Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Làm Căn Cứ Đề Xuất Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Phát Triển Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Tại Xã Hợp Hòa Huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1897

Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Làm Căn Cứ Đề Xuất Phương Án Quy Hoạch Sử Dụng Đất Phát Triển Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Tại Xã Hợp Hòa Huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

--------------------------------

LÊ THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỢP HÒA,

HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

--------------------------------

LÊ THỊ THANH MAI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỢP HÒA,

HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Trần Hữu Viên

HÀ NỘI, 2010

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai - nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, một trong các

yếu tố cơ bản của một nền sản xuất xã hội - là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa

bàn dân cư phát triển dân sinh kinh tế xã hội (KTXH), bao gồm không gian tự

nhiên và không gian nhân văn. Các hoạt động sinh kế của con người có tác

động trực tiếp và gián tiếp lên đất đai. Vì vậy, sử dụng hợp lý đất đai là yêu

cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững. Chỉ có quy hoạch sử dụng đất

(QHSDĐ) hợp lý, đất đai mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó.

QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế

của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông

qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất, tổ chức sử dụng đất như một tư

liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất và nâng cao

hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và

bảo vệ môi trường [20].

Vì vậy, việc tổ chức, quản lý sao cho phù hợp với từng địa bàn cụ thể,

đảm bảo sử dụng đất đai, tài nguyên hợp lý, có hiệu quả và bền vững, an toàn

sinh thái là nhiệm vụ của QHSDĐ. Muốn QHSDĐ hiệu quả, cần thực hiện từ

những đơn vị hành chính nhỏ nhất như cấp xã bởi cấp xã là đơn vị quản lý

hành chính nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền, có vai trò quan trọng trong

ổn định KTXH và an ninh quốc phòng.

Tại các xã miền núi, sự đa dạng về văn hóa và trình độ sản xuất đã tạo

nên không gian nhân văn vô cùng đa dạng; các hoạt động sinh kế của người

dân địa phương có tác động không nhỏ vào không gian tự nhiên trên địa bàn

họ sinh sống, nhất là thông qua hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các tác

động này càng trở nên rõ nét.

Mặc dù vậy, công tác QHSDĐ cấp xã hiện nay vẫn còn một số tồn tại

về phương pháp tiếp cận, công tác điều tra cơ bản, cơ sở thực tiễn của đất đai.

2

Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ để xây

dựng phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp cho một xã là nội dung có

ý nghĩa thiết thực trong hoàn cảnh hiện nay.

Hợp Hòa là xã thuộc khu vực II miền núi của huyện Lương Sơn, tỉnh

Hòa Bình, có phần đông là người dân tộc Mường sinh sống từ lâu đời, việc sử

dụng đất đai của đại bộ phận nhân dân trong xã là nông lâm nghiệp theo

phong tục tập quán canh tác thuần nông lâu đời, thực tiễn sử dụng đất nông

lâm nghiệp còn manh mún và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, việc người dân

chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật đất đai, sử dụng đất theo phong tục, sở

thích và canh tác không đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả

của SDĐ và môi trường. Vì thế, việc quy hoạch phân bổ lại quỹ đất trên địa

bàn xã sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu KTXH, nâng cao đời sống nhân

dân và cân đối được nhu cầu sử dụng đất đai là hết sức cần thiết để đảm bảo

môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên được sử dụng bền vững.

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, đề tài: "Nghiên cứu cơ sở lý

luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất,

phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn,

tỉnh Hòa Bình" được thực hiện.

Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn ở việc

vận dụng cơ sở lý luận của QHSDĐ và nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho việc đề

xuất phương án QHSDĐ, PTSX nông lâm nghiệp, PTSX kinh tế hộ gia đình

phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH tại xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn,

tỉnh Hòa Bình.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về QHSDĐ,

PTSX nông lâm nghiệp. Mặc dù có các nghiên cứu ở các mức độ rộng hẹp

khác nhau nhưng những nội dung chủ yếu được các nhà khoa học quan tâm

chính là các yếu tố về phát triển bền vững (PTBV); các nghiên cứu này đều

hướng đến mục đích chung là SDĐ và PTSX nông lâm nghiệp đáp ứng được

các yêu cầu: Có hiệu quả về mặt kinh tế, lợi ích về xã hội, thích hợp về môi

trường sinh thái.

