Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho Đồng bằng sông Hồng-Thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu cơ bản trên hệ thống sông Hồng và Thái Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé Khoa häc vµ c«ng nghÖ Bé NN vµ PT n«ng th«n
Tr−êng ®¹i häc thñy lîi
ĐỀ TÀI KHOA HỌC ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CẤP NƯỚC
MÙA CẠN CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
B¸o c¸o ®Ò tµi nh¸nh
Thu thËp, ph©n tÝch vµ xö lý c¸c tµi liÖu c¬ b¶n
trªn hÖ thèng s«ng hång & th¸i b×nh
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: GS.TS. Lª Kim TruyÒn
Chñ nhiÖm chuyªn ®Ò: TS. Ph¹m ThÞ H−¬ng Lan
6757-4
12/3/2008
Hµ Néi, th¸ng 12 n¨m 2007
Danh s¸ch nh÷ng ng−êi tham gia thùc hiÖn chÝnh ®Ò tµi nh¸nh
TT Họ và tên Đơn vị Chức danh Thành viên
1 Phạm Thị Hương Lan ĐHTL TS Chủ nhiệm
đề tài nhánh
2 Lê Văn Nghinh ĐHTL PGS.TS Tham gia
3 Hoàng Thái Đại ĐHTL TS Tham gia
4 Lê Thị Thu Hiền ĐHTL Th.S Tham gia
5 Nguyễn Thị Thu Nga ĐHTL Th.S Tham gia
6 Bùi Du Dương ĐHTL KS. Tham gia
7 Nguyễn Tiến Thái ĐHTL KS Tham gia
8 Nguyễn Quang Phi ĐHTL KS Tham gia
9 Vũ Thị Thu Huệ ĐHTL KS Tham gia
10 Phạm Văn Chiến ĐHTL KS Tham gia
Lêi nãi ®Çu
§Ò tµi nh¸nh “Ph©n tÝch vµ xö lý sè liÖu thñy v¨n” lµ ®Ò tµi sè 1 trong
tæng sè 11 ®Ò tµi nh¸nh cña ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc ®éc lËp cÊp nhµ n−íc
“Nghiªn cøu c¬ së khoa häc vµ thùc tiÔn ®iÒu hµnh cÊp n−íc cho mïa c¹n ®ång
b»ng s«ng Hång” §Ò tµi nh¸nh thùc hiÖn c¸c néi dung chÝnh sau:
- Thu thËp, ph©n tÝch, xö lý c¸c sè liÖu khÝ t−îng thñy v¨n
- C¸c tµi liÖu vÒ quy ho¹ch vµ d©n sinh, kinh tÕ
- C¸c tµi liÖu ®Þa h×nh
- C¸c tµi liÖu thñy v¨n quan tr¾c t¹i c¸c tuyÕn c«ng tr×nh
C¸c néi dung trªn ®−îc ph©n tÝch, tr×nh bµy cô thÓ trong néi dung cña bèn
chuyªn ®Ò thµnh phÇn thÓ hiÖn trong b¸o c¸o nµy.
§Ò môc nghiªn cøu kh«ng thÓ triÓn khai thµnh c«ng vµ ®¹t ®−îc kÕt qu¶
nÕu thiÕu sù ®éng viªn vµ chØ ®¹o cña Bé Khoa häc vµ C«ng nghÖ, Bé N«ng
nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n, Tr−êng §¹i häc Thñy lîi, Ban chñ nhiÖm ®Ò
tµi, Phßng Qu¶n lý khoa häc, khoa Thñy v¨n – Tµi nguyªn n−íc. Thay mÆt
cho nhãm nghiªn cøu, chóng t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c.
Nhãm thùc hiÖn chuyªn ®Ò xin bµy tá lßng biÕt ¬n ®Õn Trung t©m t− liÖu,
Côc m¹ng l−íi, Trung t©m KhÝ t−îng thñy v¨n Quèc gia, §µi KhÝ t−îng thñy
v¨n §«ng B¾c vµ rÊt nhiÒu c¬ quan liªn quan ®· gióp chóng t«i thùc hiÖn tèt
viÖc thu thËp, ph©n tÝch vµ xö lý sè liÖu.
