Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu cơ hội việc làm của thanh niên huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1326

Nghiên cứu cơ hội việc làm của thanh niên huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------

TRẦN CÔNG TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA

THANH NIÊN HUYỆN HÀM TÂN, TỈNH

BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Bảo Lâm

Học viên: Trần Công Trường

Tên đề tài: “Nghiên cứu cơ hội việc làm của thanh niên huyện Hàm Tân, tỉnh Bình

Thuận”.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài trên, học viên Trần Công Trường đã rất nỗ

lực tìm hiểu tài liệu, trao đổi với giáo viên hướng dẫn để vượt qua những khó khăn

trong quá trình nghiên cứu.

Học viên Trần Công Trường đã có tinh thần làm việc nghiêm túc, thái độ rất

cầu thị và khiêm tốn trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài.

Kính chuyển đến Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Mở thành phố

Hồ Chí Minh xem xét cho phép học viên Trần Công Trường được bảo vệ luận văn tốt

nghiệp trên.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2016

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Lê Bảo Lâm

LỜI CAM ĐOAN

Trên cơ sở nhận thức rõ vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học đã được học

tập nên tôi đã chấp hành nghiêm túc tất cả các quy định, nguyên tắc, quy trình, chuẩn

mực...trong quá trình thực hiện luận văn này.

Do vậy, tôi rất tự tin để cam đoan rằng:

Luận văn về “Nghiên cứu cơ hội việc làm của thanh niên huyện Hàm Tân,

tỉnh Bình Thuận” là đề tài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này thì cả

toàn phần hoặc những bộ phận, phần nhỏ, cũng như nội dung chi tiết của đề tài nghiên

cứu, chưa từng được công bố hay sử dụng để nhận bằng cấp ở bất kỳ nơi nào khác.

Trong luận văn này, không có bất kỳ sản phẩm hay nghiên cứu nào của người

khác được sử dụng mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được sử dụng để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học và cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Người viết luận văn

Trần Công Trường

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin trân trọng tri ân PGS.TS Lê Bảo

Lâm, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian nghiên cứu.

Cùng với đó, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô

ở Khoa Đào tạo sau đại học, PGS.TS Nguyễn Minh Hà cũng như các giảng viên đã tận

tâm tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo và tạo điều kiện tốt nhất

cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Mặt khác, tôi cũng sẽ không bao giờ quên ơn các tổ chức, cá nhân có liên quan

ở tỉnh Bình Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ, cũng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đặc

biệt là học viên khóa ME06 đã kịp thời động viên, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình

học tập và thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các cấp, các ngành, cũng như lãnh đạo của tỉnh Bình

Thuận và huyện Hàm Tân đã quan tâm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và kịp thời

chia sẻ, động viên nên đã giúp tôi an tâm trong công tác, học tập và hoàn thành luận

văn này.

Người thực hiện đề tài

Trần Công Trường

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Nghiên cứu cơ hội việc làm của thanh niên huyện Hàm Tân, tỉnh

Bình Thuận” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng việc làm hiện nay của thanh

niên huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng

có việc làm của thanh niên; đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng

có việc làm của thanh niên tại huyện Hàm Tân, thông qua việc xác định các yếu tố

thuộc về nhóm đặc điểm bản thân người lao động bao gồm các biến: tuổi, giới tính,

hôn nhân, học vấn, học nghề (đào tạo), ý chí, chấp nhận đi xa, khu vực, kinh nghiệm,

tiền lương mong muốn, lao động chính; Nhóm biến đặc điểm hộ gia đình bao gồm các

biến số về: tuổi trung bình của ba mẹ, trình độ của ba mẹ, quy mô hộ, phụ thuộc;

Nhóm biến về cộng đồng: bao gồm các biến về: thông tin việc làm, lĩnh vực công việc

