Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
PHẠM NGỌC HOA
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – Năm 2013
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu:.......................................................................................7
3. Nhiệm vụ của đề tài..........................................................................................7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................7
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.....................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................8
7. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................9
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................10
1.2 Cơ sở lý luận .................................................................................................15
1.3 Khung lý thuyết.............................................................................................26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................29
2.1 Giới thiệu mô hình trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp.HCM .....29
2.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................32
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC, TP. HỒ
CHÍ MINH...........................................................................................................34
3.1 Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam và một số điểm
không phù hợp với trường dân lập quốc tế Việt Úc .............................................34
3.2 Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của một số tổ chức có uy
tín trên thế giới .....................................................................................................39
3.3 So sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của Việt Nam với các
bộ tiêu chuẩn của các tổ chức uy tín trên thế giới. ..............................................47
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC,
TP. HỒ CHÍ MINH ............................................................................................60
3
4.1 Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Trường tiểu họcdân lập
quốc tế Việt Úc, Tp. HCM ..................................................................................60
4.2 Ý kiến của CBQL, giáo viên trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc và
chuyên gia về Bộ tiêu chuẩn đề xuất ...................................................................72
4.3 Nhận xét về bộ tiêu chuẩn đề xuất đánh giá CLGD trường tiểu học dân lập
quốc tế Việt Úc, Tp.HCM ....................................................................................75
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT và KHUYẾN NGHỊ ..................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................87
PHỤ LỤC
1) Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia – mức độ 2 của bộ
GD&ĐT ban hành ..............................................................................................90
2) Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tư thục của Hội đồng giáo dục tư thục
Singapo (CPE - EduTrust)................................................................................101
3) Bộ tiêu chuẩn chất lượng dành cho trường học ở cấp độ cao của Hiệp hội các
trường phổ thông và cao đẳng phía Nam (SACS) của Hoa Kì ........................107
4) Bộ tiêu chuẩn cải tiến chất lượng nhà trường thông qua kiểm định của Hội
đồng các trường quốc tế (CIS)..........................................................................112
5) Bảng hỏi phỏng vấn CBQL trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc..............119
6) Bảng xin ý kiến chuyên gia .............................................................................121
7) Bảng lấy ý kiến của CBQL trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc ..............123
8) Bảng lấy ý kiến của giáo viên trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc ..........125
9) Hệ thống chất lượng giáo dục tiểu học của Unicef tại Hàn Quốc ....................127
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 CBQL Cán bộ quản lý
2 CLGD Chất lượng giáo dục
3 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
4 KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Mô hình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục của
Phạm Xuân Thanh
11
1.2 Mô hình khung lý thuyết của nghiên cứu 27
2.1 Qui trình nghiên cứu của đề tài 32
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1
So sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD của CPE, CASC CASI
và CIS.
45
3.2
So sánh tổng quan các tiêu chuẩn đánh giá CLGD của các tổ
chức trên thế giới và Việt Nam.
47
3.3
So sánh nội dung chi tiết bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD của các
tổ chức trên thế giới và Việt Nam dựa vào khung lý thuyết.
48
4.1
So sánh Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học của bộ
GD&ĐT với Bộ tiêu chuẩn đề xuất.
74
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó,
giáo dục tiểu học là nền tảng của sự thành công của một xã hội (Unicef). Bậc tiểu
học là một giai đoạn giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó phải hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trung học
[5].
Nếu được giáo dục tốt ở bậc tiểu học, học sinh sẽ có nền tảng kiến thức, kĩ năng
vững vàng sẵn sàng cho các thử thách học tập ở các cấp học sau và gặt hái được kết
quả cao. Chính vì vậy mà chất lượng của giáo dục tiểu học cần phải đặc biệt quan
tâm.
Ở Việt Nam, giáo dục tiểu học không những là mối quan tâm hàng đầu của
chính phủ, các nhà giáo dục mà còn thu hút sự chú ý và đầu tư của công chúng. Để
đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em và cũng nhằm thực hiện chủ trương phổ cập
giáo dục tiểu học của Đảng & Nhà nước, hệ thống trường, lớp được nâng cấp, xây
dựng và mở rộng. Nhiều nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa, chất lượng
giáo viên, chất lượng giáo dục đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của
giáo dục tiểu học.
Những năm gần đây, bên cạnh hệ thống trường công lập, một số loại hình
trường ngoài công lập ra đời và đã thực sự góp thêm tiếng nói trong hoạt động giáo
dục của nước nhà, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần giảm tải sức ép
lên hệ thống trường công lập. Các loại hình trường ngoài công lập gồm có trường
dân lập và tư thục (Luật Giáo dục, 2005). Hệ thống phổ thông ngoài công lập với
đặc điểm đa dạng và linh hoạt đã ra đời không ít trường quốc tế và trường song ngữ.
