Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược tại doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường
PREMIUM
Số trang
192
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
854

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược tại doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán

quản trị chiến lược tại doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Mã số đề tài: 21/1/KTKT02

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đỗ Thị Thu Thảo

Đơn vị thực hiện: Khoa Kế toán – Kiểm toán

Tp. Hồ Chí Minh, ........…

1

LỜI CÁM ƠN

Trong việc thực hiện công việc giảng dạy, cùng với quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã

nhận được rất nhiều sự động viên, hỗ trợ từ phía nhà trường, thầy cô, đồng nghiệp.

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Thành

phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học đã đăng ký.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình, những góp

ý chân thành từ các thầy cô lãnh đạo và đồng nghiệp trong khoa Kế toán – Kiểm toán, tôi

vô cùng cảm kích và biết ơn sự hỗ trợ tích cực này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị chuyên viên tại phòng Quản lý khoa

học và hợp tác quốc tế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trung tâm thư viện trường Đại

học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, hỗ trợ nhanh những thủ tục cần thiết

để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý chuyên gia, quý doanh nghiệp, bạn bè đã

giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập ý kiến chuyên môn, khảo sát thu thập dữ

liệu cho đề tài.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động viên, tạo

điều kiện để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản

trị chiến lược tại doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

1.2. Mã số: 21/1/KTKT02

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 Ths. Đỗ Thị Thu Thảo Khoa Kế toán – Kiểm

toán

Chủ nhiệm

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa Kế toán – Kiểm toán

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 9 năm 2022

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên

nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 25 triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Tình hình cạnh tranh và nhiều biến động hiện nay của môi trường kinh doanh thách

thức các nhà quản trị trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp bền vững. Điều này

đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thích ứng

với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Quá trình ra quyết định chiến lược,

thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược cần rất nhiều thông tin liên quan nội bộ và

bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán quản trị truyền thống đã không đảm bảo

sự phù hợp trong hỗ trợ cho quá trình này. Một sự thay đổi sâu sắc hơn về vai trò kế

toán quản trị bắt đầu vào đầu những năm 1980 khi các công ty lớn còn trở nên lớn

hơn về quy mô và hoạt động, khái niệm toàn cầu hóa đã thu hút các tập đoàn quốc gia

3

lớn vươn ra quốc tế. Cùng với đó, thời đại máy tính len lỏi để cách mạng hóa toàn bộ

thế giới kinh doanh, thêm nhiều phát minh mới thay thế các sản phẩm truyền thống,

vòng đời sản phẩm ngắn hơn trước đây và khách hàng mà chỉ trở nên ít trung thành

hơn mà còn khó nắm bắt hơn (Li, 2018)

Kế toán quản trị theo định hướng chiến lược xuất hiện như một nhu cầu cấp thiết của

các doanh nghiệp. Với nhu cầu cải thiện chất lượng thông tin kế toán quản trị cho các

nhà quản lý, kế toán quản trị chiến lược liên quan đến việc cung cấp thông tin không

chỉ mang tính chất nội bộ mà còn định hướng ra bên ngoài, hướng vào thị trường và

tập trung vào khách hàng, cung cấp cho các nhà quản lý các kỹ thuật để tạo điều kiện

cho việc ra quyết định. Vai trò của kế toán quản trị trong tổ chức đã được thay đổi từ

tập trung nội bộ sang tập trung cả bên trong và bên ngoài. Tư duy của kế toán quản trị

cũng đã được thay đổi từ tập trung vào hoạt động sang tập trung vào chiến lược. Các

vai trò mới làm tăng nhu cầu về kiến thức SMA. Điều này làm cho kế toán quản trị

chiến lược trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với tất cả các kế toán quản trị.

