Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố của quảng cáo trên mạng xã hội facebook ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẩm mỹ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh – Chuyên ngành: Marketing
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN THANH MINH
17082991
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CỦA QUẢNG CÁO
TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẨM MỸ CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Marketing
Mã chuyên ngành : 52340115
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN THANH MINH
GVHD : ThS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm
SVTH : Đoàn Thanh Minh
LỚP : ĐHMK13C
KHÓA : K13
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CỦA QUẢNG CÁO
TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẨM MỸ CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Với sự phát triển của Internet tại thời điểm hiện tại, những trang mạng xã hội dường như
đã trở thành một “mảnh đất hứa” đối với các nhà kinh doanh vì ở đó tập trung một số
lượng lớn khách hàng tiềm năng ở tất cả mọi lĩnh vực. Các quảng cáo trên mạng xã hội
Facebook về dịch vụ thẩm mỹ đang dần thay thế các quảng cáo thẩm mỹ truyền thống,
điều đó chứng minh rằng nền tảng mạng xã hội Facebook sẽ sớm trở thành kênh quảng
cáo chính thức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp.
Với mong muốn được đóng góp một bài nghiên cứu về các nhân tố của quảng cáo trên
mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẩm mỹ của người tiêu
dùng, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này đối với người tiêu dùng tại địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả dựa trên các khái niệm và cơ sở lý thuyết có liên quan đến ý định
mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu đề
xuất gồm 5 nhân tố: (1) Tính thông tin, (2) Tính giải trí, (3) Sự tin cậy, (4) Tính tương
tác, (5) Sự phiền nhiễu và cuối cùng là nhân tố phụ thuộc Ý định sử dụng dịch vụ thẩm
mỹ.
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính và khảo sát sơ bộ, tác giả đã đề ra thang đo chính
thức để đo lường các nhân tố. Thang đo bao gồm 30 biến quan sát (25 biến cho 5 nhân tố
độc lập và 5 biến cho 1 nhân tố phụ thuộc). Tác giả thực hiện nghiên cứu trực tuyến với
những người dùng mạng xã hội Facebook trong thời gian 7 ngày và chọn lọc ra 250 mẫu
quan sát để tiến hành phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố đều có
sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẩm mỹ của người tiêu dùng tại địa bàn TP.Hồ
Chí Minh. Dựa vào kết quả phân tích, tác giả đã đưa ra những hàm ý quản trị cho từng
nhân tố, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp cải thiện chất lượng quảng cáo (cụ thể là
trên nền tảng mạng xã hội) nhằm thu hút và kích thích ý định sử dụng dịch vụ thẩm mỹ
khách hàng.
ii
LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt thời gian hoàn thành bài luận tốt nghiệp chuyên ngành Marketing với
đề tài “Nghiên cứu các nhân tố của quảng cáo trên mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến
ý định sử dụng dịch vụ thẩm mỹ của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” em
luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn rõ ràng và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô
giảng viên trong khoa Quản Trị Kinh Doanh cùng với sự động viên là hỗ trợ của bạn bè.
Lời đầu tiên em xin trân trọng gửi đến cô ThS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Người
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, cũng như cung cấp những tài liệu, thông tin khoa học cần
thiết cho bài nghiên cứu này lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và đặc biệt là những người bạn bè
đã luôn bên cạnh ủng hộ và động viên em hoàn thiện bài nghiên cứu này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Tp. HCM, ngày ...... tháng ...... năm ......
Người thực hiện
Đoàn Thanh Minh
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đoàn Thanh Minh, hiện đang là sinh viên năm 4 chuyên ngành
Marketing, khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố của quảng cáo
trên mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẩm mỹ của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực, tất cả các nguồn tham
khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài nghiên cứu
này không sao chép của bất cứ bài nghiên cứu nào và cũng chưa được trình bày hay công
bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tp. HCM, ngày ...... tháng ...... năm ......
Người thực hiện
Đoàn Thanh Minh
iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày... tháng... năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
v
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày... tháng... năm 2021
Hội đồng phản biện
vi
NXKLTN03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Hội đồng: 24 ................................ Ngày bảo vệ: 28/6/2021
Họ tên giảng viên phản biện: Nguyễn Ái Minh Phương
Họ tên sinh viên: Đoàn Thanh Minh ........................................ MSSV: 17082991
Nội dung nhận xét:
1. Tính cấp thiết, tính thời sự, sự không trùng lắp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
đề tài: .............Tính cấp thiết và tính mới của đề tài chưa thực sự nổi bật.
2. Độ tin cậy và tính mới của phương pháp nghiên cứu đã sử dụng để hoàn thành
luận văn ............. Độ tin cậy chưa cao vì sinh viên trả lời rằng lấy kích thước mẫu 250
cho tròn.
3. Kết quả nghiên cứu mới của tác giả, đóng góp mới cho sự phát triển chuyên
ngành, đóng góp mới phục vụ sản xuất, kinh tế và xã hội. Giá trị và độ tin cậy của
những kết quả nghiên cứu: ............. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các yếu
tố thuộc quảng cáo trên mạng xã hội có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẩm mỹ của
người tiêu dùng.
4. Nhận xét về trình bày và trả lời phản biện .................Sinh viên trình bày rõ ràng.
.............................................................................................................
