Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập luận cứ xây dựng quy hoạch phát triển khoa học công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2005 đến 2010 và định hướng đến 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
------------------------------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC LẬP LUẬN CỨ
XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
TỪ 2005 ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS NGUYỄN LINH NGỌC
6378
18/5/2007
HÀ NỘI - 2006
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
------------------------------------------------
Tập thể tác giả: Nguyễn Linh Ngọc (CNĐT),
Mai Trọng Tú, Lê Văn Hiền, Nguyễn Lê Tâm,
Lê Anh Dũng, Đào Xuân Bái, Tống Tiến Định,
Đoàn Thế Hùng.
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC LẬP LUẬN CỨ
XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
TỪ 2005 ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
HÀ NỘI. 2006
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................5
Chương I: MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG.......................................................................................................................12
I.1. NHỮNG THÀNH TỰU..........................................................................................12
I.1.1. Lĩnh vực tài nguyên đất..................................................................................12
I.1.2. Lĩnh vực tài nguyên nước ..............................................................................13
I.1.3. Lĩnh vực Địa chất –Khoáng sản.....................................................................15
I.1.4. Lĩnh vực đo đạc bản đồ .................................................................................17
I.1.5. Lĩnh vực Khí tượng thủy văn .........................................................................21
I.1.6. Lĩnh vực môi trường ......................................................................................25
I.2. NHỮNG HẠN CHẾ...............................................................................................26
I.3. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.....................................................27
I.3.1. Đường lối chính sách phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước chưa được
quán triệt đầy đủ và chậm triển khai trong thực tiễn ...............................................27
I.3.2. Cơ cấu tổ chức - chức năng nhiệm vụ...........................................................28
I.3.3. Cơ chế quản lý KHCN còn mang nặng tính hành chính ................................28
I.3.4. Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý và cơ chế cấp phát vốn
KH&CN còn nhiều bất cập .....................................................................................29
I.3.5. Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp...........................29
Chương II: BỐI CẢNH, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ THUỘC CÁC LĨNH VỰC BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUẢN LÝ. ......................................................................................................................31
II.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC .................................................................................31
II.1.1. Cơ hội ...........................................................................................................31
II.1.2. Những thách thức. ........................................................................................32
II.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG ...................................................................................................................40
II.2.1. Tài nguyên đất ..............................................................................................43
II.2.2 Tài nguyên nước............................................................................................43
II.2.2 Địa chất-Khoáng sản......................................................................................44
II.2.4 Đo đạc bản đồ................................................................................................46
II.2.5 Khí tượng thủy văn ........................................................................................47
II.2.6 Môi trường .....................................................................................................47
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ........................49
III.1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ ................................................49
III.1.1. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực thuộc Bộ TN&MT.................................49
III.1.2 Tình hình ứng dụng CNTT xử lý và xây dựng CSDL trong các đơn vị thuộc
Bộ TN&MT ..............................................................................................................51
3
III.1.3. Định hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT và TĐH trong các lĩnh vực thuộc
Bộ TN&MT ..............................................................................................................52
III.2. CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG ..........................................................55
III.2.1 Xu thế phát triển và ứng dụng CNSH đối với ngành TN&MT........................56
III.2.2 Tình hình ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ..58
III.2.3 Tính cấp bách việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNSH ....................59
III.2.4. Định hướng nghiên cứu ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường ............59
III.3. CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ .......................................................................................61
III.3.1. Xu thế phát triển và ứng dụng của CNVT đối với ngành Tài nguyên và Môi
trường.....................................................................................................................61