Do thêi gian vµ tr×nh ®é cã h¹n, nh÷ng kÕt qu¶ nghiªn cøu ®¹t ®−îc ch¾c
cßn nhiÒu h¹n chÕ, ch−a ®¸p øng ®Çy ®ñ yªu cÇu cña thùc tÕ. TËp thÓ t¸c gi¶
mong t×m ®−îc sù c¶m th«ng vµ nhÊt lµ sù gãp ý cho nh÷ng c«ng t¸c nghiªn cøu
tiÕp cña ®«ng ®¶o c¸c chuyªn gia trong vµ ngoµi ngµnh, c¸c b¹n ®ång nghiÖp
cïng c¸c ®éc gi¶ ®äc b¸o c¸o nµy.
Xin ch©n thµnh c¸m ¬n.
Hµ néi ngµy 30 th¸ng 10 n¨m 2007
1
Bé Khoa häc vµ c«ng nghÖ Bé NN vµ PT n«ng th«n
Tr−êng ®¹i häc thñy lîi
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CẤP NƯỚC
MÙA CẠN CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
B¸o c¸o ®Ò tµi nh¸nh
Ph©n tÝch c¸c sè liÖu khÝ t−îng thuû v¨n
I. Nghiªn cøu c¬ së khoa häc, thùc tiÔn ®iÒu hµnh cÊp n−íc
mïa c¹n cho ®ång b»ng s«ng hång
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: GS.TS. Lª Kim TruyÒn
Chñ nhiÖm chuyªn ®Ò: TS. Ph¹m ThÞ H−¬ng Lan
Hµ Néi, th¸ng 12 n¨m 2007
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 2
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH 5
1.1. Vị trí địa lý 5
1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất và thảm phủ thực vật. 11
CHƯƠNG 2 : TÀI LIỆU ĐO ĐẠC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRONG VÀ
LÂN CẬN LƯU VỰC SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH
16
2.1 Mạng lưới trạm đo khí tượng thuỷ văn 16
2.2 Nhận xét chung về tài liệu khí tượng thuỷ văn 20
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
TRÊN LƯU VỰC SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH
22
3.1 Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Hồng – Thái bình 22
3.2. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực sông Hồng – Thái bình 34
KẾT LUẬN 53
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 2
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, do chế độ khí hậu có nhiều sự thay đổi nên
đã chi phối đến chế độ dòng chảy sông ngòi, trong đó có hệ thống sông Hồng.
Hệ thống sông Hồng là nguồn thuỷ duy nhất chi phối mọi hoạt động dân sinh
kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình. Quy luật hình thành và sự
thay đổi của nó bị chi phối mạnh bởi chế độ khí hậu và những công trình hồ
chứa đầu nguồn. Do vậy khi nghiên cứu chế độ làm việc và vận hành hệ thống
hồ chứa, hệ thống các công trình lấy nước ở hạ lưu cần được xem xét theo
quan điểm hệ thống. Bài toán tổng hợp sử dụng nguồn nước trên lưu vực
được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác giữa bài toán điều hành mùa lũ
và mùa kiệt với các nội dung, điều hành phòng lũ, trữ nước và phát điện trong
mùa lũ, với cân bằng nước cho các mục đích sử dụng khác nhau trong mùa
cạn. Như vậy quan điểm hệ thống với bài toán đa mục tiêu sẽ được nghiên
cứu và là cơ sở cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước một cách hợp lý
nhất. Nguồn nước là sản phẩm của khí hậu chịu sự chi phối phức tạp của
nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố mang tính toàn cầu và những yếu tố
địa phương. ở nước ta và cụ thể hơn trên hệ thống sông Hồng, do nguồn nươc
phân bố không đều trong năm, do vậy không thể xem xét tách rời nguồn nước
mùa cạn và nguồn nước mùa lũ mà cần xem xét nó trong một bài toán chung
gọi là quản lý tổng hợp sử dụng nước trên lưu vực, các nội dung điều hành
phòng lũ, trữ nước và phát điện trong mùa lũ, cân đối nguồn nước cho các
mục đích sử dụng khác nhau trong mùa cạn bao gồm cấp nước và phát điện.