Để kêu gọi việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược, nhiều nhà nghiên cứu trên thế

giới đã quan tâm đến nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng vận dụng tại các doanh

nghiệp, có lập luận cho rằng kế toán quản trị chiến lược tập trung đến việc tiếp cận

gần hơn của kế toán quản trị cho mục tiêu chiến lược, do đó chiến lược là yếu tố quan

trọng trong việc sử dụng SMA (Turner & cs, 2017). Cadez & Guilding (2008) chỉ ra

sự nhất quán trong việc tham gia của kế toán vào quy trình chiến lược ảnh hưởng đến

việc vận dụng SMA, hay Pavlatos (2015) đã nêu bảy yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng

đến việc sử dụng SMA trong khách sạn như nhận thấy sự không chắc chắn về môi

trường, cấu trúc, chất lượng thông tin của hệ thống thông tin, giai đoạn vòng đời tổ

chức, quy mô, … Đặc điểm quản trị doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đáng kể đến SMA

(Arunrauangsirilert, 2017) hoặc tư duy chiến lược cũng là một yếu tố đã được xem xét

là có ảnh hưởng đến việc vận dụng SMA.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có những thay đổi năng động tích cực trong

những năm trở lại đây, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động dựa trên thị trường

trong nước mà còn mở rộng ra ngoài biên giới lãnh thổ. Ngược lại, thị trường trong

nước cũng bị đe dọa bởi sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài. Với tình hình đó,

các doanh nghiệp càng phải chú ý hơn đến các chiến lược kinh doanh của mình và đòi

hỏi thông tin cho quá trình ra quyết định càng bức thiết hơn. Kế toán quản trị cho định

hướng chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang được vận dụng như thế

nào, nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng này là mối quan tâm của tác giả khi

lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản

trị chiến lược tại các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” nhằm phát hiện những

4

nhân tố có khả năng thúc đẩy việc vận dụng các thực hành kế toán quản trị chiến lược

tại doanh nghiệp.

2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng SMA tại các

doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thời đại.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định nhân tố tác động đến việc vận dụng SMA

- Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng SMA

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, các phương

pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu được trình bày

cụ thể như sau:

Nhằm mô tả được “thực trạng vận dụng SMA tại các doanh nghiệp niêm yết

tại Việt Nam”, tiếp cận từ thực tiễn vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp

niêm yết nhằm tìm ra các yếu tố cốt lõi, nội dung phổ biến trong thực hành kế toán

quản trị chiến lược, từ đó tìm ra điểm chung về thực hành kế toán quản trị chiến lược

trong bối cảnh Việt Nam, đánh giá mức độ vận dụng của các doanh nghiệp này. Vận

dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra (bằng bảng hỏi), thống

kê mô tả để đánh giá được mức độ áp dụng và kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược

phổ biến tại doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Để xác định “nhân tố tác động và mức độ tác động đến việc vận dụng SMA tại

các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, luận án tiến

hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan đến việc xem xét các nhân tố

ảnh hưởng đến vận dụng SMA của các nước và Việt Nam, từ đó tập hợp, lựa chọn các

nhân tố tác động thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia để có thể điều chỉnh các

nhân tố cho phù hợp với các doanh nghiệp theo đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội tại

Việt Nam. Từ việc tổng hợp các nhân tố đã được chọn lọc, điều chỉnh cho phù hợp,

tác giả tiến hành ước lượng mô hình đo lường, đánh giá mô hình đo lường và mô hình

cấu trúc bằng mô hình PLS-SEM.

Kết quả thu được từ việc khảo sát các đối tượng phù hợp, luận án sẽ biện luận để

thấy rõ vai trò của SMA trong bối cảnh thời đại và hướng tới đề xuất các giải pháp

nhằm thúc đẩy việc vận dụng SMA tại các doanh nghiệp tại Việt Nam.

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, các nhân tố được chấp nhận có sự ảnh hưởng tích cực đến sự

vận dụng SMA như: sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh sẽ có ảnh

5

hưởng đến vận dụng SMA, định hướng chiến lược của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng

đến vận dụng SMA. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 loại chiến lược theo cách

phân loại của Miles & Snow thì chiến lược người tấn công sẽ tác động tích cực vào

việc vận dụng SMA tại doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp theo chiến lược

người tìm kiếm là loại hình doanh nghiệp thích ứng nhất với sự thay đổi.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng

tích cực đến vận dụng SMA. Kết quả nghiên cứu này đạt được kỳ vọng của tác giả.

Kết quả nghiên cứu khẳng định sự phù hợp của lý thuyết ngẫu nhiên khi cho rằng tính

hiệu quả của tổ chức là kết quả từ các đặc điểm phù hợp của tổ chức với các yếu tố

ngẫu nhiên. Cùng với việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong các hoạt động,

phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng SMA.

