghiÖp
Mai Trêng S¬n
Nghiªn cøu c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn
quy ho¹ch sö dông ®Êt trªn ®Þa bµn x· quÕ l©m
huyÖn ®oan hïng, tØnh phó thä
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp
Hµ t©y - N¨m 2006
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ PTNT
Trêng §¹i häc l©m nghiÖp
Mai Trêng S¬n
Nghiªn cøu c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn
quy ho¹ch sö dông ®Êt trªn ®Þa bµn x· quÕ l©m
huyÖn ®oan hïng, tØnh phó thä
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60.62.60
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Hữu Viên
Hµ t©y - n¨m 2006
1
§Æt vÊn ®Ò
Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hoá, xã hội, anh ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu
sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [27]. Đất đai khác với các tư liệu sản xuất khác ở chỗ nếu biết sử dụng thì không bao
giờ bị hao mòn mà lại tốt lên. Tuy nhiên, đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về số
lượng, cố định trong không gian. Do đó, việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu
quả, bền vững đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi địa phương, mọi quốc gia.
Trong phát triển KTXH của NTMN nước ta. QHSDĐ cấp xã có sự tham gia
của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng, nhằm giúp người dân có thể tham
gia tích cực vào QHSDĐ của mình một cách hợp lý, có hiệu quả trên nguyên tắc bền
vững, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.
Đoan Hùng là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Đến hết năm 2005, toàn
huyện chỉ có 10/28 xã, thị trấn hoàn thành công tác QHSDĐ. Quế Lâm là một trong
28 xã, thị trấn của huyện Đoan Hùng. Do chưa được quy hoạch nên việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế mà cụ thể là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn nhiều lúng
túng. Hệ thống canh tác còn lạc hậu, người dân thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến
thức,…Hướng giải quyết hiện nay là giúp xã phân bổ lại đất đai, lập kế hoạch phát
triển sản xuất (QHSDĐ cấp xã); phân tích, đề xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù
hợp, đồng thời đảm bảo chính sách pháp luật mới của Nhà nước về đất đai; đảm bảo
QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ
chức sử dụng đất đầy đủ. Nhìn lại tình hình thực hiện công tác QHSDĐ tại địa phương nghiên cứu trong
thời gian qua cho thấy một số tồn tại chính sau đây : - Phương pháp tiến hành QHSDĐ cấp xã được thực hiện từ trên xuống, công
việc này do cán bộ phòng Địa chính huyện cùng với cán bộ địa chính xã có sự giúp
2
đỡ về chuyên môn của sở Địa chính (nay là sở Tài nguyên và Môi trường). Việc
làm này chưa thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận của các chủ thể
sử dụng đất như: Cộng đồng dân cư, HGĐ, các tổ chức đóng trên địa bàn xã… Điều
này rất cần với bản kế hoạch sử dụng đất tương lai. - Công tác điều tra cơ bản tuy được tiến hành khá tỷ mỉ, song chỉ do cán bộ
chuyên môn thực hiện, thiếu sự đóng góp và tham gia của người dân. Vì vây, không
khai thác được những kinh nghiệm của người dân địa phương. Công tác quy hoạch
thường dựa vào ý kiến chủ quan của nhà quy hoạch, thiếu sự quan tâm đến nhu cầu
nguyện vọng của người dân. Chính vì lẽ đó, mặc dù công tác quy hoạch được tiến
hành rất công phu, song thiếu tính thực tiễn và tính khả thi không cao. - QHSDĐ thường dựa trên chức năng của đất đai, lấy mục đích sử dụng đất
làm đối tượng quy hoạch sản xuất, chưa chú trọng tới việc phân tích đánh giá tiềm
năng của đất đai cũng như khả năng thực tế tại cộng đồng. Cho nên việc xác định
lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các hệ thống biện pháp canh tác chưa hợp lý
dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao, đồng thời việc bảo vệ môi trường sinh thái
chưa thực sự ổn định, bền vững. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã
Quế Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần nghiên cứu xây dựng
một số cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ trên địa bàn nông thôn miền núi.