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ

Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ

cấu kinh tế hợp lý với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài

nguyên, các công trình KTXH, văn hóa, nguồn lao động, tăng cường xây

dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xây

dựng nông thôn mới và xã hội mới. Quy hoạch vùng lãnh thổ là khoa học về

quản lý tài nguyên mang cả 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp lý; là cơ sở

để lập dự án đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới [19]. Trên

thế giới, đã có nhiều nước tiến hành quy hoạch vùng lãnh thổ với các cách

thức khác nhau, tiêu biểu là các quốc gia Bungari, Pháp, Thái Lan.

1.1.1.1. Quy hoạch vùng ở Pháp

Các hoạt động sản xuất trong quy hoạch vùng ở Pháp theo các hướng

sau: Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình, công

nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển; hoạt

động khai thác rừng; hoạt động đô thị, khai thác chế biến; nhân lực theo các

dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông - lâm nghiệp; cân đối xuất nhập, thu chi

và các cân đối khác. Quy hoạch nhằm mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng

tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội.

4

1.1.1.2. Quy hoạch vùng ở Bungari

Mục đích của quy hoạch vùng lãnh thổ ở quốc gia này là: Sử dụng hiệu

quả nhất lãnh thổ của đất nước, lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo

vệ; lãnh thổ thiên nhiên không có vùng nông thôn, sự tác động của con người

vào đây rất ít; lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, ít

có sự can thiệp của con người, thuận lợi cho kinh doanh về du lịch; lãnh thổ là

môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và có sự can thiệp của con

người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; lãnh thổ là môi trường nông

nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng có sự tác động của con người;

lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.

- Nội dung của quy hoạch vùng lãnh thổ Bungari là: Cụ thể hóa, chuyên

môn hóa sản xuất nông nghiệp; phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản

xuất nông nghiệp theo ngành dọc; xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ

công cộng và sản xuất; tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ

công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn; bảo vệ môi trường

thiên nhiên, tạo điều kiện tốt cho nhân dân lao động, sinh hoạt.

1.1.1.3. Quy hoạch vùng ở Thái Lan

Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ được chú ý từ những năm 1970. Hệ

thống quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, địa phương.

Trong đó vùng (Region) được coi như là một á miền (Supdivision) của đất

nước, đó là điều cần thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các

phương diện khác nhau như : Phân bố dân cư, địa hình, khí hậu…

- Quy mô diện tích của vùng phụ thuộc vào diện tích của đất nước.

- Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo

2 cách sau: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những

mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng. Quy hoạch vùng được

giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế hoạch vùng được đóng góp

vào xây dựng kế hoạch quốc gia.

5

1.1.2. Quy hoạch lâm nghiệp

Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế

tư bản chủ nghĩa.

Đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết

việc “Khoanh khu chặt luân chuyển” chia đều cho từng năm theo trữ lượng

hoặc diện tích phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai

thác ngắn.

Sau Cách mạng công nghiệp (thế kỷ IXX), "Phương thức kinh doanh

rừng hạt" với chu kỳ khai thác dài và phương thức “Chia đều” của Hartig ra

đời thay thế cho các phương pháp trước đó. Hartig đã chia đều chu kỳ khai

thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng, trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng

năm. Đến năm 1816, xuất hiện "Phương thức luân kỳ lợi dụng" của H. Cotta,

Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống

chế lượng chặt hàng năm. Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời

và đến cuối thế kỷ XIX, xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế” của

Judeich.

Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “Cấp tuổi” chịu ảnh hưởng

của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, tức là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi

cũng như về diện tích, trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích

khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ biến ở

các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh

tế” và phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc

điểm cụ thể của mỗi lâm phần để tiến hành phân tích, xác định sản lượng và

biện pháp kinh doanh. Cũng từ phương pháp này, còn phát triển thành

“Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra” [21].

1.1.3. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp (QHNLN)

1.1.3.1. Lược sử QHNLN

Ngay từ thế kỳ XVII, QHNLN đã được xác nhận như một chuyên

ngành bắt đầu từ các quy hoạch vùng. Vào thời gian này, quy hoạch quản lý

6

rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như một lĩnh vực phát triển ở mức cao

trên cơ sở QHSDĐ (Olschowy, 1975).

Đến thế kỳ XIX, với các khái niệm "lập địa hợp lý", "năng suất sử

dụng" (Weber, 1921) đã mở đầu thời kỳ quy hoạch phát triển nông nghiệp

trên cơ sở QHSDĐ theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch

vùng cho sản xuất lâm nông nghiệp.

Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ

vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm

1946 Jacks G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với

tên “Phân loại đất đai cho QHSDĐ”. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến

đánh giá khả năng của đất cho QHSDĐ [8]

Năm 1966, Hội đất học và Hội nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về

hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong

QHSDĐ. Ngoài ra còn một số chuyên khảo khác cũng ra đời đề cập đến “môi

trường con người” trong đánh giá khả năng thích hợp của đất cho quy hoạch

nông nghiệp và lâm nghiệp [8].