đang làm hoặc mong muốn đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng có việc làm của

thanh niên.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với mô hình hồi quy biến

nhị phân Binary Logistis. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp khảo sát thực tế, được

thực hiện trên toàn bộ 235 thanh niên ở huyện Hàm Tân. Việc xử lý dữ liệu, thống kê

mô tả và ước lượng mô hình được thực hiện trên phần mềm Excel, SPSS. Kết quả

nghiên cứu có 12 biến có ý nghĩa thống kê gồm: tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, học

nghề (đào tạo), ý chí,, kinh nghiệm, lao động chính, tuổi trung bình của ba mẹ, trình

độ của ba mẹ, quy mô hộ, thông tin việc làm. Trong 12 yếu tố tác động đến khả năng

có việc làm của thanh niên thì yếu tố kinh nghiệm, học nghề, thông tin việc làm, học

vấn, ý chí, lao động chính, quy mô hộ, tuổi, trình độ trung bình của ba mẹ là tác động

mạnh, tiếp theo lần lượt là các yếu tố tuổi trung bình của ba mẹ, giới tính, hôn nhân.

Qua kết quả phân tích, nếu xếp theo thứ tự ưu tiên, yếu tố về cá nhân người lao

động có vai trò quan trọng nhất, tiếp đó là yếu tố về cộng đồng và các yếu tố về hộ gia

đình cũng có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệu thực tế

điều tra, cơ sở lý thuyết phù hợp và các công cụ hỗ trợ tin cậy. Tuy kết quả nghiên cứu

còn một số hạn chế nhưng nghiên cứu này cũng có ý nghĩa thực tiễn của nó. Có thể

một số giải pháp, khuyến nghị được đưa ra trong luận văn này dựa trên kết quả tìm

được trong quá trình nghiên cứu sẽ là hàm ý về cơ chế, chính sách từ đó phát huy tốt

vai trò giải quyết việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

iv

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………….. i

LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………. ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN ……………………………………………………… iii

MỤC LỤC ……………………………………………………………………. v

DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………… ix

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ………………………………………………. .x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………... xi

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………… 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………. 1

1.2. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………. 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………… 3

1.4. Tính mới và những điểm nổi bật, đóng góp của đề tài …………………… 3

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………... 4

1.6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………4

1.7. Kết cấu của luận văn ………………………………………………………4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ……………………………………………... 6

2.1. Một số khái niệm cơ bản …………………………………………………..6

2.1.1. Việc làm, thiếu việc làm, tìm việc làm và thất nghiệp ………………. 6

2.1.2. Thanh niên và thanh niên nông thôn………………………………….. 8

2.1.3. Lao động và thị trường……………………………………………….. 11

2.1.4. Các yếu tố tác động đến cung lao động ……………………………… 19

2.2. Sơ lược về một số nghiên cứu trước ……………………………………… 21

2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước …………………………………………… 25

2.4. Mô hình nghiên cứu ………………………………………………………. 27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………… 29

3.1. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………. 29

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ………………………………………………………30

3.1.2. Nghiên cứu chính thức ………………………………………………. 30

3.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 30

3.2.1. Nghiên cứu định tính …………………………………………………31

3.2.2. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………. 31

3.3. Mô hình nghiên cứu………………………………………………………....31

3.3.1. Mô hình tổng quát ……………………………………………………..31

3.3.2. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ……. 32

3.3.3. Mô tả các biến ………………………………………………………...33

3.3.4. Nội dung các biến đưa vào mô hình nghiên cứu……………………… 33

3.4. Dữ liệu nghiên cứu. ………………………………………………………... 42

3.4.1. Dữ liệu sử dụng để nghiên cứu………………………………………... 42

3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu. ………………………………………………...43

3.4.3. Cách thu thập dữ liệu …………………………………………………. 44

3.3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ……………………………………………44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………...46

4.1. Tổng quan về điạ bàn nghiên cứu: huyêṇ Hàm Tân, tỉnh Bình Thuâṇ ......... 46

4.1.1. Vị trí địa lý ………………………………………………………… 46

4.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ………………………….. 47

4.1.3. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ……………………………………. 48

4.1.3.1. Phát triển kinh tế…………………………………………………….. 48

4.1.3.2. Điều kiện xã hội……………………………………………………….. 49

4.2. Phân tích kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến việc làm của thanh niên

huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận……………………………………….. 56

4.2.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình nghiên cứu 56

4.2.2. Kiểm tra đa cộng tuyến ……………………………………………… 61

4.2.3. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ……………………………….. 63

4.2.4 Kết quả phân tích các biến của mô hình ………………………… 65

4.2.4.1. Thảo luận các biến có ý nghĩa thống kê …………………………….66

4.2.4.2. Phân tích các biến không có ý nghĩa thống kê …………………… 71

4.2.4.3. Phân tích mức độ tác động đến cơ hội việc làm của từng yếu tố 72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………. 75