Hiện tượng này đã tạo nên một cú hích tạo động lực cho hệ thống giáo dục công lập
phát triển thêm các loại hình trường này (Vũ Khắc Chương, 2012)[2]. Mỗi loại hình
trường sẽ có những đặc điểm riêng về cách thức tổ chức quản lý, chương trình
giảng dạy, hoạt động dạy và học, các dịch vụ do nhà trường cung cấp. Đa phần các
trường ngoài công lập thường đầu tư xây dựng trường lớp với phương tiện, đồ dùng
6
dạy học khá hiện đại, số lượng học sinh ở mỗi lớp ít, các dịch vụ chăm sóc học sinh
được quan tâm. Chương trình học và các hoạt động giáo dục của các trường này
phần nào giúp cho học sinh Việt Nam có điều kiện tiếp cận sớm với nền giáo dục
tiên tiến của thế giới (đặc biệt là các trường quốc tế). Vì vậy mà nhiều phụ huynh
rất quan tâm và muốn chọn các trường ngoài công lập cho con em mình theo học.
Tuy nhiên, với mức học phí cao hơn nhiều lần so với trường công lập nhưng chất
lượng giáo dục thực chất của các trường này như thế nào thì chưa có cơ quan nào
khẳng định chính thức là một điều làm cho các phụ huynh quan tâm lo lắng.
Để kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời giúp các bậc phụ
huynh có được những thông tin hữu ích để chọn trường cho con em mình, công tác
kiểm định chất lượng đã được bộ GD&ĐT lựa chọn như một biện pháp chính thức
và đang từng bước triển khai công tác này ở các cấp học phổ thông, trong đó có cấp
học tiểu học.
Sau hàng loạt các nghiên cứu, năm 2007, bộ GD&ĐT đã ban hành Qui định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. Từ năm 2007 tới nay,
Bộ tiêu chuẩn này đã có nhiều điều chỉnh nhưng vẫn áp dụng chung cho các loại
hình trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, và chưa có những hướng dẫn chi tiết
để đánh giá từng loại trường cụ thể.
Năm 2009, trên diễn đàn của ngành Giáo dục – Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh,
Trần Thanh Bình[1]
cho rằng “Hoạt động KĐCLGD phổ thông tập trung ở quá trình
tổ chức dạy học và ở đầu ra. Quá trình tổ chức dạy học bao giờ cũng là khâu phản
ánh rõ tính chủ động, năng lực giáo dục của các trường. Ở KĐCLGD phổ thông, do
có những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khó khăn, có những
trường ở thành phố, đô thị lớn, điều kiện giáo dục thuận lợi hơn rất nhiều nên độ
“lệch” trong nhiều trường hợp có thể là rất đáng kể”.
Như vậy, căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD áp dụng chung cho tất cả
các trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, mỗi loại hình trường cần xây
dựng cho mình một bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD riêng phù hợp với tình hình thực
tế để có thể đánh giá chất lượng giáo dục của trường mình chính xác hơn.
7
Trường dân lập quốc tế Việt Úc do người Việt Nam thành lập năm 2004 tại
thành phố Hồ Chí Minh với 1 cơ sở dạy tiểu học. Với mục tiêu giáo dục là “phát
triển học sinh toàn diện”, bên cạnh 2 chương trình chính là tiếng Việt do Bộ
GD&ĐT ban hành và tiếng Anh ESL (tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2), Trường còn
giảng dạy nhiều môn năng khiếu, trong đó có một số môn theo chương trình của
nước ngoài như Science, Maths, ICT. Sau 8 năm thành lập, đến nay, hệ thống
trường phát triển và mở rộng với 8 cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến trung học
phổ thông, trong đó, giáo dục tiểu học chiếm 6 cơ sở trong toàn bộ hệ thống với
gần 3.000 học sinh đang theo học. Với tốc độ phát triển và qui mô đào tạo như hiện
nay, có thể nóiTrường dân lập quốc tế Việt Úc là một trường ngoài công lập điển
hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho trường tiểu học dân lập quốc tế
Việt Úc, thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành nhằm tìm ra những điểm chưa
phù hợp trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học do Bộ
GD&ĐT ban hành đối với trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, tham khảo các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của một số nước trên thế
giới, từ cơ sở đó xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho trường
tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này được thực hiện với kết quả kỳ vọng là Bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng do nghiên cứu này xây dựng được sẽ là công cụ giúp cho Trường
tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc Tp. HCM tự đánh giá chất lượng giáo dục của
trường mình, từ đó có những hoạt động để Trường đảm bảo và cải tiến chất lượng
hơn nữa. Nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo để xây
dựng một bộ tiêu chuẩn có tính pháp lý để đánh giá chất lượng giáo dục của các
trường tiểu học dân lập quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần hoàn thiện hệ
thống văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn về công tác đánh giá và kiểm
địnhh chất lượng giáo dục đối với từng loại trường, từng vùng miền cụ thể.
