Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Làm Căn Cứ Đề Xuất Các Giải Pháp Quy Hoạch Sử Dụng Đất Bền Vững Tại Xã Mường So Huyện Phong Thổ Tỉnh Lai Châu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN MINH HIẾU
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
TẠI XÃ MƯỜNG SO HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2007 - 2016.
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học :
TS. LÊ SỸ VIỆT
Hà Tây- Năm 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN MINH HIẾU
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
TẠI XÃ MƯỜNG SO HUYỆN PHONG THỔ TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2007 - 2016.
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học :
TS. LÊ SỸ VIỆT
Hà Tây- Năm 2007
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, tôi thực hiện luận văn: “Nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy
hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Mường So huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu giai
đoạn 2007 - 2016 ”. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tôi xin trân trọng cảm
ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa đào tạo Sau đại học, các thầy cô
giáo, đặc biệt là thầy giáo - TS. Lê Sỹ Việt, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận
tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian
học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo và cán bộ Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu, Chi cục
Phát triển lâm nghiệp tỉnh Lai Châu, Uỷ ban nhân dân huyện Phong Thổ, Phòng Kinh tế
huyện Phong Thổ, Hạt Kiểm lâm huyện Phong Thổ, Trạm Khuyến nông huyện Phong
Thổ, Phòng Thống kê huyện Phong Thổ, Ban lãnh đạo UBND xã Mường So vv....cùng
toàn thể các đồng nghiệp, bạn bè gần xa và nhân dân xã Mường So đã giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng về trình độ và thời gian hạn chế cho
nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Tây, tháng 7 năm 2007.
Tác giả
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi truờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội an ninh, quốc phòng[17]. Đất đai có
những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào
khác, nếu được sử dụng hợp lý thì trong quá trình sản xuất, đất đai không những
không bị bào mòn mà ngày càng tốt lên. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì thay
thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông lâm nghiệp.
Chính vì vậy điều 18 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả”.
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng, nó tạo ra
những điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Quy hoạch sử
dụng đất có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông - lâm nghiệp, công
nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công trình văn hoá
phúc lợi một cách hợp lý hơn. Đặc biệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp quy hoạch
sử dụng đất có nhiệm vụ quy hoạch sử dụng các loại đất nông - lâm nghiệp, các
phương pháp thâm canh trong nông lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
các giải pháp bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
Trong những năm gần đây nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt, trái đất nóng lên,
hiệu ứng nhà kính... xuất hiện đã làm chết rất nhiều người, phá hoại nhà cửa, mùa
màng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Từ đó con người
mới bắt đầu nhận thức được việc chặt phá rừng bừa bãi, sử dụng đất đai không hợp
lý, không khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây nên những hiện tượng thiên tai đó.
Chính vì vậy mà việc sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
cũng như việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là một nhiệm vụ vô cùng
cấp thiết hiện nay. Quy hoạch sử dụng đất bền vững nhằm mục tiêu định hướng cho
sự thay đổi công nghệ và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo cho việc thoả mãn liên
tục nhu cầu của con người thuộc thế hệ hôm nay mà không làm ảnh hưởng đến nhu
cầu cuả thế hệ mai sau.
