Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG VŨ THÙY DUNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Vinh ................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người phản biện 1: TS. Phan Quốc Tấn .......................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người phản biện 2: TS. Bảo Trung...............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 04 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Phạm Xuân Giang - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Phan Quốc Tấn - Phản biện 1
3. TS. Bảo Trung - Phản biện 2
4. TS. Đoàn Ngọc Duy Linh - Ủy viên
5. TS. Lê Thị Kim Hoa- Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QTKD
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Hoàng Vũ Thùy Dung MSHV: 16001901
Ngày, tháng, năm sinh: 02/07/1992 Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã chuyên ngành: 60340102
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Thực phẩm Sữa TH.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài này nhằm xác định các yếu tố bên trong ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH từ đó đưa
ra các hàm ý quản trị nhằm cải thiện tình hình năng lực cạnh tranh.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/08/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/03/2019
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Quang Vinh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm
ơn đến Ban Giám hiệu và các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh và Phòng Sau
đại học – Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang Vinh đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên vô cùng quý báu, giúp tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn toàn thể ban lãnh
đạo, cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH đã cung cấp cho tôi
những thông tin và dữ liệu cần thiết trong quá trình thu thập dữ liệu và điều tra khảo
sát để nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời gian quy
định. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu, luận văn không
tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và
bạn đọc để có thể hoàn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn!
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH” được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau:
Một là, xác định các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH. Hai là, đo lường mức độ tác động của các yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa
TH. Cuối cùng là, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị
giúp Ban giám đốc công ty tham khảo đẩy mạnh năng lực cạnh tranh bên trong của
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung đối
với 10 chuyên gia đang làm việc tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH để khám
phá các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thực phẩm Sữa TH để thực hiện điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo. Tiếp
đó, dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trực
tiếp tổng số giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng marketting, trưởng các chi
nhánh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH ở thời điểm hiện tại. Với cỡ mẫu là
250 mẫu. Kết quả khảo sát được tác giả sử dụng, tổng hợp và tiến hành phân tích
thông qua phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.0
Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu có thể
giải thích được 53,1% sự biến thiên về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thực phẩm Sữa TH, một tỷ lệ tương đối cao cho thấy sự phù hợp của mô hình lý
thuyết với dữ liệu thực tế là khá tốt. Các kiểm định hồi quy là đảm bảo và kết quả
cuối cùng cho thấy có 8 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thực phẩm Sữa TH gồm: 1) Trình độ tổ chức quản lý, 2) Nguồn vốn, 3) Công
nghệ, 4) Nguồn nhân lực, 5) Hoạt động Marketing, 6) Cạnh tranh về giá, 7) Phát
triển quan hệ kinh doanh và 8) Sức mạnh thương hiệu.
iii
ABSTRACT
The study of: “Research on internal factors that affect the competitiveness of TH
Milk Food Joint Stock Company” was conducted with 3 following main objectives:
Firstly, identifying the internal factors that affect competitiveness of TH Milk Food
Joint Stock Company. Secondly, measuring the impact of internal factors that affect
competitiveness of TH Milk Food Joint Stock Company. Finally, based on study
results, proposing governance implications to help Board of Directors promote the
internal competitiveness of TH Milk Food Joint Stock Company.
Data were gathered through group discussion techniques focusing on 10 experts
working at TH Milk Food Joint Stock Company to explore the internal factors that
affect competitiveness of TH Milk Food Joint Stock Company in order to adjust
research model and scale. Next, data were collected through survey through directly
all directors, deputy directors, head of marketing department, heads branch of TH
Milk Food Joint Stock Company. The SPSS 20.0 data analysis software was need to
analyzing the data from the 250 sized sample.
