Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG MINH NGỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG MINH NGỌC
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành : 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin được cam đoan rằng, luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được tôi trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan toàn bộ nội dung trong luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để
nhận bằng cấp ở những nơi khác, tại các Trường Đại học hoặc Cơ sở Đào tạo khác.
Không có nghiên cứu hay sản phẩm nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được tôi trích dẫn theo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2019
Dương Minh Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với nhiều nỗ lực và cố gắng của cá nhân tôi thì
càng có sự giúp đỡ cực kỳ sâu sắc và tận tâm của TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương –
người Thầy đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn. Do vậy, tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương.
Đồng thời, để hoàn thành được luận văn này còn có sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè
lớp MBA015C. Tôi xin cảm ơn đến tất cả những người đã cùng tôi, giúp đỡ tôi, động
viên tôi trong suốt thời gian qua giúp tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh đã dành nhiều tâm huyết và công sức để truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm và kỹ năng quý báu để tôi có đủ nền tảng thực hiện tốt luận văn này cũng như
Quý Anh Chị quản lý khoa đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ
học tập của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý anh chị đồng nghiệp tại các Ngân hàng trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh, đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp tôi tiếp cận được nguồn dữ liệu tham
khảo phục vụ cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2019
Dương Minh Ngọc
iii
TÓM TẮT
Từ vấn đề thực tiễn khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nghiên cứu đã thu thập nguồn
dữ liệu thứ cấp từ các hồ sơ vay vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh để làm cơ sở cho phân tích hồi qui Binary Logistic. Qua tìm hiểu các mô hình
nghiên cứu trước đó về vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng của các
tác giả khác nhau, nghiên cứu đã đề xuất mô hình phù hợp với việc phân tích dữ liệu
thứ cấp gồm có bốn nhân tố tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng là (1) Chi phí vay vốn; (2) Tài sản đảm bảo; (3) Khả năng trả nợ; và cuối cùng là
(4) Lịch sử vay nợ. Với lý do, các dữ liệu thứ cấp từ nguồn nội bộ của các ngân hàng
nên tính công khai bị ràng buộc, do đó, nghiên cứu sử dụng các biến giả lập nhị phân
để mô phỏng các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Biến phụ thuộc trong mô
hình là Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN cũng nhận giá trị 0
(cho trường hợp không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng) và 1 (tiếp cận được
nguồn vốn tín dụng ngân hàng). Bằng phương pháp phân tích số liệu hồi qui Binary
Logistic, nghiên cứu đã chỉ ra được cả bốn nhân tố độc lập trong mô hình đều tác động
tích cực đến khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong bốn nhân tố
đó thì Tài sản đảm bảo có tác động mạnh nhất, tiếp theo là Khả năng trả được nợ, tiếp
theo là Lịch sử vay nợ và sau cùng là Chi phí vay vốn. Dựa trên kết quả thu được,
nghiên cứu đã trình bày được một số giải pháp cho cả phía ngân hàng và cả phía doanh
nghiệp vừa và nhỏ để các bên đảm bảo được lợi ích cho nhau một cách hài hòa.
iv
ABSTRACT
From the fact that it is hard to access the bank credit sources of small and mediumsized enterprises in Tay Ninh province, the research has collected secondary data
sources from bank credit applications. In this case, enterprises can buy goods from
enterprises in the province as a basis for Binary Logistic regression analysis. By
studying previous research models on access to credit from banks of different authors,
the study proposed a model suitable for analyzing secondary data including four
Factors that directly affect the accessibility of bank credit are: (1) The cost of
borrowing; (2) Collateral; (3) Solvency; and finally (4) Payment history. For that
reason, secondary data from internal sources of banks should be publicly bound, so the
study uses binary simulator variables to simulate independent variables in the research
model. The dependent variable in the model is the accessibility of bank credit capital of
SMEs also receiving the value of 0 (for cases of inability to access bank credit) and 1
(access to bank credit capital). By analyzing Binary Logistic regression data, the study
showed that all four independent factors in the model positively impacted the
accessibility of bank credit capital. Of these four factors, collaterals have the strongest
impact, followed by Solvency, followed by Debt Repayment History, and finally Loan
Cost. Based on the results, the study presented a number of solutions for both banks
and small and medium enterprises to ensure mutual benefits for each other in a
harmonious manner.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .................................................................. 4
Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 5
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
1.6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 7
2.1. Các khái niệm.................................................................................................. 7
Khái niệm tín dụng ................................................................................... 7
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ....................................................................... 12
Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................ 15
2.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng .................................................... 17
vi
2.3. Các nghiên cứu trước liên quan ..................................................................... 17
Nghiên cứu của Jankowicz và Hisrich (1987) ......................................... 17
Nghiên cứu của Mukiri (2011) ................................................................ 18
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Thị Hiếu (2018) ............. 19
Nghiên cứu của Fatoki và cộng sự (2010) ............................................... 20
Trần Thị Thanh Tú và Đinh Thị Thanh Vân (2015) ................................ 20
Nghiên cứu của Trần Quốc Hoàn (2018) ................................................. 21
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 22
Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 23
Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 25
2.5. Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 27
3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 27
3.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 28
3.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 29
Mô hình tổng quát ................................................................................... 29
Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 31
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu nghiên cứu ........................ 32
3.5. Kỹ thuật chạy mô hình .................................................................................. 33
Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................ 33
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi qui ................................................. 33
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến....................................................... 34
3.6. Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 35
4.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh ........................................ 35
Đặc điểm hành chính .............................................................................. 35
Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 36