Với tính chất và vai trò quan trọng như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội
loài người, quy hoạch sử dụng đất không ngừng phát triển và hoàn thiện, từ thực tiễn
2
được tổng hợp thành lý luận và trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển
kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế xã hội của nông thôn miền núi
nước ta nói riêng. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã có sự tham gia của người dân giữ
một vị trí hết sức quan trọng, nhằm giúp người dân có thể tham gia tích cực vào quy
hoạch trong sử dụng đất của mình một cách hợp lý, có hiệu quả và trên nguyên tắc
bền vững, bảo đảm hài hoà giữa lợi kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới thuộc tỉnh Lai Châu, một tỉnh vừa
mới được thành lập năm 2004, nên công tác quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh
nói chung và trên địa bàn huyện Phong Thổ nói riêng mới đang trong giai đoạn bắt
đầu triển khai. Hiện tại trên địa bàn huyện còn nhiều xã chưa có quy hoạch sử dụng
đất, hệ thống canh tác còn lạc hậu, người dân thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức,
việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn
nhiều hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mà chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi còn nhiều lúng túng. Do vậy, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra
hiện nay là tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho các xã dựa trên phương pháp PRA
có sự tham gia của người dân kết hợp với kỹ thuật canh tác NLKH và áp dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm tạo cơ hội cho người dân tự phân tích, giác
ngộ đồng thời giúp người dân đề xuất được cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với
gia đình và phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, để góp phần hệ thống lại lý luận quy
hoạch sử dụng đất cấp xã và giúp các xã vận dụng phù hợp với điều kiện địa
phương, làm sao kết hợp hài hoà ưu tiên, định hướng của nhà nước với nhu cầu,
nguyện vọng của nhân dân địa phương. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy
hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
giai đoạn 2007 – 2016”.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm về phát triển bền vững
Trong nhiều thập kỷ qua vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên rừng bền vững đã
được các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước quan tâm. Nghiên cứu về
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên rừng của
mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào cách nhìn nhận, trình độ quản lý và cách tiếp cận
khoa học kĩ thuật của nhân loại. Quan điểm về sử dụng đất đai, tài nguyên rừng bền
vững đã được nhiều tác giả ở các quốc gia khác nhau đề cập tới, việc đưa ra một
quan điểm thống nhất là một điều khó có thể thực hiện nhưng các khái niệm đều
cho thấy những điểm giống nhau khi nói đến quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên
rừng bền vững đều được thể hiện ở 3 vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
Thuật ngữ "bền vững" được sử dụng trong nhiều khái niệm, ví dụ "sự phát
triển bền vững", "kinh tế bền vững", "xã hội bền vững", và "sử dụng bền vững"[31].
Uỷ ban quốc tế về môi trường và phát triển (Wcea) đã định nghĩa "Phát triển bền
vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của đời sau".
Thế giới đang đứng trước nguy cơ to lớn về sự xuống cấp và huỷ hoại của môi
trường sinh thái. Sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp và các hoạt động phát triển
kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi
trường tự nhiên, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để sử dụng một cách có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đạt mức tăng trưởng hợp lí, đồng thời bảo vệ môi
trường sống và khả năng tái tạo của các nguồn tài nguyên, phải có một cách tiếp cận
kết hợp nhuần nhuyễn giữa lợi ích kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.
Năm 1993, nhóm công tác quốc tế đã kiến nghị một khung đánh giá hệ thống
quản lí và sử dụng đất bền vững và định nghĩa như sau [33]: "Quản lí sử dụng đất
bền vững" bao hàm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm hội
nhập những nguyên lí kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có
thể đồng thời: Duy trì nâng cao sản xuất và dịch vụ, giảm thiểu sự rủi ro cho sản
xuất, bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất
4
lượng đất, có khả năng thực thi về kinh tế, có thể chấp nhận được về mặt xã hội
(Dumanski, 1993)[33]. Cùng với nguyên tắc trên (Dumanski, 1993) [33] cũng đã đề
xuất các chỉ tiêu để đánh giá và giám sát việc sử dụng đất bền vững. Các chỉ tiêu
này bao gồm: Năng suất cây trồng, cân bằng dinh dưỡng, sự bảo toàn độ che phủ
đất, chất lượng, số lượng đất, chất lượng, số lượng nước, lợi nhuận nông trại và sự
áp dụng các biện pháp bảo vệ đất.
Một mô hình sử dụng đất tổng hợp, bền vững phải đáp ứng một số nội dung sau:
- Giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra cho mọi người ở từng bản làng, buôn
sóc, ở từng địa phương, trong cả nước và trên toàn cầu.
- Tổng hợp được các hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại, vận dụng
thích hợp cho từng nơi.
- Lấy các hệ thống thiên nhiên làm mẫu chuẩn, bắt chước các hành động hoà
hợp với thiên nhiên.