5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

a. Về mặt lý thuyết:

Thứ nhất, đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố có khả năng ảnh

hưởng đến vận dụng SMA. Lý thuyết ngẫu nhiên vẫn duy trì sức hút trong các nghiên

cứu học thuật về kế toán quản trị và sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh nên

cho dù đã có rất nhiều nghiên cứu đã thực hiện nhưng sẽ vẫn còn những nhân tố tiềm

năng chưa được khám phá đầy đủ.

Thứ hai một số nghiên cứu trước đây đã khám phá nhân tố trình độ kế toán viên có

tác động đến vận dụng SMA, tuy nhiên, thang đo nhân tố này dựa trên trình độ học vấn.

Ở đề tài này, tác giả tiếp cận ở một khía cạnh khác, đó là khả năng tham gia, phối hợp

hiệu quả trong quá trình cung cấp thông tin hữu ích cho quy trình chiến lược như là một

thành viên tích cực. Khía cạnh này có sự mở rộng, cụ thể và thiết thực hơn so với đo

lường theo trình độ học vấn.

Thứ ba, một yếu tố mang tính chất thời đại là sử dụng công nghệ thông tin trong các

hoạt động của doanh nghiệp. Khi đề cấp đến yếu tố này, có nhiều hướng tiếp cận như cơ

sở hạ tầng cho việc áp dụng, các giai đoạn triển khai, đối tượng sử dụng, …Ở đề tài này,

sử dụng công nghệ thông tin được đưa vào mô hình theo góc độ chức năng sử dụng của

công nghệ thông tin trong hỗ trợ xử lý công việc của doanh nghiệp, thông qua chức năng

sử dụng này hàm ý tạo ra cơ hội xây dựng được kho cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp và

thúc đẩy nhiều hơn sự tham gia của kế toán viên vào hoạt động chiến lược cũng như thúc

đẩy vận dụng SMA.

Như vậy, nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho khuôn khổ

lý thuyết về kế toán quản trị chiến lược, giúp bổ sung giải thích cho sự vận dụng SMA và

là cơ sở cho những nghiên cứu về lĩnh vực này trong tương lai

b. Về mặt thực tiễn:

6

Kế toán quản trị chiến lược đã được thế giới quan tâm và nghiên cứu từ lâu nhưng

tại Việt Nam còn khá mới, từ ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài sẽ là cơ sở khoa học để động

viên, thúc đẩy các doanh nghiệp tại Việt nam chú trọng hơn đến kế toán quản trị chiến

lược.

Thông qua các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị chiến lược được

phát hiện sẽ là cơ sở để đưa ra những hàm ý quản lý, tổ chức giúp cho việc triển khai kế

toán quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp được thuận lợi và thành công. Bên cạnh đó,

kết quả nghiên cứu cũng hàm ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho kế toán viên có khả năng

tham gia hiệu quả vào các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp dựa trên thiết kế

chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Tiếng Việt

Kế toán quản trị chiến lược (SMA) là một bước phát triển của kế toán quản trị truyền

thống với định hướng tương lai và thông tin hướng ngoại nhiều hơn, giúp hỗ trợ rất lớn

cho quy trình chiến lược của doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh. Để thúc đẩy vận

dụng SMA tại các doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến vận

dụng SMA là cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện kết hợp giữa nghiên cứu định tính và

định lượng để phát hiện và kiểm định các nhân tố có tác động đến vận dụng SMA tại các

doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy các nhân

tố như vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, phong cách lãnh

đạo dân chủ, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh, định hướng

chiến lược có ảnh hưởng tích cực đến SMA.

Tiếng Anh

Strategic management accounting (SMA) is an evolution of traditional management

accounting with a future orientation and more outward information, greatly helping to

support the strategic process of enterprises in competitive economy. To promote the

application of SMA in Vietnamese enterprises, it is necessary to understand the factors

affecting the application of SMA. The study was conducted in combination with

qualitative and quantitative research to detect and test the factors that have an impact on

the application of SMA in listed companies on Vietnam stock market. The results show

that factors such as the application of information technology in business operations,

democratic leadership style, the perceivable economic uncertainty of the business

environment, and strategic orientation have a positive influence to the SMA

7

III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo

3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt được

1 Các nhân tố ảnh hưởng

đến vận dụng kế toán

quản trị chiến lược tại

doanh nghiệp niêm yết

trên thị trường chứng

khoán việt nam

Bài báo IUH Bài báo IUH

2

Ghi chú:

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp

nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính

phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.

- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo

cáo. (đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang

cuối kèm thông tin quyết định và số hiệu xuất bản)

3.2. Kết quả đào tạo

TT Họ và tên

Thời gian

thực hiện đề tài

Tên đề tài

Tên chuyên đề nếu là NCS

Tên luận văn nếu là Cao học

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh

Học viên cao học

Sinh viên Đại học

Ghi chú:

- Kèm bản photo trang bìa chuyên đề nghiên cứu sinh/ luận văn/ khóa luận và

bằng/giấy chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công

luận án/ luận văn;( thể hiện tại phần cuối trong báo cáo khoa học)

IV. Tình hình sử dụng kinh phí

8

T

T

Nội dung chi

Kinh phí

được duyệt

(triệu đồng)

Kinh phí

thực hiện

(triệu đồng)

Ghi

chú

A Chi phí trực tiếp

1 Thuê khoán chuyên môn 21,158 21,158

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..

3 Thiết bị, dụng cụ 1 1

4 Công tác phí

5 Dịch vụ thuê ngoài

6 Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu giữa kỳ

7 In ấn, Văn phòng phẩm 0,842 0,842

8 Chi phí khác 2 2

B Chi phí gián tiếp

1 Quản lý phí

2 Chi phí điện, nước

Tổng số 25 25

V. Kiến nghị ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)

Không

VI. Phụ lục sản phẩm ( liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

Bài báo IUH

Tp. HCM, ngày ........ tháng........ năm .......

Chủ nhiệm đề tài Phòng QLKH&HTQT (ĐƠN VỊ)

Trưởng (đơn vị)

(Họ tên, chữ ký)

PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(báo cáo tổng kết sau khi nghiệm thu, đã bao gồm nội dung góp ý của hội đồng nghiệm

thu)

9

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..........................................................................................6

1.1. Các nghiên cứu về kế toán quản trị chiến lược ............................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu về sự ra đời và hình thành kế toán quản trị chiến lược ..............................6

1.1.2. Các nghiên cứu về nội dung và kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược ...................................8

1.1.3. Các nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị chiến lược....................................................12

1.2. Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị chiến lược.....................14

1.3. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu.........................................................................19

1.4. Định hướng nghiên cứu ................................................................................................................21

1.5. Kết luận..........................................................................................................................................22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................................23

2.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ...........................................................23

2.1.1. Tổng quan quản trị chiến lược...................................................................................................23

2.1.1.1. Khái niệm chiến lược............................................................................................................23

2.1.1.2. Khái niệm Quản trị chiến lược.............................................................................................24

2.1.1.3. Nội dung của quản trị chiến lược.........................................................................................26

2.1.2. Sự hình thành của kế toán quản trị chiến lược ........................................................................28

2.1.3. Định nghĩa kế toán quản trị chiến lược.....................................................................................29

2.1.4. Vai trò kế toán quản trị chiến lược............................................................................................31

2.1.5. Kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược ........................................................................................34

2.1.5.1. Kế toán chi phí chiến lược....................................................................................................36

2.1.5.2. Kế toán đối thủ cạnh tranh...................................................................................................39

2.1.5.3. Kế toán khách hàng ..............................................................................................................40

2.1.5.4. Ra quyết định chiến lược ......................................................................................................42

2.1.5.5. Kiểm soát và đo lường thành quả.........................................................................................44

2.3. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN..................................................................................46

2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên..................................................................................................................46

2.3.2. Lý thuyết thể chế.........................................................................................................................49

2.3.3. Học thuyết X, Y...........................................................................................................................50

2.3.3.1. Học thuyết X..........................................................................................................................51

10

2.3.3.2. Học thuyết Y..........................................................................................................................51

2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG SMA..............................................................52

2.4.1. Quy mô doanh nghiệp.................................................................................................................52