Như vậy quan điểm hiện đại là phải xem xét đa mục tiêu trên cơ sở khai thác
và sử dụng hợp lý.
Về dòng chảy mùa cạn và giải quyết mâu thuẫn giữa phát điện với nhu
cầu cấp nước cho hệ thống sông Hồng còn tồn tại một số bất cập như sau:
1. Nhiệm vụ cấp nước cho hạ lưu đã thay đổi so với thiết kế ban đầu
- Theo thiết kế xả xuống hạ du mùa kiệt không nhỏ hơn 600 m3/s, trong đó
dòng chảy sinh thái chưa được xác định một cách có cơ sở khoa học
- Tần suất cấp nước thiết kế hiện tại p=75%, nhưng theo quy hoạch phát triển
sẽ nâng lên p=85%
- Các nghiên cứu giai đoạn trước khi có thêm các hồ chứa mới như Tuyên
Quang và Sơn La mới là cân bằng lượng nước cho cả mùa mà chưa nghiên
cứu cho tuần, tháng nên đã gây thiếu nước trong các năm từ 2003-2004
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 3
2. Tình hình thời tiết biến động, do ảnh hưởng của Elnino và Lanila, các chu
kỳ khô hạn có xu thế gia tăng và nước đến trong mùa cạn ít, trong khi mưa
mùa cạn cũng giảm làm tăng tính khốc liệt của tình hình thiếu nước. Trong
khi yêu cầu dùng nước của các ngành kinh tế có xu thế ngày càng tăng do
phát triển kinh tế, dân số tăng, đặc biệt là cấp nước vụ đông đang trở thành vụ
chính do tăng vụ và thâm canh. Điều đó đồng nghĩa với lượng nước cần tăng
đột biến
3. Đối với hồ chứa Hoà Bình và Thác Bà mới chỉ có quy trình vận hành chống
lũ chứ chưa có quy trình cấp nước trong mùa cạn cho vùng đồng bằng, chính
vì vập chưa chủ động trong việc lập kế hoạch hàng năm cho phát điện và cấp
nước hạ du.
4. Đối với hệ thống công trình cấp và phân phối nước vùng đồng bằng hiện
chưa có quy trình điều hành chung cho cả hệ thống
5. Chưa có những nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xác định nhu cầu
nước sinh thái cho các hệ thống sông Hồng – Thái Bình
Trên cơ sở của những điều kiện và đặc điểm nêu trên, việc xây dựng cơ
sở khoa học nhằm điều hành hệ thống các hồ chứa phục vụ kiểm soát lũ, điều
phối và chia sẻ nguồn nước cho các hệ dùng nước khác nhau, nhằm tránh
những tổn thất lớn về kinh tế xã hội là rất cấp thiết, do đó đề tài cấp nhà nước
"Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho
đồng bằng sông Hồng" đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
phê duyệt với thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006 với
các mục tiêu như sau:
a. Đề xuất được cơ sở khoa học để điều hành cấp nước và phân phối
nước cho toàn mùa kiệt và những năm hạn
b. Đề xuất được quy trình vận hành các hồ chứa phục vụ phát điện và
cấp nước trong thời kỳ mùa kiệt trên hệ thống sông Hồng
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài gồm những nội dung chính như sau:
- Thu thập, phân tích và sử lý số liệu khí tượng thuỷ văn, số liệu về
quy hoạch và dân sinh kinh tế, tài liệu về địa hình, các số liệu quan
trắc thuỷ văn tại các tuyến công trình...
- Điều tra đánh giá hiện trạng công trình lấy nước và tình hình sử
dụng nước hệ thống sông Hồng, điều tra hiện trạng xâm nhập mặn
và vận hành cấp nước các công trình lấy nước đồng bằng sông
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 4
Hồng, điều tra hiện trạng điều hành cấp nước hồ chứa Hoà Bình,
Thác Bà và công tác quản lý nước trong thời ký kiệt, phân tích, đánh
giá hiện trạng công trình và quản lý hệ thống...
