Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của cư dân đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HÀ VĂN THIỆN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA RAU AN TOÀN CỦA CƯ
DÂN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã chuyên ngành: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ phản biêṇ 1 : TS. Bùi Văn Danh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ phản biêṇ 2 : TS. Nguyễn Tài
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hôị đồng chấm bảo vê ̣Luâṇ văn thac̣ sĩTrường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 09 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS. TS. Phạm Xuân Giang Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Bùi Văn Danh Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Tài Phản biện 2
4. TS. Nguyễn Quyết Thắng Uỷ viên
5. TS. Bùi Văn Quang Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QTKD
PGS.TS. PHẠM XUÂN GIANG PGS. TS. NGUYỄN MINH TUẤN
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Hà Văn Thiện MSHV: 15002561
Ngày, tháng, năm sinh: 30/08/1978 Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã chuyên ngành: 60340102
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của cư dân đô thị tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thực hiện nghiên cứu nhằm xác định làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu
dùng rau an toàn của cư dân đô thị TP.HCM. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp
và các hàm ý quản trị thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 08/02/2017
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/08/2017
IV. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Hà Nam Khánh Giao
Tp. HCM, ngày 08 tháng 02 năm 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
PGS. TS. Hà Nam Khánh Giao TS. Nguyễn Văn Thanh Trường
TRƯỞNG KHOA QTKD
(Họ tên và chữ ký)
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gởi đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô Trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến PGS. TS. Hà Nam Khánh Giao, người hướng
dẫn khoa học của luận văn đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và
phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến các chuyên gia, bạn bè, những đồng nghiệp
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người !
Tác giả
Hà Văn Thiện
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, rau an toàn được xem là một trong những loại thực phẩm có thị trường
phát triển nhanh ở những thành phố lớn. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra các nhân tố
có ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn. Mô hình đề xuất của nghiên cứu này sử
dụng Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB) đã được phát triển bởi Ajzen (1991) với
các biến bổ sung làm nhân tố dẫn đến quyết định tiêu dùng rau an toàn. Nghiên cứu
được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017 với số mẫu khảo sát là 378 người
được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu tiện lợi) tại các siêu
thị bán lẻ, cửa hàng tiện lợi và khu căn hộ chung cư quanh các quận trung tâm của
thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phép phân tích
mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy bội (MLR) để đánh giá
mức độ phù hợp của mô hình, độ tin cậy, tính hợp lệ của các thang đo và kiểm định
các giả thuyết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Sự quan tâm đến sức khoẻ và chất lượng rau an
toàn có ảnh hưởng mạnh đến ý định mua hàng, tiếp theo là các nhân tố chuẩn mực
chủ quan, sự quan tâm đến môi trường và nhận thức về giá sản phẩm. Tuy nhiên,
nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm cho thấy không có ảnh hưởng đến ý định mua,
kết quả này cho một kết quả khác với các nghiên cứu trước đây. Kết quả cũng cho
thấy có sự khác biệt theo độ tuổi và mức thu nhập của người tiêu dùng đến ý định
mua rau an toàn.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị cho các
doanh nghiệp sản suất rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh như sau: (a) thúc đẩy
mạnh việc tiêu dùng rau an toàn trên cơ sở sự quan tâm của người tiêu dùng đến sức
khoẻ và chất lượng của sản phẩm; (b) khuyến khích tiêu dùng an toàn và đạt chứng
nhận sản xuất rau an toàn VietGAP; và (c) thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
bền vững và có chiến lược giá bán phù hợp.
ABSTRACT
Nowadays, the safe vegetables is widely considered as one of the fastest growing
market in big city. This studied aims to examine the factors affecting purchase
intention in the context of safe vegetables. The proposed model of this study is using
the modified Theory of Planned Behavior by Ajzen (1991) with added variables as
determinants in safe vegetable consumption. In these empirical studied treated 378
respondents from customer of retail supermarkets, convenience stores and
surrounding apartment areas in the center districts of Ho Chi Minh City by using
convenient sampling method from February to June 2017. Descriptive analysis,
Exploratory Factor Analysis (EFA) and Multi Linear Regression were applied to
check model fit, reliability and validity of the measurement scales and was ultimately
used for hypothesis testing.
The results of study showed that health consciousness and quality of safe vegetables
has the strongest influence to purchase intention then followed by the subjective
norms, environment attitude and prices awareness. However, availability awareness
showed to have not influence on intention to purchase which demonstrated a different
result from previous studies. Results also showed that the differences were observed
in the purchase intention of safe vegetables products according to the respondents’
age and income level.
Therefore, based on the study results, the following recommendations are proposed
for safe vegetable enterprises’ in Ho Chi Minh City: (a) intensively promoting safe
vegetables with respect to consumers’ concerns on health consciousness and quality;
(b) encouraging safe consuming and certification for vegetables (VietGAP); and, (c)
implementing an environmental sustainability as well as appropriate pricing strategy.