Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo Đề tài nhánh 2
PREMIUM
Số trang
544
Kích thước
6.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1591

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo Đề tài nhánh 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n

ViÖn khoa häc kü thuËt n«ng nghiÖp miÒn nam

B¸o c¸o tæng hîp c¸c ®Ò tµi nh¸nh 2

thuéc ®Ò tµi cÊp nhµ n−íc

“Nghiªn cøu c¸c gi¶i ph¸p Khoa häc c«ng nghÖ vµ

thÞ tr−êng nh»m ph¸t triÓn vïng nguyªn liÖu

phôc vô chÕ biÕn vµ xuÊt khÈu g¹o”

M· sè: KC 06.02.NN

Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ThS . huúnh trÊn quèc

6462-1

15/8/2007

tp. HCM- 2005

BOÄ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ

Vieän Khoa hoïc Kyõ thuaät Noâng nghieäp mieàn Nam

121 Nguyeãn Bænh Khieâm, Q1 -Tp.HCM

Baùo caùo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh:

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN

VÙNG ĐỒNG LỤT

Cô quan chuû trì: Vieän Khoa Hoïc Kyõ Thuaät Noâng Nghieäp mieàn Nam

Cô quan thöïc hieän: Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chuû nhieäm Ñeà taøi: Ths. Huyønh Traán Quoác

TP.HCM, 6-2005

Bản quyền 2005 thuộc VKHKTNNMN

Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng

VKHKTNNMN trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu.

BKHCN

VKHKTNNMN

BOÄ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ

Vieän Khoa hoïc Kyõ thuaät Noâng nghieäp mieàn Nam

121 Nguyeãn Bænh Khieâm, Q1-Tp.HCM

Baùo caùo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh:

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN

VÙNG ĐỒNG LỤT

Cô quan chuû trì: Vieän Khoa Hoïc Kyõ Thuaät Noâng Nghieäp mieàn Nam

Cô quan thöïc hieän: Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chuû nhieäm Ñeà taøi: Ths. Huyønh Traán Quoác

TP.HCM, 6-2005

Bản thảo viết xong 5/2005

Taøi lieäu naøy ñöôïc chuaån bò treân cô sôû moät soá keát quaû thöïc hieän Ñeà taøi

caáp Nhaø nöôùc maõ soá KC.06.02.NN.

i

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DỀ TÀI

TT Họ và tên chức vụ

BAN CHỦ NHIỆM và CÁN BỘ THỰC HIỆN

1 TS. Cao Văn Phụng Chủ nhiệm đề tài nhánh

2 KS. Dương Hoàng Sơn Cán bộ thực hiện

3. KS Trần Hoà Thuận -nt￾4. KS. Trần Hoàng Ngọc Mai -nt￾CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG

5 KS. Nguyễn Văn Phương Sở NN&PTNT tỉnh An Giang

6 KS. Trương Quang Minh Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang

7 KS. Võ Anh Dũng Cán bộ Khuyến nông tỉnh An Giang

8 ThS. Nguyễn Văn Sơn TTKN tỉnh Hậu Giang

9 ThS. Nguyễn Văn Vui Phòng NN&PTNT huyện Vị Thuỷ

tỉnh Hậu Giang

NÔNG DÂN THAM GIA THỰC HIỆN

10 Dương Xương Đốc HTX Long Điền B huyện

Chợ Mới tỉnh An Giang

11 Đặng Ngọc Y -nt￾12 Nguyễn Văn Thọ -nt￾13 Nguyễn Thanh Tòng -nt-

ii

TÓM LƯỢC

Nhằm nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh về xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam

trên thị trường quốc tế, phát huy lợi thế so sánh về tiềm năng sản xuất lúa của nước ta,

việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng

gạo xuất khẩu mang ý nghĩa chiến lược trong những năm đầu thế kỷ 21.

Do đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp là lệ thuộc rất lớn về điều kiện tự

nhiên của vùng, miền chính vì vậy đề tài được tiến hành nhằm mục tiêu xây dựng qui

trình thâm canh cho vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu đồng lụt ven sông.

Các nghiên cứu trên đồng ruộng của nông dân nhằm bổ sung và xác định lại

các yếu tố kỹ thuật như phân bón, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, thời gian thu

hoạch hoạch và ảnh hưởng của việc phơi sấy có liên quan đến chất lượng gạo đã được

tiến hành trên 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Qui mô các thử nghiệm cho

mỗi nghiệm thức là khoảng 1000 mét vuông với 4 lần lặp lại, sau đó qui trình kỹ

thuật được áp dụng với qui mô lớn khoảng 100 ha ở các Hợp tác xã tại Vị Thuỷ (Hậu

Giang) và Chợ Mới (An Giang).

Kết quả nghiên cứu về giống lúa cho thấy các giống lúa như OM 1490, IR 64

trong bộ giống lúa xuất khẩu được đề nghị trước đây hiện nay đã bị nhiểm nặng bệnh

đạo ôn. Các giống mới có năng suất cao chất lượng gạo tốt và kháng sâu bệnh được

đề nghị là: OM 2717, OM 3536, OM 2395, OM 3242.