- Phân tích hiện trạng chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Hồng do
ảnh hưởng của hồ chứa Hoà Bình và Thác Bà
- Tính toán, dự báo thuỷ văn và xác định nhu cầu nước cho đồng bằng
sông Hồng
- Lập quy trình điều hành hệ thống cấp nước mùa cạn cho đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 2010 – 2015 có kể đến các hồ chứa Sơn La và
Tuyên Quang
Báo cáo này sẽ đề cập đến vấn đề thứ nhất của đề tài, đó là phân tích
các số liệu khí tượng thuỷ văn đồng bằng sông Hồng. Qua báo cáo này,
nhóm thực hiện đề tài xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ, trường Đaị học Thuỷ lợi, ban chủ
nhiệm Đề tài đã giúp đỡ nhóm chúng tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề
phân tích các số liệu khí tượng, thuỷ văn vùng đồng bằng sông Hồng. Chúng
tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ đó.
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH
1.1. Vị trí địa lý
Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy xuống phía đông nam vào
Việt Nam và cuối cùng đổ ra Biển Đông. Con sông này trước khi vào Việt
Nam có tên là sông Nguyên, khi vào Việt Nam có tên là sông Hồng, chảy
giữa hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và Con Voi về phía đông nam xuống vùng
đồng bằng, chảy qua giữa thủ đô Hà Nội của Việt Nam, chảy qua châu thổ
sông Hồng và cuối cùng đổ ra Biển Đông.
Sông Thái Bình bắt nguồn từ Việt Nam về phía bắc của Hà Nội, chảy
về phía đông nam và cuối cùng đổ ra Biển Đông. Ở phía nam Hà Nội, sông
Đuống tách từ sông Hồng và nhập vào sông Thái Bình chảy về phía đông.
Cảng Hải Phòng nổi tiếng nằm ở phía bắc cửa sông Thái Bình.
Tổng diện tích sông Hồng và sông Thái Bình vào khoảng 169.000km2
và diện tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng
87.840km2
. Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam có diện
tích ước tính khoảng 17.000km2
. Chiều daì sông Hồng trong lãnh thổ Việt
Nam khoảng 328km.
Sông Đà có diện tích lưu vực khoảng 52.600km2
và chiều dài sông
khoảng 980km, khoảng 45% sông ở Trung Quốc và 55% còn lại ở Việt Nam.
Sông Lô có diện tích lưu vực khoảng 39.000km2
trong đó có 22.748km2
là ở
Việt Nam. Chiều dài sông Lô vào khoảng 470km.
Hệ thống sông Thái Bình do 3 sông: Cầu, Thương và Lục Nam hợp
thành. Hệ thống sông nằm ở khu vực đông bắc Bắc Bộ, phía tây và phía bắc
giáp lưu vực sông Hồng, phía đông giáp hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng
Giang, phía đông nam giáp lưu vực các sông nhỏ ở Quảng Ninh và phía nam
giáp vịnh Bắc Bộ. Phần phía tây và tây bắc là vùng núi cao thuộc cánh cung
sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc quy tụ về dãy núi Tam Đảo với đỉnh Pia-Bioc
cao 1576 m, dãy núi Tam Đảo ở phía tây nam với đỉnh cao 1592m; phần phía
bắc và đông bắc là vùng núi thuộc cánh cung Bắc Sơn với một số đỉnh núi cao
trên 1000 m như đỉnh Cốc Xe 1131 m, Khao Kiên 1107 m, phía đông nam
giáp với tỉnh Quảng Ninh là dãy núi Yên Tử cao 1068 m. Vùng đồi núi thấp
phân bố ở trung lưu sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam với độ cao
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 6
dưới 100-200 m. Vùng đồng bằng nằm ở hạ lưu các sông, địa hình bằng
phẳng và thấp. Nhìn chung, địa hình ở lưu vực sông Cầu thấp dần từ bắc
xuống nam, còn ở 2 lưu vực sông Thương và sông Lục Nam thì thấp dần theo
hướng đông bắc - tây nam. Độ cao trung bình của lưu vực của sông Cầu, sông
Thương xấp xỉ nhau (190 m) còn ở sông Lục Nam thì cao hơn (207m).