III.3.2. Tình hình ứng dụng CNVT ở Bộ Tài nguyên và Môi trường ........................63
III.3.3. Sự cần thiết, cấp bách của việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT 69
III.3.4 Định hướng nghiên cứu áp dụng CNVT của Bộ TN&MT..............................70
III.4. NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ ............................................................................72
III.4.1. Ứng dụng NLNT trong các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ....73
III.4.2 Tình hình ứng dụng bức xạ hạt nhân và đồng vị phóng xạ trong lĩnh vục địa
chất, môi trường ở Việt Nam. .................................................................................73
III.4.3. Sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng năng lượng hạt nhân ..............................74
III.4.4. Định hướng nghiên cứu ứng dụng NLNT trong các lĩnh vực thuộc Bộ
TN&MT....................................................................................................................75
III.5. CÔNG NGHỆ NANÔ ..........................................................................................76
III.5.1 Các xu thế chính phát triển và ứng dụng CNNN đối với ngành Tài nguyên -
Môi trường. .............................................................................................................77
III.5.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNNN ở Việt Nam .....................................78
III.5.3 Sự cần thiết nghiên cứu ứng dụng CNNN tại Bộ TN&MT.............................79
III.5.4. Định hướng nghiên cứu áp dụng CNNN tại Bộ TN&MT ..............................79
Chương IV: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 ........................................................81
IV.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC .....................................................................81
IV.1.1. Cơ sở pháp lý ..............................................................................................81
IV.1.2 Cơ sở khoa học............................................................................................81
IV.2. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH ĐA LĨNH VỰC ........................82
IV.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược
quốc gia về quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên môi trường Việt
Nam. .......................................................................................................................82
IV.2.2. Những chuyên đề nghiên cứu tổng hợp......................................................84
IV.3. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐẶC THÙ CÁC LĨNH VỰC............................85
IV.3.1. Tài nguyên đất.............................................................................................85
IV.3.2. Tài nguyên nước .........................................................................................86
IV.3.3. Địa chất và khoáng sản ...............................................................................88
IV.3.4. Đo đạc bản đồ .............................................................................................89
IV.3.5. Khí tượng thuỷ văn......................................................................................90
IV.3.6. Môi trường...................................................................................................91
IV.4. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRANG THIẾT BỊ .................................................92
Chương V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .....................................................................94
V.1. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.............................94
V.1.1. Kiện toàn tổ chức các Viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.................94
4
V.1.2. Tiếp tục thực hiện phân cấp về quản lý tạo chủ động trong việc định hướng
nghiên cứu của các Viện và trường......................................................................994
V.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ........................95
V.2.1. Công tác cán bộ............................................................................................95
V.2.2. Đào tạo.........................................................................................................96
V.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU KHCN...............97
V.4. ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO KHCN.......................98
V.4.1.Thực trạng sử dụng vốn ................................................................................98
V.4.2. Một số giải pháp ...........................................................................................99
V.5. ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.............................................101
KẾT LUẬN....................................................................................................................103
VĂN LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................105
5
MỞ ĐẦU
Khoa học công nghệ (KHCN) là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, việc đánh giá trình độ khoa học công nghệ và nhu cầu phát triển, đổi mới công
nghệ của mỗi quốc gia trên thế giới thường được triển khai thường niên hoặc có
tính chu kỳ phụ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước công nghiệp phát
triển, việc nghiên cứu xu thế phát triển của khoa học - công nghệ một cách thấu
đáo, chi tiết, cân nhắc ở mọi góc độ khía cạnh, hiệu quả là việc làm hết sức cần
thiết và là cơ sở cho Chính phủ hoạch định chính sách, chiến lược và lộ trình cụ
thể, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường( Bộ TN&MT) được thành lập theo Nghị quyết
số 02/2002/ QH11 ngày 5/8/2002, theo đó ngày 11/11/2002 Chính phủ đã ra Nghị
định số 91/ 2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm 6 lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.
Thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX và quyết định số 272 ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2010, ngày 6/2/2004
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định phê duyệt Chương trình
hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó vạch ra những định hướng
lớn về hoạt động khoa học công nghệ, những mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp
cũng như các nhiệm vụ trọng điểm cần phải đạt được về khoa học - công nghệ cho
từng lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Do được hình thành từ việc sát nhập nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc các Bộ,
ngành khác nhau nên tình hình hoạt động Khoa học Công nghệ trong các lĩnh vực
trên có những đặc thù riêng về mặt bằng công nghệ, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ
thuật và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo, đồng thời nhằm đáp ứng
những định hướng phát triển thống nhất, đồng bộ, cũng như có được những giải
pháp tối ưu thúc đẩy phát triển KHCN, ngày 22/10/2004, Bộ TN&MT đã ra quyết
định số 1456/QĐ-BTNMT giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản triển
khai đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác lập luận cứ xây dựng quy hoạch phát
triển Khoa học Công nghệ Bộ tài nguyên và Môi trường giai đoạn từ 2005 đến
2010 và định hướng đến 2020” với các nội dung nghiên cứu sau:
6
1- Đánh giá thành tựu đã đạt được, cũng như những yếu kém, nguyên nhân và
những bài học kinh nghiệm trong hoạt động Khoa học Công nghệ của các lĩnh vực
do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý trong thời gian vừa qua.
2- Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học-công nghệ
thuộc các lĩnh vực Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Bao gồm các mặt:
+ Hiện trạng khoa học-công nghệ và xu thế phát triển trên thế giới;
+ Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
+ Cơ hội và thách thức của khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực quản lý
của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước từ 2005-2010 và đến năm 2020.
3- Nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên
và Môi trường đến năm 2010.
+ Nghiên cứu, triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
+ Nghiên cứu làm rõ giá trị sử dụng của các loại tài nguyên, làm cơ sở xây
dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài nguyên hợp lý. Chú trọng nghiên
cứu tiềm năng các loại tài nguyên quý có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức
dẫn đến suy thoái môi trường.
+ Nghiên cứu bản chất, quy luật tự nhiên và những tác động của thiên nhiên
đến đời sống kinh tế xã hội, phục vụ dự báo phòng tránh thiên tai (bão lụt, cháy
rừng, trượt đất, nứt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng cửa sông, hạn hán…).
+ Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Biển Đông phục vụ cho công tác dự báo
và khai thác các nguồn lợi tổng hợp từ biển trên cơ sở phát triển bền vững và đảm
bảo an ninh quốc phòng.
4- Định hướng công nghệ trọng điểm
+ Công nghệ thông tin (CNTT): Xác định bước đi cụ thể trong việc triển khai
công nghệ thông tin trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên từ cấp Trung ương
đến cơ sở. Định hướng áp dụng các công nghệ phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như
thư viện điện tử tài nguyên môi trường, hệ thống thông tin địa lý…
+ Công nghệ sinh học môi trường (CNSHMT): kiểm soát, xử lý, giám định
môi trường, tập trung vào các khu công nghệ, khu vực làng nghề, chế biến nông
sản; xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Công nghệ tự động hoá (CNTĐH): Ứng dụng công nghệ tự động hoá trong
quan trắc thiên nhiên và môi trường, xử lý thông tin phục vụ dự báo thời tiết, thiên
tai và bảo vệ môi trường.
7
+ Công nghệ vũ trụ (CNVT): nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ
viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ
bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường; phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và vùng lãnh thổ; dự báo giám sát thiên tai…
+ Năng lượng nguyên tử (NLNT): Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ
thuật hạt nhân, bức xạ và đồng vị phóng xạ trong địa chất, thuỷ văn và môi trường
5- Các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ:
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ;
+ Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ;
+ Tăng cường năng lực trang thiết bị nghiên cứu khoa học và công nghệ;
+ Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho khoa
học và công nghệ;
+ Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
6- Xác lập luận cứ khoa học xây dựng quy hoạch phát triển KH-CN theo một
lộ trình xác định với các bước đi thích hợp đến năm 2010 và định hướng 2020.
Các phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích hệ thống dự báo xu thế phát triển;
- Phương pháp điều tra xã hội học.
Sản phẩm và yêu cầu khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội:
- Báo cáo tổng hợp, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
(bao gồm nghiên cứu, ứng dụng, triển khai) của các lĩnh vực trong Bộ Tài nguyên
và Môi trường (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, kể cả sở Tài nguyên và Môi trường
của các địa phương) đến năm 2010 và 2020.
- Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của Bộ.