2.4.2. Định hướng chiến lược................................................................................................................53

2.4.3. Công nghệ thông tin....................................................................................................................55

2.4.4. Phong cách lãnh đạo dân chủ.....................................................................................................59

2.4.5. Trình độ nhân viên kế toán........................................................................................................61

2.4.6. Áp lực cạnh tranh ......................................................................................................................63

2.4.7. Sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh (PEU) ...........................................................65

2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT.............................................................................................66

2.6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.........................................................................................................67

2.7. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................68

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................69

3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu .................................................................................................69

3.2. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................................................70

3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính..................................................................................................72

3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................................................72

3.3.2. Thang đo dự kiến ........................................................................................................................73

3.3.2.1. Thang đo “quy mô doanh nghiệp”.......................................................................................73

3.3.2.2. Thang đo “cạnh tranh” ........................................................................................................74

3.3.2.3. Thang đo “Sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh”.............................................75

3.3.2.4. Thang đo “định hướng chiến lược”.....................................................................................76

3.3.2.5. Thang đo “công nghệ thông tin”..........................................................................................78

3.3.2.6. Thang đo “phong cách lãnh đạo”........................................................................................80

3.3.2.7. Thang đo “trình độ nhân viên kế toán”...............................................................................81

3.3.2.8. Thang đo “Vận dụng SMA”.................................................................................................82

3.3.3. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định tính ........................................................84

3.3.4. Lựa chọn chuyên gia...................................................................................................................85

3.3.5. Thiết kế dàn bài thảo luận..........................................................................................................85

3.3.6. Thảo luận cùng chuyên gia.........................................................................................................86

3.3.7. Xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức................................................................................86

3.3.8. Xây dựng thang đo chính thức...................................................................................................86

3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng...............................................................................................87

3.4.1. Quy trình nghiên cứu định lượng..............................................................................................87

11

3.4.2. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu................................................................................88

3.4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................................88

3.4.2.2. Công cụ thu thập dữ liệu ......................................................................................................88

3.4.3. Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................................89

3.4.3.1. Quy mô mẫu ..........................................................................................................................89

3.4.3.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................................90

3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng..............................................................................90

3.4.4.1. Làm sạch dữ liệu...................................................................................................................90

3.4.4.2. Phân tích dữ liệu định lượng................................................................................................90

3.5. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................95

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................................................96

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................................................96

4.1.1. Về xác định nhân tố ảnh hưởng.................................................................................................97

4.1.2. Về thang đo các nhân tố ảnh hưởng..........................................................................................98

4.1.2.1. Nhân tố “Quy mô doanh nghiệp” ........................................................................................98

4.1.2.2. Nhân tố “Mức độ cạnh tranh” .............................................................................................98

4.1.2.3. Nhân tố “Sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh”.............................................99

4.1.2.4. Nhân tố “Định hướng chiến lược” ......................................................................................99

4.1.2.5. Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin” ........................................................................100

4.1.2.6. Nhân tố “Phong cách lãnh đạo”........................................................................................100

4.1.2.7. Nhân tố “Trình độ nhân viên kế toán”..............................................................................100

4.1.2.8. Biến phụ thuộc “Vận dụng kế toán quản trị chiến lược” .................................................101

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................................................................101

4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................101

4.2.2. Đánh giá mô hình đo lường......................................................................................................116

4.2.2.1. Đánh giá chất lượng biến quan sát (chỉ báo) .............................................................116

4.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Reliability) ...........................................................118

4.2.2.3. Đánh giá tính hội tụ (Convergent Validity) ................................................................119

4.2.2.4. Đánh giá tính phân biệt (Discriminant Validity)........................................................119

4.2.3. Đánh giá mô hình cấu trúc .................................................................................................122

4.2.3.1. Các thông số đường dẫn ..............................................................................................122

4.2.3.2. Đánh giá vấn đề cộng tuyến ........................................................................................122

4.2.3.3. Đánh giá các mối quan hệ tác động (Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu) ..................123

4.2.3.4. Mức độ giải thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc (R2

)............................................124

12

4.2.3.5. Kiểm định quy mô tác động ................................................................................................124

4.2.3.6. Kiểm định khả năng dự đoán bên ngoài mẫu....................................................................125

4.3. Phần bàn luận kết quả nghiên cứu.................................................................................................126