3
Chương 1
Tæng quan vÊn ®Ò nghiªn cøu
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quy
hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô
Từ thế kỷ XIX, loài người đã bắt đầu nghiên cứu về đất. Kết quả của những
công trình nghiên cứu về phân loại, xây dựng bản đồ và quản lý đất đai làm cơ sở
quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất đai, tăng năng suất trong sản xuất nông
lâm nghiệp.
Năm 1946, Jacks G.V đưa ra chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên
“Phân loại đất đai cho QHSDĐ” [61]. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến việc
đánh giá khả năng của đất cho QHSDĐ. Sau đó năm 1966, Hội đất học và Hội nông
dân học Mỹ cho ra chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của
đất và ứng dụng QHSDĐ. Tại Đức, tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu
“Khái niệm về sử dụng đất khác nhau” đây được coi là lý thuyết sinh thái về
QHSDĐ dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh
thái cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh.
Từ năm 1967, nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và QHSDĐ đã được Hội
đồng nông nghiệp Châu Âu phối hợp với FAO tổ chức. Các hội nghị này đều khẳng
định rằng quy hoạch vùng nông thôn, trong đó quy hoạch các ngành sản xuất như
nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến loại nhỏ…cũng như quy hoạch cơ sở
hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1971 và
1975 các chuyên gia tư vấn họp tại Rome (Italia) và Geneve (Thuỵ Sỹ) để thảo luận
về phương pháp luận quy hoạch nông thôn. Nội dung các cuộc thảo luận đã đề cập
đến các phương pháp cùng tham gia trong quy hoạch cấp vi mô [35].
Theo Purnell năm 1988, mục tiêu của QHSDĐ được các chuyên gia xác định là
“Thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các loại đất đai nhằm
đạt được các mục tiêu khác nhau để tăng sản xuất quốc gia, cải thiện đời sống, bảo
4
vệ môi trường, đạt các lợi ích xã hội và giải trí”. 4 câu hỏi nền tảng của quy hoạch
đất đai là [66, tr 9-12]: Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì ?;
Có phương án sử dụng đất nào ?; Phương án nào tốt nhất ?; Có thể vận dụng vào
thực tế như thế nào ?.
Năm 1996, Dent và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về quy trình quy hoạch. Ông khái quát QHSDĐ trên 3 cấp và mối quan hệ của các cấp khác nhau : Kế hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện) và cấp cộng đồng (xã, thôn) [58, tr
67-76]. Ông còn đề xuất trình tự quy hoạch (gồm 4 giai đoạn và 10 bước).
Trên thế giới, mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, chính là những hệ thống
nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn
thời gian bỏ hoá (Conklin, 1957). Du canh được xem là phương thức canh tác cổ xưa
nhất. Tuy nhiên, mãi đến gần đây du canh vẫn còn được vận dụng trên các vùng Vân
sam ở Bắc Âu (Russell, 1968; Cox và Atkinss, 1979; Ruddle và Manshard, 1981).
Mặc dù có nhiều hạn chế về mặt môi trường song phương thức này vẫn được sử dụng
khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới.
Luning năm 1990, lần đầu tiên nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân
tích hệ thống canh tác cho QHSDĐ [65]. Một nhóm chuyên gia tư vấn của FAO đã
công bố quy trình kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho
QHSDĐ. Phương pháp này có tên gọi là LEFSA [65].
