Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
761

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành y tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LƯƠNG THỊ MỸ LIÊM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC

CÔNG TY NGÀNH Y TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Bình Định - Năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LƯƠNG THỊ MỸ LIÊM

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC

CÔNG TY NGÀNH Y TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 8 34 03 01

Người hướng dẫn: TS. Đỗ Huyền Trang

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Bình Định, ngày 08 tháng 10 năm 2022

Tác giả luận văn

Lương Thị Mỹ Liêm

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô hướng dẫn

TS. Đỗ Huyền Trang đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu và nhắc

nhở tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ.

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kế

toán, các giảng viên Khoa Kinh tế và Kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn đã giảng

dạy cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập cao học tại Trường.

Tôi cũng chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho

tôi hoàn thành các thủ tục trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi cũng xin được cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại

Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Bình Định đã luôn tạo điều

kiện tốt nhất để tôi tập trung hoàn thành luận văn của mình.

Bình Định, ngày 08 tháng 10 năm 2022

Tác giả luận văn

Lương Thị Mỹ Liêm

iii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii

MỤC LỤC.....................................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................................................ vi

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 16

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...............................................................16

1.1.1. Khái niệm hiệu quả ............................................................................................. 16

1.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh .......................................................................... 16

1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh ........................................................ 17

1.2. Bối cảnh các công ty ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay.....................................20

1.2.1. Tình hình chung................................................................................................... 20

1.2.2. Kết quả đạt được ................................................................................................. 22

1.2.3. Tồn tại, hạn chế................................................................................................... 26

1.2.4. Thuận lợi và thách thức trong thời gian tới........................................................ 28

1.3. Các lý thuyết nền liên quan đến đề tài ...............................................................30

1.3.1. Lý thuyết đánh đổi............................................................................................... 30

1.3.2. Lý thuyết trật tự phân hạng................................................................................. 30

1.3.3. Lý thuyết dựa trên nguồn lực .............................................................................. 31

Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 33

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 34

2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................34

2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu............................................................................36

2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 36

2.2.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 40

2.2.3. Đo lường các biến trong mô hình ....................................................................... 41

2.3. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu..................................................................................43

2.3.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................................... 43

iv

2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................. 43

2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................43

2.4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................... 44

2.4.2. Phân tích tương quan.......................................................................................... 44

2.4.3. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................................... 44

2.4.4. Kiểm tra và khắc phục các khuyết tật của mô hình ............................................ 46

Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 49

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 50

3.1. Kết quả thống kê mô tả........................................................................................50

3.2. Kết quả phân tích tương quan ............................................................................52

3.3. Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................................53

3.3.1. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình Pooled OLS......................................... 53

3.3.2. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình FEM .................................................... 54

3.3.3. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình REM .................................................... 55

3.4. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp ...................................................................56

3.5. Kiểm tra và khắc phục khuyết tật của mô hình FEM......................................57

3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..............................................................................59

Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 64

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 65

4.1. Kết luận chung về kết quả nghiên cứu...............................................................65

4.2. Một số hàm ý quản trị..........................................................................................66

4.2.1. Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp ................................................................ 66

4.2.2. Đối với nhân tố cấu trúc vốn............................................................................... 67

4.2.3. Đối với nhân tố số vòng quay tài sản.................................................................. 68

4.2.4. Đối với nhân tố cấu trúc tài sản.......................................................................... 69

4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai ................70

Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 71

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 72

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ

1 CTV Cấu trúc vốn

2 DN Doanh nghiệp

3 EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần

4 FEM Mô hình tác động cố định

5 HQKD Hiệu quả kinh doanh

6 NPT Nợ phải trả

7 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

8 ROA Tỷ suất sinh lợi của tài sản

9 ROE Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

10 TSCĐ Tài sản cố định

11 TTCK Thị trường chứng khoán

12 VCSH Vốn chủ sở hữu

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Danh mục các sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................34

Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của các công ty

ngành Y tế trên TTCK Việt Nam..............................................................................41

Danh mục các bảng biểu

Trang

Bảng 1.1. Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD

trong DN....................................................................................................................12

Bảng 2.1. Mô tả cách đo lường các biến được sử dụng trong nghiên cứu................42

Bảng 3.1. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................50

Bảng 3.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến...................................................52

Bảng 3.3. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình Pooled OLS..............................53

Bảng 3.4. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình FEM .........................................54

Bảng 3.5. Kết quả phân tích hồi quy theo mô hình REM.........................................55

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Hausman ...................................................................56

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi............................................57

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra tự tương quan ................................................................57

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................57

Bảng 3.10. Kết quả hồi quy bằng phương pháp Driscoll-Kraay...............................58

Bảng 3.11. Tổng hợp tác động của các nhân tố trong mô hình ................................59

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu...........................66

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả (kỹ thuật hoặc sản xuất) của một công ty có thể được định nghĩa là

khả năng của công ty để tạo ra nhiều đầu ra nhất với một lượng đầu vào nhất định

[22]. Tương tự như vậy, theo Nguyễn Ngọc Quang [10, trang 149] thì “Hiệu quả

kinh doanh (HQKD) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các

nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp (DN) để đạt được kết quả cao nhất trong

điều kiện chi phí thấp nhất”. Phân tích HQKD có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với

hoạt động của một DN. Đầu tiên, phân tích HQKD giúp đánh giá được trình độ sử dụng

các yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn DN, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng

như ở từng bộ phận cấu thành. Bên cạnh đó, phân tích HQKD giúp tìm ra các nhân tố

ảnh hưởng đến HQKD để có cơ sở đưa ra các biện pháp thích hợp trên đồng thời cả hai

phương diện (tăng yếu tố đầu ra - giảm chi phí hay yếu tố đầu vào) nhằm nâng cao

HQKD. Vì có ý nghĩa lớn đối với hoạt động của DN, Hanousek và cộng sự [22, trang

24] đã cho rằng “Điều gì quyết định đến HQKD của một DN là một câu hỏi trọng

tâm trong kinh tế và tài chính”. Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc đã có khá

nhiều tác giả trong nước cũng như ngoài nước điều tra, nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến HQKD trong DN.

Theo Zeitun và Tian [28], bên cạnh các nhân tố nội tại của DN hay các nhân tố

của nền kinh tế vĩ mô và môi trường khu vực thì nhân tố ngành nghề kinh doanh cũng có

tác động mạnh mẽ đến HQKD. Pouraghajan và cộng sự [25] cũng tìm thấy trong khi các

ngành công nghiệp sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại, thực phẩm và đồ uống, kim

loại cơ bản, phụ tùng ô tô và sản xuất có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính đại

diện bởi tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

thì ngành công nghiệp vật liệu và sản phẩm hóa chất lại có ảnh hưởng tích cực đến biến

phụ thuộc. Tương tự như các tác giả trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng

cho thấy tùy theo đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề mà các nhân tố ảnh hưởng

đến HQKD cũng hoàn toàn khác nhau. Tại Việt Nam, các tác giả đã nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến HQKD trong các công ty niêm yết nói chung [9], trong loại

hình DN nhà nước ([6], [17]) hay DN ngoài nhà nước [2]. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!