5.1. Kết luận ………………………………………………………………….. 75

5.2. Khuyến nghị chính sách …………………………………………………. 76

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mới …………………………… 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………. 78

PHỤ LỤC 1. Nội dung phỏng vấn khảo sát ……………………………………. 82

PHỤ LỤC 2. Nội dung phỏng vấn chyên gia …………………………………… 84

PHỤ LỤC 3. Thống kê mô tả các biến định lượng …………………………….. 86

PHỤ LỤC 4. Thống kê mô tả các biến định lượng ……………………………… 87

PHỤ LỤC 5. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ………………………………91

PHỤ LỤC 6. Bảng tính xác suất …………………………………………………93

PHỤ LỤC 7. Kiểm tra đa cộng tuyến …………………………………………….95

PHỤ LỤC 8. Ma trận hệ số tương quan …………………………………………. 96

PHỤ LỤC 9. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi ………………………………. 97

viii

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên………….. 25

Bảng 4.1: Diện tích, dân số và phân bố dân cư năm 2014 ………………………. 47

Bảng 4.2: Biến động dân số huyện Hàm Tân (năm 2011 – 2014) ……………….. 49

Bảng 4.3: Lao động và cơ cấu lao động huyện Hàm Tân giai đoạn 2011 – 2014... 51

Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng ………………………….. 56

Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả biến giới tính …………………………………. 57

Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả biến hôn nhân …………………………………57

Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả biến học vấn ………………………………….. 57

Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả biến học nghề đào tạo ………………………... 58

Bảng 4.9. Kết quả thống kê mô tả biến chấp nhận đi xa ………………………… 58

Bảng 4.10. Kết quả thống kê mô tả biến ý chí ………………………………….. 59

Bảng 4.11. Kết quả thống kê mô tả biến khu vực………………………………….59

Bảng 4.12. Kết quả thống kê mô tả biến kinh nghiệm ………………………….. 59

Bảng 4.13. Kết quả thống kê mô tả biến tiền lương mong muốn …………………59

Bảng 4.14. Kết quả thống kê mô tả biến lao động chính ………………………….60

Bảng 4.15. Kết quả thống kê mô tả biến thông tin việc làm ………………………60

Bảng 4.16. Kết quả thống kê mô tả biến lĩnh vực ………………………………... 60

Bảng 4.17. Kết quả kiểm định hệ số tương quan ………………………………….61

Bảng 4.18. Kiểm định đa cộng tuyến ………………………………………………62

Bảng 4.19: Kiểm định tổng quát mô hình …………………………………………63

Bảng 4.20: Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy ……………………………..64

Bảng 4.21: Kiểm định phù hợp của mô hình ………………………………………65

Bảng 4.22: Kiểm định mức độ dự báo của mô hình ……………………………….65

Bảng 4.23: Tính xác suất có việc làm ……………………………………………..72

Bảng 4.24: Mức độ tác động của các yếu tố ………………………………………73

ix

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1 Cơ cấu lực lượng lao động.............................................................................12

Hình 2.2: Mô hình về lượng cầu lao động tối đa hóa lợi nhuận...................................14

Hình 2.3: Mô hình về cân bằng thị trường lao động…………………………….........15

Hình 2.4: Quan hệ cầu cung về lao động và tác động của tiền lương..........................16

Hình 2.5: Cân bằng trên thị trường lao động sau khi cung dịch phải…………..........16

Hình 2.6: Cân bằng trên thị trường lao động sau khi cung dịch trái.............................17

Hình 2.7. Tương quan cầu cung lao động và các nhân tố tác động..............................18

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................28

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!