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta, chỉ sau hệ
thống sông Mê Kông. Nhưng nếu xét về phần diện tích lưu vực cũng như
lượng dòng chảy được sinh ra trong lãnh thổ nước ta thì nó được xếp hàng
đầu. Với diện tích lưu vực 155.000km2
, trong đó 72.800 km2
nằm trong lãnh
thổ nước ta (chiếm 47%) và 82.200 km2
(53%) nằm trong lãnh thổ Trung
Quốc, hệ thống sông Hồng nằm trong phạm vi địa lý 200
00,
-250
30,
vĩ bắc và
1000
00,
-1000
07,
kinh đông, phía bắc giáp lưu vực Trường Giang, phía đông
nam giáp lưu vực sông Thái Bình, phía tây giáp lưu vực sông Công và sông
Mã, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ. Địa hình lưu vực thấp dần theo hướng tây
bắc-đông nam, độ cao đường phân nước (ranh giới lưu vực) xung quanh hệ
thống sông bằng khoảng 2000-3000 m ở lãnh thổ Trung Quốc và 1000-2000
m ở Việt Nam. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn lưu vực với độ cao trung bình
1090 m. Phần phía tây của lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta được giới hạn
bởi khối núi ở biên giới Việt-Lào với những đỉnh núi cao trên 1800 m như Puđen-đinh (1886 m), Pu-sam-sao (1987m), về phía bắc có dãy núi Pu-si-lung
(3076 m) nằm ở biên giới Việt-Trung, phía đông được giới hạn bởi cánh cung
Ngân Sơn - Yên Lạc với những núi cao trên 1500 m như đỉnh Phia Bioc cao
1576 m. Trung và thượng lưu của hệ thống sông là những khối núi và cao
nguyên. Đáng kể nhất là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài 180km từ biên giới
Việt-Trung đến Vạn Yên với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m, Pu Luông 2985
m. Đó cũng là đường phân nước giữa sông Đà và sông Thao. Dãy núi Con
Voi chạy gần song song với sông Thao, là đường phân nước giữa sông Thao
với sông Lô. Các cao nguyên đá vôi có thể kể đến là các cao nguyên: Ta Phìn,
Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu trong lưu vực sông Đà, các cao nguyên Bắc Hà,
Quản Bạ, Đồng Văn trong lưu vực sông Lô. Xen kẽ những cao nguyên, đồi
núi là những thung lũng, bồn địa bằng phẳng như các bồn địa Nghĩa Lộ,
Quang Huy. Vùng trung du được đặc trưng bởi địa hình đồi dạng bát úp với
độ cao dưới 50-100 m. Hạ lưu sông Hồng kết hợp với hạ lưu sông Thái Bình
đã tạo thành đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình. Như vậy, đồng bằng sông
Hồng-Thái Bình (đồng bằng châu thổ Bắc Bộ) do phù sa của 2 hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, địa hình bằng phẳng, hơi nghiêng ra biển
theo hướng tây bắc - đông nam, trừ một số đồi có độ cao thường dưới 10 m.
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 7
Dọc theo các triền sông có đê bao bọc, nên đồng bằng bị chia cắt thành những
vùng trũng. ở gần bờ biển có các cồn cát và bãi phù sa.
Dưới đây là mô tả tóm tắt các phụ lưu và phân lưu chính của hệ thống
sông Hồng – Thái Bình :
* Hệ thống Sông Hồng
Sông Thao:
Sông Thao là dòng chính của sông Hồng, bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ
Sơn cao trên 2000m thuộc tỉnh Vân Nam, Trung quốc (ở Trung Quốc sông
Thao còn có tên là sông Nguyên). Sông Thao có chiều dài sông 902 km (tính
đến Việt Trì) trong đó trong nước là 332 km, diện tích lưu vực là 51.800km2
(phần trong nước là 12.000km2
)
Lưu vực sông Thao nằm ở vị trí chuyển tiếp từ Đông Bắc sang Tây Bắc
của Bắc Bộ. Giới hạn phía đông là dãy núi con Voi, nơi phân chia đường
phân nước lưu vực giữa sông Chảy và sông Thao, đỉnh núi cao nhất 1252m.