5. Nhận xét khác:
vii
NXKLTN03
YÊU CẦU CHỈNH SỬA BỔ SUNG
- Mô hình nghiên cứu của tác giả giống hoàn toàn mô hình nghiên cứu của Ngô Mỹ
Trân và Mai Võ Ngọc Thanh (2017) => phải bổ sung tính mới và ý nghĩa của đề
tài là gì?
- Tác giả tập trung vào mạng xã hội Facebook nên tên đề tài cần điều chỉnh cho phù
hợp.
- Đối tượng khảo sát là ai? Câu hỏi sàng lọc đối tượng khảo sát là gì?
- Bổ sung những nghiên cứu mới, gần đây.
- Chỉnh sửa lại các lỗi trích dẫn và tài liệu tham khảo.
- Trình bày lại bảng biểu và hình ảnh.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đánh giá chung phản biện: □ Không đạt x Yêu cầu chỉnh sửa □ Đạt
Tp. HCM, ngày 28 tháng 6 năm 2021
Giảng viên phản biện
Nguyễn Ái Minh Phương
viii
NXKLTN03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hội đồng: 24……………………….. Ngày bảo vệ: 28/06/2021………………………….
Họ tên giảng viên phản biện: TS. Nguyễn Ngọc Hiền…………………………………….
Họ tên sinh viên: ĐOÀN THANH MINH………………………..MSSV: 17082991…….
Nội dung nhận xét:
1. Tính cấp thiết, tính thời sự, sự không trùng lắp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài…..
Nghiên cứu xác định các yếu tố của quảng cáo trên mạng xã hội ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ thẩm mỹ. Nghiên cứu có đóng góp về mặt thực tiễn trong việc góp phần
giúp các doanh nghiệp xác định được yếu tố cần thiết khi quảng cáo trên mạng xã hội,
làm cho quảng cáo ngày càng hiệu quả hơn………………………………………………..
2. Độ tin cậy và tính mới của phương pháp nghiên cứu đã sử dụng để hoàn
thành khoá luận…..
Phương pháp nghiên cứu phù hợp, dữ liệu tin cậy…………………………………………
3. Kết quả nghiên cứu mới của tác giả, đóng góp mới cho sự phát triển chuyên
ngành, đóng góp mới phục vụ sản xuất, kinh tế và xã hội. Giá trị và độ tin cậy
của những kết quả nghiên cứu
Kết quả có những đóng góp nhất định về mặt nâng cao hiệu quả quảng cáo trên các trang
mạng xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thẩm mỹ…………………...
4. Nhận xét về trình bày và trả lời phản biện
Trình bày cách lựa chọn mẫu nghiên cứu?............................................................................
5. Nhận xét khác
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ix
NXKLTN03
YÊU CẦU CHỈNH SỬA BỔ SUNG
- Chỉnh sửa lỗi chính tả: 2.1.1 Mạng xã hội:
- Trích dẫn đúng quy định: Latif, Saleem, & Zain-Ul-Abideen, 2011 => Latif và cộng
sự, 2011; Dickinger, Haghirian, Murphy, & Scharl, 2004 => Dickinger và cộng sự,
2004
- Thiếu nội dung các nghiên cứu mới gần đây, chủ yếu trích dẫn các nghiên cứu từ
2017 trở về trước.
- Số trang vượt quá quy định
- Định dạng lại bảng biểu, hạn chế bảng trên nhiều trang (100 trang)
Đánh giá chung phản biện: □ Không đạt Yêu cầu chỉnh sửa □ Đạt
Tp. HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2021
Giảng viên phản biện
TS. Nguyễn Ngọc Hiền
iv
MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI........................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:............................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 3
1.4.1 Đối tượng ........................................................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5.1 Phương pháp định tính .................................................................................... 4
1.5.2 Phương pháp định lượng ................................................................................. 4
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................... 4
1.7 Kết cấu của đề tài................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................... 7
2.1 Giới thiệu khái niệm về mạng xã hội và quảng cáo trên các trang mạng xã hội... 7
2.1.1 Mạng xã hội:.................................................................................................... 7
2.1.2 Mạng xã hội Facebook .................................................................................... 8
v
2.1.3 Quảng cáo........................................................................................................ 8
2.1.4 Quảng cáo trên các trang mạng xã hội:........................................................... 9
2.1.5 Ý định sử dụng dịch vụ (ý định mua) của người tiêu dùng .......................... 10
2.1.6 Dịch vụ thẩm mỹ (dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ) .......................................... 10
2.2 Cơ sở lý thuyết có liên quan: ............................................................................... 11
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý TRA ..................................................................... 11
2.2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ............................................................ 11
2.2.3 Thuyết hành vi được hoạch định TPB .......................................................... 12
2.3 Một số mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:................................................ 13
2.3.1 Ngô Mỹ Trân và Mai Võ Ngọc Thanh (2017), Phân tích tác động của quảng
cáo qua mạng xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Cần
Thơ ....................................................................................................................... 13
2.3.2 Phạm Thị Lan Hương và Trần Nguyễn Phương Minh (2014), Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định hành động của người tiêu dùng trẻ đối với quảng cáo SMS . 14
2.3.3 Hà Nam Khánh Giao và Đỗ Thị Thùy Dung (2017), Các yếu tố tác động đến
ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua smartphone tại
thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................. 15
2.3.4 Hazem Rasheed Gaber và Len Tiu Wright (2014), Fast-food advertising in
social media. A case study on Facebook in Egypt .................................................... 16
2.3.5 Murat Aktan và cộng sự (2016), Web Advertising Value and Students’
Attitude Towards Web Advertising........................................................................... 18