Trên quan điểm hệ thống, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình và
HTSDĐ và ban hành các tài liệu hướng dẫn, đánh giá đất đai cho các loại hình sử
dụng đất chủ yếu như: Đánh giá đất cho đất nông nghiệp nhờ nước trời (Land
evaluation for rainfed agriculture, 1993) [63]; đánh giá đất cho đất lâm nghiệp
(Land evaluation for forestry, 1979 [62]; đánh giá cho đất nông nghiệp được tưới
(Land evaluation Irrigated agriculture, 1985); đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh
(Land evaluation for extensive grating, 1989) và hướng dẫn QHSDĐ (Guidelines
for Land use planning, 1993) [60]…FAO đã đề xuất phương pháp trong nghiên cứu
đánh giá đất đai và sử dụng đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, KTXH
và có tính đến hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Quá trình đánh giá đất đai của
5
FAO cơ bản gồm các bước: Xác định mục tiêu; thu thập số liệu, tài liệu liên quan;
xác định loại hình sử dụng đất; xác định và xây dựng bản đồ đất; đánh giá mức độ
thích hợp của loại hình sử dụng đất; xem xét tác động môi trường tự nhiên,
KTXH; xác định loại hình sử dụng đất thích hợp. Nhìn chung hướng dẫn trên khá đầy đủ, chặt chẽ, dễ vận dụng và đã được nhiều
quốc gia thử nghiệm và thừa nhận là phương tiện tốt để đánh giá tiềm năng đất đai
làm cơ sở cho QHSDĐ các cấp.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất cấp vi mô có sự tham
gia của người dân
Vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được nhiều nhà
khoa học trên thế giới, trong nước nghiên cứu và công bố kết quả. Tại cuộc Hội thảo giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và trường Tổng
hợp kỹ thuật Dresden (1998), vấn đề QHSDĐ có sự tham gia của người dân đã
được Holm Uibrig đề cập khá đầy đủ và toàn diện [59]. Tài liệu đã phân tích một
cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại hình canh tác có liên quan như: Quy
hoạch rừng; những nhận xét về phát triển nông thôn; QHSDĐ; phân cấp hạng đất và
phương pháp tiếp cận mới trong QHSDĐ. Trong chương trình Hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998) - Tài liệu hội thảo về
QHSDĐ (Land use planning at village level) của FAO đã đề cập một cách chi tiết
khái niệm về sự tham gia và đề xuất các chiến lược QHSDĐ và giao đất. Về cơ bản
chiến lược đã nêu lên: Sự tham gia của người dân trong những hoạt động thực thi
QHSDĐ và giao đất, đào tạo cán bộ và chuẩn bị, hội nghị làng và chuẩn bị; điều tra
ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra rừng và xây dựng bản đồ sử
dụng đất; thu thập số liệu và phân tích; QHSDĐ và giao đất; xác định đất canh tác
nông nghiệp; sự tham gia của người dân trong hợp đồng (khế ước) và chuyển nhượng
đất nông lâm nghiệp; mở rộng quản lý và sử dụng đất; kiểm tra và đánh giá [64].
Những hướng dẫn trên được coi là phương tiện tốt để tiến hành QHSDĐ cho
cấp xã theo phương pháp cùng tham gia.
6
1.2. ë Việt Nam
1.2.1. Một số nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ
Từ thế kỷ 15, những hiểu biết về kinh nghiệm sử dụng đất đã được chú ý và
tổng hợp thành tài liệu. Trong “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn đã khuyên
nông dân áp dụng luân canh với cây họ đậu để tăng năng suất lúa.
Trong thời kỳ pháp thuộc các công trình nghiên cứu đánh giá và QHSDĐ đai
đã được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu. Trong giai đoạn 1955 - 1975, công tác
điều tra phân loại đã được tổng hợp một cách có hệ thống trong phạm vi toàn miền
Bắc. Nhưng đến sau năm 1975 các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được
thống nhất. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác triển khai
thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đỗ Đình Sâm, 1994…).
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức độ
nghiên cứu cơ bản, thiếu biện pháp đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất, công tác
điều tra phân loại đã không gắn liền với công tác sử dụng đất.
Những thành tựu về nghiên cứu đất đai trong giai đoạn trên là cơ sở quan
trọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu
quả trong phạm vi cả nước. Tuy vậy, ở nước ta vấn đề QHSDĐ cấp vi mô có sự
tham gia của người dân mới được nghiên cứu ứng dụng. Cho đến nay những nghiên
cứu trên vẫn còn tản mạn và chưa có sự phân tích tổng hợp thành cơ sở lý luận để
có thể áp dụng vào thực tiễn. Công trình “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của tác giả Nguyễn Xuân Quát
(1996) [38], đã phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như mô hình sử dụng đất
tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời
đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền
vững. Trong công trình “Đất rừng Việt Nam” [2], Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra
những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản
của đất rừng Việt Nam.
Công trình QHSDĐ nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta
của Bùi Quang Toản (1996) đã phân tích mở rộng đất nông nghiệp vùng đồi trung du
7
[48]. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) trong chương trình tập huấn hỗ trợ
LNXH của trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về HTSDĐ và đề xuất
một số hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam [25].