- Xác lập các luận cứ khoa học để xây dựng các chính sách quản lý và chiến
lược phát triển KH & CN của Bộ TN & MT.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho Lãnh
đạo Bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước tham mưu cho Bộ trưởng, các cơ quan
nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có những định
hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Bộ theo hướng
8
hiện đại và hội nhập; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp đồng bộ
giữa đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nguồn nhân lực;
phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến 2010 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở hợp đồng số 331/BTNMT - HĐ KHCN ký giữa Vụ Khoa học -
Công nghệ, Bộ TN&MT và Viện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản đã giao cho phòng KHCN-HTQT do TS. Nguyễn Linh Ngọc làm chủ
nhiệm thực hiện nhiệm vụ trên tại Phiếu giao việc số 269/GV - KH.TC ngày
12/01/2005.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tập thể tác giả đã khẩn trương thu
thập các loại tài liệu liên quan đến nội dung đề tài tại tất cả các đơn vị trong bộ và
các sở TN&MT các địa phương, trong đó có hơn 60 phiếu điều tra, đồng thời phối
hợp chặt chẽ với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Bộ hoàn thành 40 chuyên đề
sau:
1. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Địa chất- Khoáng sản.
2. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Tài nguyên nước.
3. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Đo đạc - Bản đồ.
4. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Đất đai.
5. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Khí tượng- Thuỷ văn.
6. Thống kê tổng hợp thông tin về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với
sự phát triển khoa học- công nghệ thuộc lĩnh vực Môi trường.
7. Xây dựng Quan điểm và mục tiêu phát triển khoa học – công nghệ của
Bộ Tài nguyên và Môi trường đến năm 2010.
8. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng Tài nguyên đất đai làm cơ sở
xây dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài nguyên hợp lý.
9. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng Tài nguyên khoáng sản làm cơ
sở xây dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài nguyên hợp lý.
10. Định hướng nghiên cứu giá trị sử dụng Tài nguyên nước mặt và nước
9
dưới đất làm cơ sở xây dựng phương án, lựa chọn công nghệ sử dụng tài
nguyên hợp lý.
11. Xác lập luận cứ khoa học các vấn đề về địa chất và khoáng sản cần
được nghiên cứu ở Biển Đông.
12. Xác lập luận cứ khoa học các vấn đề về khí tuợng - hải văn và môi
trường cần được nghiên cứu ở Biển Đông.
13. Xác lập luận cứ khoa học các vấn đề về đo đạc và bản đồ cần được
nghiên cứu ở Biển Đông.
14. Định hướng nghiên cứu bản chất, quy luật tự nhiên và những tác động
của thiên nhiên về khí tượng thuỷ văn đến đời sống kinh tế xã hội, phục
vụ dự báo phòng tránh thiên tai.
15. Định hướng nghiên cứu bản chất, quy luật tự nhiên và những tác động
của thiên nhiên về Tai biến địa chất đến đời sống kinh tế xã hội, phục
vụ dự báo phòng tránh thiên tai.
16. Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ, nghiên cứu tiếp nhận
chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu trong
nghiên cứu khoa học điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản phục vụ
quy hoạch vùng lãnh thổ.
17. Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ, nghiên cứu tiếp nhận
chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu trong
nghiên cứu khoa học đo đạc và bản đồ phục vụ quy hoạch sử dụng hơp
lý đất và vùng lãnh thổ.
18. Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ vũ trụ, nghiên cứu tiếp nhận
chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ
nghiên cứu khoa học giám sát môi trường; dự báo giám sát thiên tai…
19. Xu thế và khả năng sử dụng công nghệ sinh học - xử lý môi trường khu
vực làng nghề, các khu công nghiệp ở Việt Nam.
20. Xu thế và khả năng sử dụng công nghệ sinh học - xử lý môi trường ở
các lưu vực sông Việt Nam.
21. Khả năng ứng dụng công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin
Khí tượng thuỷ văn phục vụ dự báo thời tiết, thiên tai và bảo vệ môi
trường.
22. Khả năng ứng dụng công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin
Khí tượng hải văn phục vụ dự báo thời tiết, thiên tai và bảo vệ môi
trường biển.