4.3.1. Bàn luận về thực trạng vận dụng SMA tại doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng

khoán VN .............................................................................................................................................126

4.3.2. Bàn luận về kết quả các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận............................................129

4.3.3. Bàn luận về các giả thuyết nghiên cứu bị loại bỏ.....................................................................133

4.3.4. Bàn luận về kết quả kiểm định về khả năng dự báo bên trong mẫu – R

2

...............................134

4.3.5. Bàn luận về kết quả kiểm định khả năng dự báo bên ngoài mẫu Q2

......................................135

4.4. Kết luận.............................................................................................................................................135

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý.................................................................................................136

5.1. Kết luận.............................................................................................................................................136

5.2. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu..........................................................................................................138

5.2.1. Hàm ý lý thuyết.........................................................................................................................138

5.2.2. Hàm ý quản trị ..........................................................................................................................139

5.2.2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của doanh nghiệp ...........................139

5.2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ của nhà quản lý trong doanh nghiệp................................140

5.2.2.3 Nhận thức về sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh..........................................141

5.2.2.4 Định hướng chiến lược “người tìm kiếm” của doanh nghiệp...........................................142

5.2.2.5 Vận dụng kế toán quản trị chiến lược.................................................................................142

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai...................................................145

5.4. Kết luận.............................................................................................................................................146

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................147

PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................................................166

13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABC : Kế toán chi phí dựa trên hoạt động

ASP : Kế toán định vị chiến lược

BCTC : Báo cáo tài chính

CB – SEM : Mô hình cấu trúc tuyến tính (covariance-based SEM)

CEO : Giám đốc điều hành

CFA : Kế toán tập trung vào đối thủ cạnh tranh

CFO : Giám đốc tài chính

CIMA : Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc

CNTT : Công nghệ thông tin

CNTT : Công nghệ thông tin

DN : Doanh nghiệp

DN : Doanh nghiệp

DNSX : Doanh nghiệp sản xuất

EVA : Giá trị kinh tế gia tăng

HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh

IFAC : Liên đoàn kế toán quốc tế

IMA : Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ

ITA : Lý thuyết thể chế về người đại diện

JIT : Sản xuất tức thời

KPI : Chỉ số đánh giá thực hiện công việc

KTQT : Kế toán quản trị

LATS : Luận án tiến sĩ

MCS : Hệ thống kiểm soát quản lý

OLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất

PEU : Sự không chắc chắn về môi trường được nhận thức

PLS – SEM : Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần

14

QTCL : Quản trị chiến lược

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROI : Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư

ROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

SBU : Đơn vị kinh doanh chiến lược

SCM : Quản trị chi phí chiến lược

SMA : Kế toán quản trị chiến lược

SMAT : Kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TQM : Quản lý chất lượng toàn diện

TOL : Dung sai

VIF : Hệ số phóng đại phương sai

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổ chức theo lý thuyết ngẫu nhiên ..................................................... 48

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu định tính về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng SMA

trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................... 97

Bảng 4.2: Hệ số tải ngoài Outer loading của mô hình sau khi loại bỏ các biến quan sát không

phù hợp ....................................................................................................................................... 116

Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha và Composite Reliability.................................................... 118

Bảng 4.4: hệ số Average Variance Extracted (AVE) ................................................................. 119

Bảng 4.5: Chỉ số HTMT ............................................................................................................. 119

Bảng 4.6: Chỉ số HTMT sau gộp biến CI và AIT....................................................................... 120

Bảng 4.7: Hệ số tải ngoài Outer loading của mô hình sau điều chỉnh........................................ 120

Bảng 4.8: Hệ số VIF ................................................................................................................... 122

Bảng 4.9: Hệ số đường dẫn mô hình (Path Coefficients)........................................................... 123

Bảng 4.10: R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh .......................................................... 124

Bảng 4.11: Giá trị effect size f2

.................................................................................................. 125

Bảng 4.12: Giá trị Q

2

................................................................................................................. 125

Bảng 4.13: Vị trí công việc và mức độ đồng ý với nhóm kỹ thuật kế toán ra quyết định chiến

lược ............................................................................................................................................. 128

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!