Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1061

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LUẬN VĂN:

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng

thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một

dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng

nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Mở đầu

1. Sự cần thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam

cũng đang tăng trưởng rất nhanh và ổn định theo từng năm. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh

kéo theo khối lượng đầu tư của xã hội sẽ tăng theo. Một phần lớn đầu tư của xã hội là đầu

tư xây dựng công trình. Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng rất đa dạng về quy mô, nguồn

vốn sử dụng. Tuy nhiên với nền kinh tế Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư xây dựng công

trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng đầu

tư của cả xã hội. Việc đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

được thực hiện theo hướng dẫn về trình tự, thủ tục quy định của Luật xây dựng, các văn

bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các địa phương nơi xây dựng công trình. Trình

tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa rất quan trọng

ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và hiệu quả đầu tư của dự án. Thủ tục là điều kiện bắt

buộc các dự án phải thực hiện đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Trình tự thể hiện các

bước triển khai đầu tư trong đó có các bước về thủ tục. Khi thực hiện đầu tư xây dựng

công trình gặp một số khó khăn như:

- Thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài và liên quan đến nhiều đầu mối cơ quan quản lý

nhà nước khác nhau;

- Trình tự thực hiện đầu tư chưa đảm bảo tính khoa học và đúng đắn;

Từ khó khăn trên dẫn đến phải thêm thời gian thực hiện, đồng thời phát sinh chi phí đầu

tư làm ảnh hưởng đến thời gian dự kiến đưa công trình vào sử dụng sản xuất kinh doanh

và hiệu quả đầu tư giảm và phản ánh những mặt không tích cực của môi trường đầu tư của

Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết những khó khăn trên để việc thực hiện đầu tư

xây dựng công trình đạt được mục đích nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian

thực hiện, tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án. Đề tài luận văn

“Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn

thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước”

sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu trên và kiến nghị thúc đẩy việc triển khai cải

cách hành chính Nhà nước.

2. Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu là góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư

xây dựng công trình, rút ngắn thời gian xây dựng, và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng

công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân

sách Nhà nước;

- Phạm vi nghiên cứu: Trình tự, thủ tục của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử

dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.

- Cơ sở khoa học dựa vào nghiên cứu là các lý thuyết về quản lý dự án, quản trị dự án và

các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng,

phương pháp tổng hợp phân tích, khảo sát thực tế.

5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được.

- Xây dựng trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử

dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy

định trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn

ngân sách Nhà nước.

- Đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Đề xuất các giải pháp cải tiến, hoàn thiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu

tư xây dựng công trình.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự thủ tục để hoàn thành một

dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phù hợp với

các điều kiện thực tế.

6. Kết cấu luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu 3 chương.

- Chương I: Cở sở lý luận về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục để hoàn thành

một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Chương II: Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự

án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Chương III: Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục

hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà

nước.

Chương I: Cở sở lý luận về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục để hoàn thành

một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

1. Các loại công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở đây tác giả xin phân ra theo

công năng sử dụng của công trình thành ba nhóm công nhóm công trình lớn như sau:

- Nhóm công trình xây dựng phục vụ mục đích An ninh, Quốc phòng: Bao gồm các

công trình do Bộ Quốc phòng và Bộ công an quản lý, được đầu tư xây dựng để đảm bảo

An ninh, Quốc phòng của Quốc gia;

- Nhóm công trình xây dựng phục vụ hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình Trường

học công, Bệnh viện công, Nhà văn hoá, Trụ sở cơ quan Nhà nước ..v.v..;

- Nhóm công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm các công trinh Đường, Cầu,

Cảng, Sân bay, công trình cấp, công trình thoát nước, công trình điện ..v.v…

2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách

Nhà nước.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước được hiểu là nguồn vốn do Nhà nước đầu tư qua nhiều

hình thức như các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương

tới địa phương… do đó ngoài các đặc điểm của dự án giống như các dự án khác dự án đầu

tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có những đặc điểm riêng

như sau:

- Việc sử dụng vốn phải tuân theo Luật ngân sách;

- Chủ đầu tư xây dựng công trình là người đại diện cho Nhà nước được uỷ quyền quản

lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư;

- Dự án thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của các quy định về quản lý đầu tư xây

dựng công trình của Nhà nước;

- Mục tiêu của dự án thường không chỉ nhằm mục tiêu sinh lời mà phần lớn nhằm các

mục tiêu quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng;

- Có sự tách riêng giữa người có thẩm quyền quyết định đầu tư với chủ đầu tư xây dựng

công trình;

- Có nhiều đầu mối quản lý hơn so với các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách;

- Chịu rằng buộc về mặt quản lý Nhà nước nhiều hơn, chặt chẽ hơn so với các nguồn

vốn khác.