- Tạo lập ra các mô hình định canh lâu bền bằng việc xây dựng phù hợp với
điều kiện sinh thái từng nơi. Để đảm bảo sử dụng đất mang tính tổng hợp bền vững
cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, các chế độ canh tác, các loại hình sản phẩm.
+ Kết hợp nhiều ngành nghề: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản....
+ Ngăn ngừa được những tai biến môi trường, rủi ro và nạn ô nhiễm, suy thoái.
+ Sử dụng được các động thực vật hoang dã, các loài cây bản địa, các loài cây
quý hiếm, đa tác dụng.
+ Tận dụng các nguồn tài nguyên: Đất, nước, năng lượng, sinh học làm cho nó
được bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tự tái sinh.
+ Sử dụng được đất theo quy mô nhỏ, thâm canh hiệu quả, được quản lý, chăm
sóc, bảo vệ và phục hồi đất.
Tóm lại, sử dụng đất bền vững là nhu cầu cấp bách của nhiều quốc gia trên thế
giới. Những hiện tượng sa mạc hoá, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, diện tích đất trống, đồi núi
trọc ngày càng tăng lên, đây chính là kết quả của việc sử dụng đất đai không hợp lí. Khái
niệm bền vững được các nhà khoa học trên thế giới chủ yếu hướng vào 3 yêu cầu sau:
5
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội - nhân văn: Thu hút được lao động, đảm bảo đời
sống xã hội, được người dân chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: Bảo vệ được đất đai, ngăn chặn được thoái
hoá, xói mòn, rửa trôi, bảo vệ môi trường tự nhiên.
1.2 Trên thế giới
1.2.1 Những nghiên cứu liên quan đến cơ sở khoa học của quy hoạch sử
dụng đất vĩ mô
Lịch sử về quy hoạch sử dụng đất đã trải qua hơn 100 năm nghiên cứu và phát
triển, những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng làm
cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả.
Hệ thống canh tác (Farming System) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn
định các ngành trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự
nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với các mục tiêu mong muốn và nguồn
lực của hộ (Shaner, Philip và Schemmedli, 1984)[34].
Hệ thống canh tác bao gồm các nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng cho các
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương thực, nguyên
liệu thô, tiền mặt) trong nông trại với điều kiện nhất định (Willem C.Beet, 1990)[32].
Trên thế giới mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh (Shifitng cultivation),
đó chính là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được phát quang để canh
tác trong một thời gian, ngắn hơn thời gian bỏ hoá (Conklin, 1957)... Du canh được
xem là phương thức canh tác cổ xưa nhất, nó ra đời vào cuối thời kỳ đồ đá mới, khi
con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu về tự nhiên. Tuy nhiên, về
chiến lược phát triển kinh tế bền vững, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ
quan quốc tế coi trọng. Bởi du canh được coi như sự phí phạm về sức người, tài
nguyên đất đai, là nguyên chính gây nên xói mòn và thoái hoá đất, dẫn đến tình
trạng sa mạc hoá xảy ra nghiêm trọng.
6
Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya (Canh tác đồi núi) ở vùng
nhiệt đới. Hệ thống Taungya được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, ở
một số nước các tên gọi được biểu thị cho sự đặc biệt của phương thức du canh, ở
Inđônêxia người ta gọi là Tumbansang, ở Philippin là Kaigining; ở Malayxia là La
dang; ở Srilanka là China... Theo Von Hesmen (1966; 1970) và King (1979), hầu hết
các rừng trồng ở vùng nhiệt đới đều được hình thành từ những phương thức này, đặc
biệt là ở Châu Á và Châu Phi [30]. Taungya được xem như một dấu hiệu báo trước cho
các phương thức sử dụng đất sau này (Nair, 1978). Hệ thống canh tác Taungya được
cải tiến sửa đổi và dần dần được hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và được coi như
là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả kinh tế lẫn môi trường sinh thái. Theo FAO
năm 1990, đến nay đã có tới 117 nước trên thế giới áp dụng phương thức này.