Giới hạn phía Tây là dãy Hoàng Liên Sơn – Pulong, đây là đường phân nước
của 2 lưu vực sông đà và sông Thao với đỉnh Phan – Xi Păng cao nhất nước ta
3143m.
Sông Đà
Sông Đà là sông cấp I của hệ thống sông Hồng, phần thượng nguồn bên
Trung Quốc còn có tên gọi là Lý Tiên, cũng bắt nguồn từ vùng núi cao Vân
Nam Trung Quốc. Diện tích lưu vực là 52.900km2
, trong đó 26800km2
nằm
trong lãnh thổ nước ta. Sông Đà chảy vào nước ta từ Pa Tháp- Mường Tè tỉnh
Lai Châu, nhập lưu sông Thao tạo thành sông Hồng tại Trung Hà. Lưu vực
nằm ở phía tây bắc bắc bộ, kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam có bề rộng
trung bình 80 km. Phía đông có dãy núi Hoàng Liên sơn – Pu luông với các
đỉnh cao từ 2500m đến trên 3000m, là đường phân nước giữa sông Thao và
sông Đà. Phía Tây có dãy núi cao Pu - đen - Đing (1886m) và Đôi Thôi
(1198m) là đường phân nước giữa sông Đà với sông Mê Công và sông Mã.
Hướng dốc chung của địa hình theo hướng Tây bắc - Đông nam rõ rệt.
Sông Lô
Sông Lô cũng là một sông nhánh lớn của sông Hồng, có diện tích là
39000km2
(trong đó phần Việt nam là 22600km2
, ngoài nước là 16400km2
) và
chiều dài sông là 470km (trong nước 275km), cũng bắt nguồn từ vùng núi cao
Vân Nam Trung Quốc.
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 8
Lưu vực sông Lô được giới hạn về phía đong là dãy núi cánh cung
Ngân sơn và cánh cung sông Gâm, phía đông nam là dãy núi Tam đảo phía
Tây là dãy núi con voi. Sông Gâm là sông nhánh lớn nhất của sông Lô, cũng
bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Sông Gâm có diện tích lưu vực
17200km2
, trong đó 9780km2
nằm trong lãnh thổ nước ta.
Sông Chảy
Sông Chảy là sông nhánh lớn thứ hai trong của sông Lô , bắt nguồn từ
núi Tây Con Lĩnh cao 2419m, diện tích lưu vực là 6500km2
, trong đó
4580km2
nằm trong lãnh thổ nước ta, chiều dài dòng chính là 319 km. Lưu
vực sông chảy được giới hạn phía bắc là vùng núi cao 1500m, đường phân
nước giữa sông Chảy và sông Lô. Dãy núi Con voi kéo dài từ Tây Bắc xuống
Tây Nam phân cách giữa sông Chảy và sông Thao, phía đông và đông nam là
dãy núi Tây Côn Lĩnh và dãy núi thấp phân chia lưu vực giữa sông Chảy và
dòng chính sông Lô.
Sông Phó Đáy
Sông Phó đáy là sông nhành của sông Lô, diện tích lưu vực 1610km2
và chiều dài dòng chính là 170km, bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao cao trên
1000m, chayr theo hướng gần đông bắc và tây nam, nhập vào sông Lô gần
Việt Trí, cách cửa sông Lô 2km. Sông Phó Đáy được giới hạn về phía Bắc –
Tây bắc bởi cánh cung sông Gâm, phía Đông và Nam là dãy núi Tam đảo.
Nằm giữa hai dãy núi cao và kéo dài vì vậy thung lũng sông Phó đáy cũng
hẹp và kéo dài.