The result of regression analysis shows that factors in the research model can
explain 53,1% of variation on competitiveness of TH Milk Food Joint Stock
Company. That relatively high rate shows that the concordance of theoretical
models to actual data is quite good. Regression tests are guaranteed and the final
result shows that there are 8 factors that affect competitiveness of TH Milk Food
Joint Stock Company including: 1) Organization management level, 2) Capital, 3)
Technology, 4) Human resources, 5) Marketing activities, 6) Price competition, 7)
Business relationship development and 8) Brand strength.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH” là công trình
nghiên cứu của tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận văn là chính xác, trung thực, nội dung trích dẫn có
nguồn gốc và đã được nêu rõ. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được
công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Học viên
Hoàng Vũ Thùy Dung
v
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...............................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.5 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
1.6 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
1.7 Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................4
1.8 Bố cục dự kiến của luận văn .............................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................5
2.1 Năng lực cạnh tranh ..........................................................................................5
2.1.1 Khái niệm...................................................................................................5
2.1.2 Các cấp độ cạnh tranh và sự ảnh hưởng qua lại.........................................6
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về năng lực cạnh tranh.........................18
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................32
3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................32
3.2 Nghiên cứu định tính.......................................................................................33
3.3 Nghiên cứu định lượng....................................................................................44
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ..................................................44
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp....................................................44
3.3.3 Phương pháp chọn mẫu............................................................................45
3.3.4 Phương pháp phân tích.............................................................................45
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................50
vi
4.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH.......................................50
4.2 Kết quả sơ cấp .................................................................................................52
4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................52
4.2.2 Phân tích Cronbach’s Alpha ....................................................................52
4.2.3 Phân tích Nhân tố khám phá EFA............................................................54
4.2.4 Kiểm định hệ số tương quan Pearson’s....................................................59
4.2.5 Phân tích hồi quy......................................................................................61
4.2.6 Thảo luận kết quả phân tích hồi quy........................................................66
4.2.7 Kiểm định sự khác biệt ............................................................................69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..............................................72
5.1 Kết luận ...........................................................................................................72
5.2 Hàm ý quản trị.................................................................................................73
5.2.1 Nâng cao năng lực quản lý và điều hành .................................................73
5.2.2 Nâng cao năng lực tài chính.....................................................................75
5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ ..................................................77
5.2.4 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực..........................................................78
5.2.5 Nâng cao năng lực marketing ..................................................................80
5.2.6 Phát triển thương hiệu ..............................................................................81
5.2.7 Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá .......................................................83
5.2.8 Mở rộng quan hệ trong kinh doanh..........................................................84
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................87
PHỤ LỤC..................................................................................................................93
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .......................................................125
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa nguồn lực của doanh nghiệp và duy trì lợi thế cạnh tranh..9
Hình 2.2 Năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter......................................................11
Hình 2.3 Mô hình Kim cương của M. Porter ..................................................................12
Hình 2.4 Tam giác năng lực cạnh tranh ...........................................................................15
Hình 2.5 Mô hình tổng quát xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............16
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất..............................................................................23
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.........................................................................................33
Hình 4.1 Biểu đồ P – P plot của hôi quy phần dư chuẩn hóa .........................................62
Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn ....................................................................63
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Phân tích khả năng cạnh tranh ở cấp độ cạnh tranh khác nhau ..................7
Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh........................22
Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh........................32
Bảng 3.1 Thang đo nháp đầu....................................................................................34
Bảng 3.2 Thang đo nháp đầu và ý kiến của nhóm thảo luận ...................................39
Bảng 3.3 Bảng thang đo và mã hóa thang đo sau khi thảo luận nhóm ....................42
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát.............................................................................52
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả kiểm dịnh Cronbach’s Anpha......................................53
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ....................................................55
Bảng 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ....................................................56
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo thuộc nhân tố năng lực
cạnh tranh ................................................................................................................58
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập ..............................................................................................................60
Bảng 4.7 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................61
Bảng 4.8 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................65
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..........................................66
Bảng 4.10 Sự khác biệt về Năng lực cạnh tranh theo các nhóm giới tính ...............69
Bảng 4.11 Sự khác biệt về Năng lực cạnh tranh theo các tuổi ................................70
Bảng 4.12 Sự khác biệt về Năng lực cạnh tranh theo các nhóm trình độ học vấn ..70
Bảng 4.13 Sự khác biệt về Năng lực cạnh tranh theo các nhóm thâm niên công tác...71
Bảng 5.1 Yếu tố trình độ quản lý .............................................................................73
Bảng 5.2 Yếu tố nguồn vốn .....................................................................................75
Bảng 5.3 Yếu tố công nghệ .....................................................................................77
Bảng 5.4 Yếu tố nguồn nhân lực..............................................................................78
Bảng 5.5 Yếu tố hoạt động marketing .....................................................................80
Bảng 5.6 Yếu tố sức mạnh thương hiệu...................................................................81
Bảng 5.7 Yếu tố giá..................................................................................................83
Bảng 5.8 Yếu tố phát triển quan hệ kinh doanh.......................................................84
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CRP Điểm tiếp cận người tiêu dùng
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EFA Exploratory Factor Analysis (Nhân tố khám phá)
KMO Kaiser - Meyer – Olkin
NLCT Năng lực cạnh tranh
UHT Công nghệ tiệt trùng
VRIN Valuable – Rare – Inimitable – Nonsubstituable
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo Michael Porter (1980), cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi. Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các
ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách
hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra
các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho
sản phẩm hay dịch vụ.
Lọt vào Top 100 sản phẩm dịch vụ tin và dùng năm 2012 và đến nay sữa TH True
Milk đã khẳng định được thương hiệu của mình trong ngành sữa. Nhưng thị phần
theo giá trị thì Vinamilk hiện là công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm
gần 60% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle,
v.v..., chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chú yếu là sữa bột. Còn lại
19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nuti food,
Hà Nội Milk, Ba Vì, v.v... Thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường
có tốc độ phát triển rất nhanh và cạnh tranh khốc liệt với nhiều doanh nghiệp lớn
trong nước và các công ty đa quốc gia. Tuy Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH
chưa có thị phần lớn như Vinamilk nhưng cũng đã tạo được lòng tin của khách hàng
về thương hiệu cũng như những cam kết của công ty về nguồn sữa sạch được sản
xuất theo quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH nói riêng
khi xét tới các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì gồm
yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Nhưng những yếu tố bên ngoài thường mang
tầm vĩ mô, thường khó đo lường nên tác giả thực hiện nghiên cứu các yếu tố bên