3. Khái niệm về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công

trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Trước khi đi vào khái niệm về trình tư ta đi vào khái niệm về quá trình thực hiện dự án

đầu tư xây dựng: Quá trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là

diễn biến tổng thể các công việc phải thực hiện khi đầu tư xây dựng công trình, từ xin chủ

trương đầu tư xây dựng công trình cho đến đấu thầu thi công xây dựng công trình và kết

thúc xây dựng nghiệm thu, thanh quyết toán hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.

- Khái niệm về trình tự để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trình tự để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là thứ tự các

bước công việc được sắp xếp theo thời gian của quá trình thực hiện dự án. Trong một

bước không có nghĩa là một công việc được thực hiện nối tiếp mà mỗi bước đi có thể bao

gồm nhiều công việc thực hiện song song.

- Khái niệm về thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là các quy định

hành chính bắt buộc phải thực hiện của chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư dự án đối với các

cơ quản lý Nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật về

quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư cho một dự án phải thực hiện nhiều thủ tục

khác nhau, được thực hiện theo các cơ quan quản lý khác nhau, một cơ quan quản lý Nhà

nước có thể là đầu mối của một hay nhiều thủ tục.

Từ hai định nghĩa về trình tự và thủ tục như trên thì có thể phân biệt trình tự và thủ tục,

trình tự là thứ tự các bước đi được sắp xếp theo thời gian trong đó bao gồm cả các bước về

thủ tục hành chính bắt buộc đối với các cơ quan quản lý nhà nước, còn thủ tục là các quy

định hành chính bặt buộc phải thực hiện nghĩa vụ khi thực hiện đầu tư dự án đối với cơ

quan quản lý nhà nước và thủ tục được thể hiện trong trình tự là một trong số các bước ở

mỗi giai đoạn thực hiện đầu tư một dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây

dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình là sản phẩm chủ quan

của con người, là do con người quy định ra trên cơ sở nhận thức đầy đủ các quy luật và

yêu cầu của thực tế khách quan. Một trình tự, thủ tục hợp lý, tối ưu phải đảm bảo cho sự

thực hiện tốt dự án với số đầu mối tham gia tối thiểu và thời gian thực hiện ngắn nhất.

Vấn đề này chịu ảnh hưởng của các nhân tố:

- Nhân tố còn người: Quá trình thực hiện dự án đầu tư ở bất kỳ giai đoạn nào đều có sự

tham gia của nhân tố còn người, vì vậy có thể nói nhân tố con người có ảnh hưởng rất lớn

và quyết định đối với trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nhân tố công cụ trợ giúp quá trình thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án yếu tố con

người là rất quan trong tuy nhiên để thực hiện tốt các công việc con người cần có sự trợ

giúp của các công cụ, các công cụ trợ giúp như máy tính điện tử, các phần mềm tính toán,

phần mềm quản lý thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước ….

Các công cụ này trợ giúp con người thực hiện việc quản lý thực hiện các công việc theo

một hệ thống và tính toán các bài toán, phép tính phức tạp tránh trùng lặp, nhầm lẫn sai

sót đồng thời tăng năng suất lao động từ đó tăng tốc độ thực hiện các công việc, rút ngắn

thời gian thực hiện dự án.

- Nhân tố các văn bản quy phạm pháp luật: Dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng

nguốn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện tuân thủ đúng theo tất cả các văn bản quy phạm

pháp luật của Nhà nước, vì vậy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan

trọng. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định đẩy đủ rõ ràng các quy chế

quản lý đầu tư xây dựng công trình, đồng thời hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

có tính thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu vận dụng các quy định vào

quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư xây

dựng công trình nhanh, đúng luật.

- Nhân tố số lượng các đầu mối tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công

trình: Các đầu mối trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình được thể hiện cụ

thể như là các đầu mối thụ lý hồ sơ quản lý nhà nước theo các thủ tục mà pháp luật quy

định. Nếu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình mà việc quản lý quá trình đầu tư

được thực hiện với quá nhiều đầu mối tham gia và có các công việc trùng lặp nhau, sự

không thống nhất cách quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng của các đầu mối trong khi

thực hiện các thủ thì các đơn vị thực hiện dự án phải mất nhiều thời gian và chi phí.