* Hệ thống sông Thái Bình
Hệ thống sông Thái Bình bao gồm 3 sông chính hợp thành tại Phả lại là
sông Cầu, sông Thương và sông Lục nam; dòng chính là sông Cầu. Hệ thống
sông Thái Bình có diện tích lưu vực tính đến Phả Lại bằng 12680km2
, độ cao
bình quân từ 150m đến 200m, thấp hơn các khu vực xung quanh. Mật độ sông
suối phân bố không đều từ 0,5 đến 1,5km/km2
. Mạng lưới sông suối trên lưu
vực xắp xếp như một hình quạt mở rộng về phía đông bắc và điểm quy tụ ở
Phả Lại.
Sau đây giới thiệu một số nhập lưu chính tạo thành hệ thống sông Thái
Bình
Sông Cầu
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 9
Sông Cầu là dòng chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi
Tam tao và hợp lưu với sông Thương ở Phả Lại. Diện tích lưu vực 6030km2
chiếm 47% diện tích lưu vực sông Thái Bình tính đến Phả Lại, chiều dài sông
chính tính đến Phả Lại bằng 288 km.
Lưu vực sông Cầu phía tây, tây bắc giáp lưu vực sông Phó Đáy và sông
Gâm. Phía Bắc, đông bắc giáp lưu vực sông Kỳ Cùng, sông Thương. Phía
Nam giáp sông Hồng
Lưu vực sông Cầu có dạng dài, hệ số tập trung nước lớn, mạng lưới
sông suối khá phát triển. Mật độ sông suối trung bình từ 0,95km – 1,2km/km2
.
Sông Thương
Sông Thương là một trong ba sông nhánh của sông Thái Bình. Diện
tích lưu vực 6650km2, chiều dài lưu vực 157km. Sông Thương bắt nguồn từ
dãy núi Na Pa Phước gần bản Thi thuộc tỉnh Lạng Sơn.
ở thượng lưu sông Thương, thung lũng hẹp, độ rộng trung bình chỉ vào
khoảng 6km, dòng sông thẳng, bờ phải có núi đá vôi dựng đứng sát bờ sông,
độ dốc đáy sông tới 30%o. ở trung lưu sông Thương (từ Chi Lăng đến Bố Hạ)
thung lũng sông mở sộng, độ dốc đáy sông hạ thấp. Núi đá voi đã phân bố xa
bờ. Hạ lưu ( từ Bố Hạ về cửa sông0 lòng sông rộng, trung bình 70-120m, độ
dốc đáy sông rất nhỏ. Sông Thương có độ dốc đáy sông trung bình 0,56%o.
Sông Lục Nam
Sông Lục Nam có thể coi là sông nhánh cấp một của sông Thương, có
diện tích là 3070 km2
, chiều dài 175 km. Sông Lục Nam chảy chủ yếu theo
hướng đông bắc tây nam. Phía bắc là dãy núi Tháp Bảo Đài, phía nam và
đông la cánh cung Đông Triều.
Sông Đáy
Sông Đáy vốn là một phân lưu bên bờ phải sông Hồng với diện tích lưu
vực xấp xỉ 5800 km2
. Chiều dài sông vào khoảng 239km bắt đầu từ hạ lưu
đập Đáy qua các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và đổ vào vinh Bắc Bộ ở
cửa Đáy (Ninh Bình). Nhìn chung, về mặt tổng thể, lưu vực sông Đáy dài và
hẹp. Từ vị trí bắt nguồn, sông chảy qua một vùng đồng bằng rộng lớn, địa
hình bằng phẳng nên độ dốc lòng sông rất nhỏ.