Tại Đức, tài liệu “khái niệm về SDĐ khác nhau” đã được xuất bản bởi

Haber (1972) được coi là lý thuyết sinh thái về QHSDĐ dựa trên quan điểm

về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định

của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh.

Từ năm 1967 Hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức

FAO tổ chức nhiều hội nghị về Phát triển nông thôn và QHSDĐ. Các hội nghị

đều khẳng định rằng quy hoạch các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm

nghiệp, chế biến nhỏ… phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1969,

1975 các chuyên gia tư vấn họp tại Rome (Italia) và Geneve (Thụy Sỹ) để

thảo luận về phương pháp luận quy hoạch nông thôn [8].

7

1.1.3.2. Các nghiên cứu về phương pháp QHNLN cấp địa phương

Phương pháp QHNLN cấp địa phương có thể được khái quát bằng 2

cách tiếp cận chủ yếu: Tiếp cận từ trên xuống (Top –down Approach) và tiếp

cận từ dưới lên (Botton-up Approach). Cách tiếp cận thứ nhất được hình

thành từ khi có quy hoạch ra đời cho đến nay. Cách tiếp cận thứ hai được hình

thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng cộng đồng nông thôn có vai trò

không thể thiếu trong lập kế hoạch và quản lý tài nguyên của cộng đồng. Từ

đây, thuật ngữ “Quy hoạch dựa vào cộng đồng” (community-based planning)

bắt đầu xuất hiện [8].

Gilmour (1997) đã phân biệt hai loại tiếp cận, đó là tiếp cận kinh điển

(classical approach) và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm (people’s

centered approach) Những nghiên cứu của ông về quy hoạch và quản lý rừng

cộng đồng ở Nepal chứng tỏ những ưu thế về tiếp cận mới trong xây dựng và

thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng [8].

Từ cuối những năm 1970, các phương pháp điều tra đánh giá cùng

tham gia được nghiên cứu rộng rãi như: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA),

phương pháp quá trình sáng tạo, phân tích HTCT cho QHSDĐ vi mô. vào

những năm 1980 và đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, những thử nghiệm

các phương pháp RRA trong phát triển nông thôn và lập kế hoạch SDĐ được

thực hiện trên 30 nước phát triển cho thấy ưu thế của các phương pháp này

trong lập kế hoạch lâm nông nghiệp cấp thôn bản [9].

Luning (1990) lần đầu tiên nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với

phân tích HTCT cho QHSDĐ. Năm 1994, FAO đã công bố quy trình kết hợp

đánh giá đất đai với phân tích HTCT cho QHSDĐ (LEFA), hạn chế là đòi hỏi

hệ thống thông tin phân tích lớn, khó áp dụng cho quy hoạch địa phương.

Theo Erwin (1999), phân tích HTCT là công cụ cho phân tích các trở ngại

trong hệ thống nông trại hộ gia đình để xác định mục tiêu quy hoạch, xác định

các kiểu SDĐ hiện tại và phương pháp SDĐ mới, đánh giá phương án SDĐ

khác nhau nhằm mục đích lựa chọn phương án một cách tốt nhất [8].

8

1.1.3.3. Các nghiên cứu xây dựng quy trình QHSDĐ

FAO (1976) đã đề xuất cấu trúc khung QHSDĐ với 10 điểm chính.

Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng SDĐ được xét như là

các bước chính trong quá trình quy hoạch.

Năm 1980, Buchwald đề xuất quá trình quy hoạch 8 bước, trong đó có

những nghiên cứu đánh giá về sinh thái và KTXH được đề cập tách biệt ở các

bước khác nhau. Điểm hạn chế này tạo nên sự thiếu tính liên ngành trong quy

hoạch. Maydell (1984) cho rằng 4 điểm chính trong quá trình QHNLN các

nước nhiệt đới là: Phân tích xu hướng nghĩa là phân tích hiện trạng và phát

triển; xác định mục tiêu và nhiệm vụ; phân tích phương pháp; tiến hành đánh

giá [8]. Năm 1985, một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế được FAO thành lập

nhằm xây dựng một quy trình QHSDĐ.

Wikingson (1985) nghiên cứu QHSDĐ theo khía cạnh luật pháp, ông

đề nghị một hệ thống luật pháp thích hợp cần được phát triển nhằm mục đích:

Cung cấp chính sách và mục tiêu rõ ràng của Nhà nước về đất đai, thiết lập

các tổ chức SDĐ phù hợp, yêu cầu sử dụng theo quy trình kế hoạch và kỹ

thuật, tăng cường sự thông hiểu về SDĐ và khuyến khích xây dựng cơ chế

giám sát và cưỡng chế’’ [8].