- Nhân tố trình tự chuẩn và khoa học hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình:

Đây là một nhân tố rất quan trọng, trình tự chuẩn thể hiện con đường đi vừa đảm bảo tính

định hướng đúng vừa chỉ ra các công việc thực hiện, phải nói rằng khi làm bất cứ công

việc nào mà có trình tự chuẩn và khoa học thì việc thực hiện công việc đó rất dễ dàng và

công việc thực hiện được một cánh thuận lợi nhanh chóng. Đối với một dự án đầu tư xây

dựng công trình thường đòi hỏi nhiều công việc và thời gian kéo dài nên việc có một trình

tự chuẩn và khoa học là đặc biệt quan trọng, nó góp phần đẩy nhanh thời gian thực hiện

dự án, đảm bảo dự án thực hiện đúng yêu cầu, tránh được các sai sót góp phần đảm bảo

mục đích đầu tư, hiệu quả của dự án.

5. Các chỉ tiêu đánh giá, nhận xét trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây

dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Để đánh giá trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng hiện nay trong hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta cũng như các tài liệu về dự án chưa có chỉ

tiêu nào có thể phản ánh và đánh giá đầy đủ tất cả các mặt của trình tự, thủ tục để hoàn

thành một dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với trình tự thủ tục để hoàn thành một

dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng gặp phải

vấn đề tương tự, ở đây tác giả đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá, nhận xét dựa trên cở sở các

nhân tố đặc trưng ảnh hưởng tới trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư xây dựng

công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước như sau:

- Chỉ tiêu thời gian thực hiện:

- Chỉ tiêu số lượng các văn bản khi thực hiện thủ tục, sự thống nhất của hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật;

- Số lượng đầu mối tham gia quá trình đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí bỏ ra trong khi thực hiện các thủ tục;

Chương II: Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một

da đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

2.1. Hiện trạng về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công

trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

2.1.1. Tổng quan về trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công

trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, Lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án.

Bước 2. Chuẩn bị dự án

Bước 3. Tổ chức việc lập dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động

môi trường:

Bước 4. Thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án (báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động

môi trường.

Bước 5. Lựa chọn nhà thầu tư vấn:

Bước 6. Thiết kế thẩm định, phê duyệt thiết kế, xin giấy phép xây dựng:

Bước 7. Cắm mốc giới tạm thời, giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới chính thức:

Bước 8. Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, bàn giao mốc giới, cấp trích lục

bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 9. Lựa chọn nhà thầu thi công, giám sát ... xây dựng công trình:

Bước 10. Thi công xây dựng công trình:

Bước 11. Nghiệm thu, thanh toán, bàn giao công trình:

Bước 12. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

Sơ đồ tổng quát trình tự, thủ tục hoàn thành

một dự án đtxd công trình sử dụng nguồn vốn nsnn

(Chi tiết xem hình vẽ trang bên).

2.1.2. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng

vốn ngân sách nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà

nước.

Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, và lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án.

1.1 Xin chủ trương đầu tư.

Phân loại dự án theo phụ lục phân loại DAĐT XDCT ban hành kèm theo Nghị định số

112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ như sau:

STT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư

I Dự án quan trọng Quốc gia Theo Nghị quyết

của Quốc hội

II Nhóm A

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thuộc lĩnh

vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật

Quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng

Không kể nguồn vốn

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Sản xuất chất

độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp Không kể nguồn vốn

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng

sản, các dự án đường giao thông (cầu, cảng biển,

cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây

dựng khu nhà ở

Trên 1500 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao

thông (khác ở điểm II.3) cấp thoát nước, và công

trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị

y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu

chính, viễn thông.

Trên 1000 tỷ đồng

5

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp

nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Quốc gia, khu bảo

tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi

trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Trên 700 tỷ đồng

6 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công trình y Trên 500 tỷ đồng

tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây

dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho

tàng, du lịch, thuể dục thể thao, nghiên cứu khoa học,

và các dự án khác.