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 10
Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái một số sông chính trong
hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình
DiÖn tÝch l−u vùc (km2
) ChiÒu dµi (km) HÖ thèng
s«ng Tªn c¸c s«ng chÝnh
Toµn bé Trong
n−íc
N−íc
ngoµi
Toµn
bé
Trong
n−íc
N−íc
ngoµi
Ghi chó
S«ng §µ 52500 26800 25700 980 540 440
S«ng Thao 51800 12000 39800 910
S«ng L« 39000 22000 17000 450
Tæng th−îng du
S«ng Hång 143300 60800 82500 KÓ tõ ViÖt Tr×
S«ng §¸y 5800 5800 241
NÕu kÓ c¶ h÷u ng¹n
s«ng Hång th×
Flv= 8000 km2
S«ng §µo Nam §Þnh 31.5
S«ng Ninh C¬ 51.8
S«ng §uèng 67.0
S«ng Luéc 72.4
HÖ thèng
s«ng
Hång
S«ng Trµ Lý 64.0
S«ng CÇu 6030 6030 385 385
S«ng Th−¬ng 3650 3650 157 157
S«ng Lôc Nam 3050 3150 175 175
Tæng th−îng du 12700
S«ng V¨n óc 71.0
S«ng Kinh ThÇy 97.0
HÖ thèng
s«ng Th¸i
B×nh
S«ng Kinh M«n 42.5
S«ng Hång 143300 60800 82500 TÝnh ®Õn ViÖt Tr×
S«ng Th¸i B×nh 12700 12700 TÝnh ®Õn Ph¶ L¹i
S«ng §¸y vµ ®ång
b»ng 13000 13000 Toµn bé l−u vùc
Toµn hÖ
thèng
Tæng toµn l−u vùc 169000 86500 82500 S«ng §¸y vµ ®.b
B¾c bé
1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất và thảm phủ thực vật.
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống
đông nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích
Báo cáo chuyên đề: Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 11
ở độ cao trên 500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m.
Độ cao bình quân lưu vực khoảng 1090m.
Phía tây có các dãy núi ở biên giới Việt Lào, có nhiều đỉnh cao trêm
1800m như đỉnh Pu - Si - Lung (3076m), Pu - Den - Dinh (1886m), Pu - San -
Sao (1877m). Những đỉnh núi này là đường phân nước giữa hệ thống sông
Hồng với hệ thống sông Mê Kông. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn
phân chia sông đà và sông Thao, có đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, là đỉnh núi
cao nhất ở nước ta. Độ cao trung bình lưu vực của sông ngòi lớn, độ chia cắt
sâu dẫn tới độ dốc bình quân lưu vực lớn, phổ biến độ dốc bình quân lưu vực
đạt từ 10% đến 15%. Một số sông rất dốc như Ngòi Thia đạt tới 42%, Suối
Sập 46,6%.
Địa hình lưu vực sông Thái Bình là địa hình dạng đồi, với độ cao phổ
biến từ 50m đến 150m, chiếm 60% diện tích. Rất ít đỉnh cao vượt quá 1000m.
Chỉ có một số đỉnh như Tam đảo có độ cao 1591m, Phia Đeng cao 1527m.
Núi đồi trong hệ thống sông Thái Bình có hướng tây bắc - đông nam tồn tại
song song với những vòng cung mở rộng về phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng
Thái bình được tính từ Việt Trì đến cửa sông chiếm hơn 70% diện tích toán
lưu vực. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng
25m. Dọc theo các sông ở đồng bằng đều có đê chia cắt đồng bằng thành
những ô tương đối độc lập. Vùng cửa sông giáp biển có nhiều cồn cát và bãi
phù sa.
Về mặt hình thái, có thể chia vùng lưu vực sông Hồng – Thái Bình
thành những khu vực chính như sau:
a) Vùng thượng lưu
Trên lưu vực sông Hồng có nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam hoặc Bắc Nam phân cách giữa các lưu vực:
- Dãy Vô Lương và Ai Lao có đỉnh cao trên 3000m, ngăn cách lưu vực sông
Đà với sông Mê Công.
- Dãy Hoàng Liên Sơn có ngọn núi Phan Xi Phăng cao 3142m ngăn cách
giữa sông Thao và sông Đà.
- Dãy Tây Côn Lĩnh có đỉnh cao 2419m ngăn cách giữa sông Lô và sông
Thao.
- Các dãy Ngân Sơn, Tam Đảp có đỉnh cao từ 1000-2000m ngăn cách giữa
Thái Bình với sông Lô. [1]