Như vậy, có thể thấy du canh là một hệ thống canh tác, trong đó các loài cây
nông nghiệp và lâm nghiệp sinh trưởng kế tiếp nhau, còn Taungya bao gồm sự kết
hợp đồng thời của cả hai loài cây trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành rừng
trồng. Đứng trên quan điểm sử dụng, quản lý đất thì cả hai quá trình trên đều có một
điểm tương đồng là những cây nông nghiệp được sử dụng một cách tốt nhất bởi độ
phì của đất được tăng lên chính nhờ thảm mục của cây gỗ.
Theo FAO, hiện nay dân số thế giới đã lên tới khoảng trên 6 tỉ người, đang sử
dụng 1,476 tỉ ha đất nông nghiệp. Trong đó đất có độ dốc trên 100
(đất đồi, núi) là
937 triệu ha chiếm 63,5% (Sheng, 1988; Hudson, 1988; Cent, 1989).
Trong quá trình sử dụng con người đã làm thoái hóa khoảng 1,4 tỉ ha đất. Theo
Norman Mayer (1993), hàng năm trên toàn cầu mất khoảng 11 triệu ha đất nông
nghiệp do các nguyên nhân xói mòn, rửa trôi và sa mạc hóa, nhiễm độc hoặc bị
chuyển hóa sang dạng khác.
Theo FAO, đến năm 1980 các loại hình quảng canh và du canh trên toàn thế
giới chiếm tới 45% diện tích đất nông nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên
tình trạng xói mòn, thoái hóa đất làm giảm năng suất cây trồng. Do những yêu cầu
của mình, con người ngày càng xâm hại đến rừng để lấy lâm sản và đất canh tác,
làm cho diện tích đất rừng ngày càng thu hẹp, đe dọa đến môi trường sống.
7
Theo dự báo của tổ chức dân số thế giới, nếu với tốc độ tăng trưởng dân số
diễn ra như hiện nay thì đến năm 2025 dân số thế giới sẽ lên tới khoảng 8 tỷ người,
tập trung ở các nước chậm và đang phát triển. Nếu mức tiêu thụ lương thực theo đầu
người vẫn giữ nguyên như hiện nay thì sự tăng dân số thế giới đòi hỏi phải tăng
năng suất lương thực thô thêm 2,6 tỷ tấn vào năm 2025, tức là tăng 57% so với năm
1990. Trên thực tế thì đất đai mở mang có hạn và không thể đáp ứng được với tốc
độ gia tăng dân số tự nhiên trên toàn cầu.
Vì vậy để thỏa mãn nhu cầu về lương thực ngày càng cao, con người tìm cách
giải quyết theo một trong hai hướng chính đó là: Tăng năng suất cây trồng bằng
việc tận dụng tối đa tiềm năng của các loại đất, thâm canh tăng mùa vụ và mở rộng
diện tích canh tác. Để làm được điều đó thì công tác điều tra, khảo sát, phân loại và
đánh giá đất đai để tìm ra giải pháp sử dụng đất có hiệu quả nhất trên cơ sở quy
hoạch sử dụng đất hợp lý, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và đặc biệt là theo
hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp tiềm năng của đất đai cho các mục tiêu sử
dụng bền vững đã trở thành một yêu cầu rất bức thiết.
Công cuộc tìm giải pháp nhằm nâng cao sản lượng lương thực và khắc phục
tình trạng thiếu hụt về lương thực, đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải
pháp về sử dụng đất đai bền vững. Một trong những thành công của quá trình
nghiên cứu đó là đã tìm ra hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử
dụng đất dốc bền vững và được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mintanao
Philippin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 đến nay[25].
- Mô hình SALT 1 (Sloping Agriculture Land Technology) với cơ cấu 25%
cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên (NN) + 50% cây nông nghiệp hàng năm.
- Mô hình SALT 2 (Simple Agro - Livestock Technology) với cơ cấu 40% NN
+ 20% LN + 20% chăn nuôi +20 % làm nhà ở và chuồng trại.
- Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro - Forest land Technology) với cơ cấu
40% NN + 60% LN.
- Mô hình SALT 4 (Small Agro - Fruit Likelihood Technology) với cơ cấu
60% LN + 15% NN + 25% cây ăn quả.