Theo Purnell (1988), mục tiêu của QHSDĐ là thiết lập các kế hoạch

thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các loại đất đai nhằm tăng sản xuất

quốc gia, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường, đạt các lợi ích xã hội và giải

trí. 4 câu hỏi nền tảng của quy hoạch đất đai: Các vấn đề nào đang tồn tại và

mục tiêu quy hoạch là gì? Có các phương án SDĐ nào? Phương án nào tốt

nhất? Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào?

Xem xét đến các khía cạnh riêng, có thể dẫn ra một số quy trình quy

hoạch được nhiều chương trình, dự án áp dụng, theo Zimmermann (1989) tổ

chức GTZ của Đức đưa ra và thử nghiệm quy trình quy hoạch tại nhiều nước,

trong đó có dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà của Việt Nam. Quy trình này

9

dựa trên quá trình phân tích tình hình, chuẩn đoán hiện trạng và phân tích mục

tiêu (ZOPP) được sử dụng. Năm 1987, Spitzer đề xuất các bước QHSDĐ đa

mục tiêu, trong đó nhấn mạnh xác định mục tiêu và chọn phương pháp lập kế

hoạch như sau: Chuẩn đoán trong thu thập thông tin và dự đoán cơ hội, tư vấn

trong đánh giá, lập kế hoạch và điều phối, thực hiện trong điều phối và giám

sát [8].

1.1.3.4. Lược sử hình thành và phát triển các HTCT nông lâm nghiệp trên thế

giới

Trên thế giới, hoạt động canh tác nông nghiệp đã được hình thành từ

lâu trong lịch sử. Từ hoạt động canh tác này mà các HTCT nông nghiệp dần

được hình thành.

Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các

ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu.

Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và

môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hóa, qua các hoạt

động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979) [14].

Hệ thống trồng trọt là hoạt động sản xuất cây trồng trong một nông hộ.

Hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian và thời gian với

các biện pháp kỹ thuật được thực hiện [14].

HTCT là một phức hợp của đất đai, cây trồng, vật nuôi, lao động và các

nguồn lợi đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý theo sở

thích, khả năng và kỹ thuật có thể có trong một phạm vi nhất định để tạo ra

sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người [4].

Du canh là HTCT đầu tiên trên thế giới. Đây là kiểu SDĐ nông nghiệp

trong đó đất được phát quang để canh tác trong thời gian ngắn hơn thời gian

bỏ hóa (Conklin, 1957). Cho đến nay, phương thức này vẫn được sử dụng phổ

biến ở các vùng nhiệt đới. Tuy nhiên về chiến lược PTBV, du canh không

10

được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi vì du canh được coi là

phí phạm về sức người và tài nguyên đất đai, là nguyên nhân gây mất rừng, là

nguyên nhân chính gây nên tình trạng xói mòn và thoái hóa đất xảy ra nghiêm

trọng (Grinnell, 1977) [14].

Trên cơ sở giải quyết những nhược điểm của phương thức du canh đã

có một số mô hình, HTCT mới ra đời. Trong các PTCT nông nghiệp, canh tác

nông lâm kết hợp (NLKH) là một PTCT lâu đời trên thế giới.

Theo King (1987), thời trung cổ ở châu Âu đã tồn tại một tập quán phổ

biến là chặt và đốt rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông

nghiệp. HTCT này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn

còn ở một số vùng của Đức cho đến tận những năm 1920 [23]. Trong khi đó

nhiều PTCT truyền thống ở châu Á, châu Phi và khu vực nhiệt đới châu Mỹ

đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ

yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác như

gỗ, củi, đồ gia dụng…

Taungya được coi là một PTCT NLKH có thể chấp nhận được cả về

mặt hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái bằng sự kết hợp đồng thời cả hai

loại cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Vào cuối thế kỷ XIX, hệ thống

Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân

Anh. Trong các đồn điền trồng gỗ tếch (Techtona grandis) người lao động

được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải

quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Sau đó phương thức này được áp dụng

rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi [22].

Blandford (1988) đã mô tả Taungya dường như là một PTCT cũ được

áp dụng mà ở đó điều kiện hoàn cảnh rừng được tái tạo trên những trang trại

của người nông dân và theo đó người ta thu được những hiệu quả có ích từ

cấu trúc rừng. Chính vì vậy các hệ thống Taungya cần phải được xem như là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!