8
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí
Minh dựa trên các cơ sở sau:
- Lý luận khoa học và các bộ tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng trường tiểu học
của một số nước tiên tiến trên thế giới.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học do Bộ GD&ĐT của
Việt Nam ban hành.
- Đặc điểm tình hình của cơ sở giáo dục.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng trường tiểu học của một số
nước tiên tiến trên thế giới.
- So sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của Việt
Nam với các bộ tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến trên thế giới.
- Xem xét những điểm trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
tiểu học của Việt Nam chưa phù hợp với trường tiểu học dân lập quốc tế Việt
Úc Tp. HCM.
- Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho trường tiểu học dân lập
quốc tế Việt Úc Tp. HCM.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể khảo sát: CBQL, GV của trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc.
- Đối tượng nghiên cứu: Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu
học dân lập quốc tế Việt Úc, Tp. HCM.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5. 1 - Câu hỏi nghiên cứu
- Cần có những tiêu chuẩn gì để đánh giá chất lượng giáo dục của trường tiểu
học dân lập quốc tế Việt Úc, thành phố Hồ Chí Minh
9
- So với Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học do Bộ GD
& ĐT ban hành, bộ tiêu chuẩn được đề nghị có những điểm gì tương đồng và
khác biệt?
5. 2 - Giả thuyết của nghiên cứu:
Bộ tiêu chuẩn được đề xuất để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
dân lập quốc tế Việt Úc sẽ phản ánh được sự khác biệt của trường dân lập so với
trường công lập.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mang tính định tính được thiết kế theo dạng nghiên cứu
hồ sơ kết hợp với phương pháp so sánh giáo dục, phương pháp chuyên gia.
- Nghiên cứu hồ sơ: nghiên cứu các văn bản qui định có liên quan đến trường tiểu
học của Việt Nam, các tài liệu về đánh giá chất lượng trường tiểu học của một
số nước tiên tiến trên thế giới, tài liệu về trường tiểu học dân lập quốc tế Việt
Úc.
- Phương pháp so sánh giáo dục: đối chiếu, so sánh để tìm ra điểm tương đồng,
khác biệt, nguyên nhân của sự khác biệt, nhận xét ưu nhược điểm của các bộ tiêu
chuẩn
- Phương pháp chuyên gia: tiến hành phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia kiểm định,
nhà quản lý, những người có kinh nghiệm thực tế.
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc được nghiên cứu ở đây là trường
ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh, do người Việt Nam thành lập và
quản lý. Trường này giảng dạy chương trình của Bộ GD&ĐT và chương trình
đào tạo tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2.
Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường tiểu học xây dựng được mang tính cụ
thể, chi tiết phù hợp với đặc điểm của trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc
Tp. HCM nên chưa có tính đại diện, bao quát. Vì vậy, chỉ có thể áp dụng Bộ
tiêu chuẩn này cho những trường tiểu học ngoài công lập khác có đặc điểm,
tình hình tương tự như trường tiểu học dân lập quốc tế Việt Úc Tp. HCM.
10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, tác giả sẽ trình
bày tóm tắt một số bài báo, sách, tư liệu có liên quan.
1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
Trong tác phẩm Xây dựng chương trình học – Hướng dẫn thực hành
(2002)[13], hai tác giả Wiles và Bondi cho rằng chất lượng giáo dục của một trường
học thể hiện ở 15 vấn đề chính được chia thành 5 nhóm yếu tố như sau:1- Định
hướng hướng dẫn: bao gồm triết lí giáo dục, chiến lược giảng dạy, các biện pháp tổ
chức cán bộ; 2- Các điều kiện quản lí gồm có: tổ chức học sinh, quy tắc và quy
định, các hình thức kỉ luật và báo cáo tiến bộ của học sinh; 3- Các chương trình học
tập: cấu tạo kiến thức và sử dụng tài liệu học tập; 4- Môi trường học tập: không
gian lớp học, các tòa nhà và sân trường, sự tham gia của cộng đồng; 5-Vai trò của
những người tham gia: người quản lí, giáo viên và học sinh.
Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) tại Hàn Quốc với bài Chất
lượng giáo dục tiểu học: Tiềm năng thay đổi xã hội trong một thế hệ (2002)[22]
đã
khẳng định: giáo dục tiểu học là nền tảng của sự thành công của một xã hội. Mỗi
năm giáo dục tiểu học làm tăng năng suất của một người và làm giảm sự phụ thuộc
của họ trên các nguồn lực xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ở giáo dục
tiểu học là: chất lượng người học, môi trường học tập, nội dung chương trình, quá
trình giảng dạy với giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Theo đó, để nâng cao chất
lượng giáo dục, học sinh phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe, tâm lí; môi trường
học tập cần đảm bảo các thành tố về thể chất, tâm lý và phục vụ cho học sinh;
chương trình giảng dạy cần phải căn cứ vào định nghĩa kết quả đầu ra, không phân
biệt đối xử và lấy học sinh làm trung tâm, nội dung phù hợp với địa phương và
quốc gia, tỉ lệ giảng dạy các kỹ năng phải phù hợp; giáo viên cần đạt được các yêu
cầu kiến thức về học sinh, nội dung và chương trình giảng dạy, tạo dựng môi
11
trường học an toàn và thân thiện, tôn trọng sự đa dạng, sử dụng tài nguyên để giảng
dạy, kiến thức có ý nghĩa ứng dụng, cung cấp nhiều đường dẫn đến kiến thức.
Nghiên cứu Chất lượng của giáo dục tiểu học: nghiên cứu trường hợp 2 quận
Madurai và Villupuram ở Tamil Nadu, Ấn Độ (2002)[21] nhằm xác định các khu
vực của những điểm yếu có thể sẽ góp phần vào sự thiếu chất lượng ở trường tiểu
học. Trọng tâm của nghiên cứu này là môi trường học tập, trong đó bao gồm các
lớp học, giáo viên giảng dạy, tài liệu học tập, giáo viên và học sinh. Các vấn đề liên
quan đến quản trị học và quản lý (ở trường học và cấp quận), phạm vi chúng ảnh
hưởng đến kết quả học tập cũng đã được kiểm tra. Nghiên cứu này sử dụng cách
tiếp cận phạm vi để nghiên cứu các vấn đề về chất lượng trong giáo dục tiểu học ở
Tamil Nadu. Đây là một trường hợp của nghiên cứu định tính, trong đó nhằm tạo ra
những lý thuyết và giả thuyết từ các dữ liệu chứ không phải là một bài kiểm tra
trước các giả thuyết. Nghiên cứu trường hợp tập hợp dữ liệu chủ yếu từ ba loại
nguồn: - Phỏng vấn (bán cấu trúc, câu hỏi cụ thể), - Quan sát (của những người
tham gia, trường học và các cài đặt lớp học), - Báo cáo và dữ liệu MIS có sẵn từ
các văn phòng giáo dục quận.
Nghiên cứu khoa học của Elizabeth Leu (2005) về Vai trò của giáo viên,
trường học và cộng đồng trong chất lượng giáo dục
[17] tập trung xem xét vai trò của
giáo viên, nhà trường, cộng đồng và phương pháp dạy ở cấp độ địa phương trong
việc tạo ra chất lượng giáo dục ở các nước kém phát triển. Việc xem xét được hiểu
rằng những gì đang xảy ra trong các trường học và các phòng học là một điều kiện
tiên quyết cho việc hình thành các chiến lược nâng cao chất lượng hiệu quả hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những tính năng quan trọng của chất lượng là
nó được địa phương xác định, tại các trường học và cấp độ cộng đồng, không chỉ ở
cấp huyện và cấp quốc gia. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy các chính sách và
chương trình nhằm cải thiện chất lượng giáo dục cần phải tập trung vào các trường
học và giáo viên, hỗ trợ bởi sự giám sát mạnh, các chính sách linh hoạt, hiệu quả
quản lý và sự tham gia của cộng đồng, do đó chất lượng giáo dục liên kết đến các
khái niệm về phân cấp. Một yếu tố được xem là quan trọng đối với chất lượng giáo
12
dục là giáo viên. Nội dung và mức độ phù hợp của chương trình cũng là một yếu tố
tác động đến chất lượng.
1.1.2 Các nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn/ tiêu chí đánh giá CLGD
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại các trường
mẫu giáo” là một đề tài cấp Bộ của Trần Thị Bích Trà (2005)[12]. Nội dung chính
của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng giáo dục tại
các trường mẫu giáo, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng giáo dục trẻ ở trường mẫu giáo, trên cơ sở đó xây dựng tiêu chí đánh giá
chất lượng giáo dục tại các trường mẫu giáo. Đề tài đã sử dụng nhiều phương để
tiến hành nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp chuyên
gia, phương pháp điều tra quan sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Sản phẩm
của đề tài là bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại các trường mẫu giáo
được đánh giá là có tính khả thi cao.
Trong bài báo khoa học “Đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục (phần 2)”
(2007)[11], Phạm Xuân Thanh đã đề xuất mô hình đánh giá chất lượng các cơ sở
giáo dục như hình 1.1.
Hình 1.1: Mô hình đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục
Bối cảnh
Đầu vào Đầu ra Quá trình
giáo dục
ở cơ sở