III Nhóm B

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng

sản, các dự án đường giao thông (cầu, cảng biển,

cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây

dựng khu nhà ở

Từ 75 đến 1500 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao

thông (khác ở điểm II.3) cấp thoát nước, và công

trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị

y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu

chính, viễn thông.

Từ 50 đến 1000 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp

nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Quốc gia, khu bảo

tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi

trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Từ 40 đến 700 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công trình y

tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây

dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho

tàng, du lịch, thuể dục thể thao, nghiên cứu khoa học,

và các dự án khác.

Từ 15 đến 500 tỷ đồng

IV Nhóm C

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp

điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo

máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng

sản, các dự án đường giao thông (cầu, cảng biển,

cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây

dựng khu nhà ở

Dưới 75 tỷ đồng

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao

thông (khác ở điểm II.3) cấp thoát nước, và công

trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị

y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu

chính, viễn thông.

Dưới 50 tỷ đồng

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp

nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Quốc gia, khu bảo

tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi

trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Dưới 40 tỷ đồng

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công trình y

tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây

dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho

tàng, du lịch, thuể dục thể thao, nghiên cứu khoa học,

và các dự án khác.

Dưới 15 tỷ đồng

Ghi chú:

- Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường,

cầu theo hướng dẫn của Bộ giao thông vận tải;

- Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo

quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trong thực tế đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách rất khó là

đáp ứng đầy đủ các tiêu chi là công tình quan trọng quốc giá theo nghị quyết số 66/QH11

năm 2005. Tuy nhiên ở đây tác giả xin giới thiệu bước này để thể hiện tính tổng quát

chung khi thực hiện dự án.

a. Đối với dự án quan trọng Quốc gia:

- Chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư gửi các Bộ quản lý ngành, Bộ quản lý ngành là cơ quan

đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan,

tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.

- Thời hạn lấy ý kiến:

 Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình Bộ

quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ ngành, địa phương có liên quan;

 Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến

phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7

ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo

có để trình Thủ tướng Chính phủ.

- Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm tóm tắt nội dung báo cáo đầu tư, tóm tắt ý

kiến các Bộ ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm

theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

- Đối với dự án quan trọng Quốc gia: Thủ tướng Chính phủ lập báo cáo trình Quốc hội

phê duyệt cho phép đầu tư.

b. Đối với dự án nhóm A:

- Chủ đầu tư lập tờ trình xin chủ trương đầu tư, các Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh,

Thành phố là cơ quan đầu mối được Thủ tướng Chính phủ cho phép làm chủ đầu tư.

- Đối với dự án nhóm A: Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư;

c. Đối với dự án nhóm B, C:

- Tờ trình xin văn bản chủ trương đầu tư, gửi cơ quan quản lý cấp trên;

- Công văn chấp thuận chủ trương đầu tư, cho phép đầu tư để tiến hành các bước tiếp

theo lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Bộ, ngành, UBND Tỉnh, Thành phố, Quận,

huyện, được thực hiện theo từng loại dự án)

Sơ đồ trình tự lập báo cáo đầu tư

c un g c Êp t h « n g t in v µ c ¸ c y ª u c Çu

®¬n v Þ t ­ v Ên l Ëp d a ®­ î c l ùa c h ä n

c h ñ ®Çu t ­

v Ò d ù ¸ n ®Çu t ­ x ©y d ùn g c Çn l Ëp

t h µ n h l Ëp t æ t h ùc h iÖn v iÖc l Ëp d a®t

c hñ ®Çu t ù t h ùc h iÖn

t ­ v Ên l Ëp d ù ¸ n

l ùa c h ä n ®¬ n v Þ

®Çu t ­ x ©y d ùn g

c hñ ®Çu t ­ k ý h î p ®å n g k in h t Õ

b¸ o c ¸ o ®Çu t ­ c ñ a d ù ¸ n ®Çu t ­ x ©y d ùn g c « n g t r ×n h

t æ c h øc l Ëp da

n h Ën d ù ¸ n ®Çu t ­ t õ ®¬ n v Þ t ­

c h ñ ®Çu t ­

v Ên h o Æc d o b¶ n t h ©n c ®t t ù l Ëp

t ­ v Ên t h Èm t r a

l ùa c h ä n ®¬ n v Þ

d a ®t x d (n Õu c ã )

t r ×n h l ª n c q c Êp

c h ñ ®Çu t ­ l Ëp t ê

t r ª n t h Èm ®Þn h d a

t æ c h øc l Ëp d a

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!