Trong đó, các tác giả đã đi sâu phân tích về: Quan điểm về tính bền vững; khái niệm
tính bền vững và phát triển bền vững; HTSDĐ bền vững; kỹ thuật sử dụng đất bền
vững; các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất.
Khi nghiên cứu về sử dụng đất đai gắn với việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất và
môi trường ở vùng trung du miền Bắc Việt Nam, Lê Vĩ (1996) đã đưa ra các vấn đề
[56]: Tiềm năng đất vùng trung du; hiện trạng sử dụng đất trung du; các kiến nghị
về sử dụng đất bền vững. Quan điểm HTSDĐ được đề cập trong chương trình tập huấn dự án hỗ trợ
LNXH trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) dựa trên
quan điểm về HTSDĐ của FAO đã đề cập tới [25]: Lược sử về sử dụng đất; tình
hình sử dụng đất ở nước ta hiện nay; khái niệm về HTSDĐ; những đặc điểm của
HTSDĐ; đánh giá HTSDĐ; một số HTSDĐ và cách tiếp cận. Nghiên cứu hệ thống canh tác ở nước ta được đẩy mạnh từ sau ngày thống nhất
đất nước. Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tiến hành
tổng kiểm kê quỹ đất vào các năm 1978, 1985, 1995, 2000. Hiện nay nước ta đang
tiến hành tổng kiểm kê năm 2005 và đang hoàn thiện ở cấp tỉnh. Năm 1988, Viện KH&KTNN Việt Nam đã đề xuất 3 hệ thống canh tác trên
quan điểm nông nghiệp sinh thái: Hệ canh tác vùng đất trũng, hệ canh tác vùng ven
biển và hệ canh tác vùng gò đồi làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống cây trồng.
Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1993),
trên cơ sở tổng hợp các luận điểm về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
để xây dựng cuốn giáo trình Hệ thống nông nghiệp. Ngoài phần hệ thống hoá kiến
thức về hệ thống nông nghiệp, các tác giả đã đề xuất hướng chiến lược phát triển,
dự kiến cấu trúc và thứ bậc hệ thống nông nghiệp Việt Nam gồm các hệ phụ: Trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến, ngành nghề, quản lý, lưu thông, phân phối [40].
8
Công tác QHSDĐ trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 - 2000 đã được tổng
cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng vào năm 1994. Trong
đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục
đích khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất
và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành
thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất [38].
Về hệ thống cây trồng, đầu thập kỷ 60, Đào Thế Tuấn cùng các nhà nghiên cứu
của Viện KH&KTNN Việt Nam đã nghiên cứu đưa lúa xuân với các giống ngắn
ngày và tập đoàn cây trồng vụ đông vào chân đất hai vụ lúa, đưa cây màu vụ đông
xuân vào chân đất một vụ lúa mùa…đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét về sản xuất
lương thực, thực phẩm từ đồng bằng sông Hồng đến các vùng phụ cận góp phần
tăng năng suất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vấn đề kinh tế thị trường và QHSDĐ nông lâm nghiệp trong nền kinh tế thị
trường đã được đề cập trong công trình phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế
thị trường của Lê Trọng (1993). Tác giả đã đề cập tới khái niệm về thị trường và
kinh tế thị trường; tính tất yếu của sự phát triển trang trại trong kinh tế thị trường;
những vấn đề cơ bản về quản lý trang trại trong kinh tế thị trường; thực trạng về
phát triển trang trại ở nước ta hiện nay và một số bài học về quản lý trang trại trong
kinh tế thị trường [46]. Về định hướng QHSDĐ các cấp, để thực hiện Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất. Chỉ thị số 05/2004/CT- TTg
ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật đất đai năm
2003; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày
01/11/2004 về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2004 về việc ban hành
kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai.
Để làm cơ sở cho chiến lược sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu qủa theo quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nguyễn Huy Phồn (1997), trong luận án phó
tiến sỹ khoa học nông nghiệp đã tiến hành đánh giá các loại hình đất chủ yếu trong