Việc thử nghiệm sạ hàng với mật độ 100 kg/ha vẫn đảm bảo được năng suất

cao, tiết kiệm chi phí cho nông dân vì lúa ít bị đổ ngã, giảm sâu bệnh và tiết kiệm

được phân bón.

Áp dụng kỹ thuật bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa đã góp phần đáng kể

trong việc giảm giá thành đầu tư và còn giúp cho việc bảo vệ môi trường tốt hơn.

iii

Thu hoạch lúa đúng độ chín 27 ngày sau khi trổ kết hợp với phơi sấy đúng ẩm

độ 14% sẽ đạt tỉ lệ gạo nguyên tốt hơn, góp phần làm tăng giá trị gạo xuất khẩu. Chú

ý không nên bón dư thừa phân đạm vì sẽ làm giảm tỉ lệ gạo nguyên.

Việc áp dụng qui trình kỹ thuật giúp bà con nông dân An Giang giảm được chi

phí đầu tư nhất là trong khâu đầu tư cho lúa giống. Việc chỉ đạo tại Hậu Giang cho

thấy việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã làm gia tăng năng suất từ 8-10% tương ứng

tăng năng suất từ 0,4-0,5 tấn/ha. Chi phí sản xuất giảm từ 18-20% nên giá thành giảm

25-26% và vì vậy lợi nhuận tăng lên từ 30-50% trong cả 02 vụ ĐX 2003-2004 và HT

2004.

iv

MỤC LỤC

CHƯƠNG ĐỀ MỤC TRANG

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI i

TÓM LƯỢC ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH HÌNH v

DANH SÁCH BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu 3

1.2 Dinh dưỡng cho lúa 20

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 29

2.2 Thí nghiệm đồng ruộng 30

2.3 Thí nghiệm phẩm chất hạt 33

2.4 Phương tiện 34

Chương 3 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Vụ Hè Thu 2002 35

3.2 Vụ Đông Xuân 2002-2003 44

3.3 Vụ Hè Thu 2003 51

3.4 Vụ Thu Đông tại Chợ Mới 58

3.5 Kết quả thí nghiệm so sánh năng suất các giống triển vọng 60

3.6 Kết quả thí nghiệm về phẩm chất hạt. 63

3.7 Kết quả xây dựng mô hình 66

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81

4.1 Kết luận 81

4.2 Đề nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

v

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa đề Trang

1 Tương quan giữa NSTT và số hạt chắc/bông 38

2 Tương quan giữa NSTT và số bông/m2

39

3 Tương quan giữa NSTT và trọng lượng 1000 hạt 39

4 Tương quan giữa NSTT và số hạt chắc/bông 40

5 Tương quan giữa NSTT và bông/m2

40

6 Tương quan giữa NSTT và trọng lượng 1000 hạt 41

7 Tương quan giữa NSTT và số hạt chắc/bông 41

8 Tương quan giữa NSTT và bông/m2

42

_______________________________________________________________________

vi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tựa đề Trang

1 Một số đặt tính của đất thí nghiệm 29

2 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Long Kiến 35

3 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Long Điền A 35

4 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Long Kiến – Chợ Mới 36

5 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Long Điền A – Chợ Mới 36

6 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Viện Lúa 37

7 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Viện Lúa 38

8 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Bình Trung 42

9 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Bình Thành 43

10 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Bình Trưng 43

11 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Bình Thành 44

12 Ảnh hưởng của giống trên bệnh đốm nâu 44

13 Ảnh hưởng của mật độ sạ trên bệnh đốm nâu 45

14 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế tại Chợ Mới 46

15 Tác động kỹ thuật canh tác trên năng suất lúa tại Chợ Mới 46

16 Ảnh hưởng của giống trên tỉ lệ bệnh cháy lá 47

17 Tác động của kỹ thuật canh tác trên năng suất lúa tại Lấp Vò 48

18 Ảnh hưởng của giống và phân bón trên tỉ lệ bệnh cháy lá tại Viện Lúa 48

19 Ảnh hưởng của giống và phân bón trên sâu cuốn lá tại Viện Lúa 49

20 Năng suất (tấn/ha) các giống lúa thí nghiệm tại Viện lúa 50

21 Ảnh hưởng của phân đạm trên năng suất lúa 50

22 Ảnh hưởng của mật độ sạ trên năng suất lúa 51

23 Tình hình sâu bệnh giai đoạn 30 ngày SKS 52

24 Tình hình sâu bệnh giai đoạn 45 ngày SKS 53

25 Tình hình sâu bệnh giai đoạn 60 ngày SKS 53

26 Năng suất của tổ 1 54

27 Năng suất của tổ 2 54

28 Năng suất của tổ 3 55

29 Năng suất của tổ 4 55

vii

30 Sự tương quan của phân bón đối với các yếu tố năng suất 56

31 Chi phí canh tác lúa 56

32 Hiệu quả kinh tế của mỗi lô 57

33 Năng suất và thành phần năng suất lúa tại Viện lúa vụ HT 2003 58

34 Năng suất thực tế trên các mô hình thực nghiệm 59

35 Chi phí canh tác lúa của các mô hình KT và ND 59

36 Hiệu quả kinh tế của các mô hình 60

37 Năng suất thực tế các giống lúa khảo nghiệm vụ HT 2002- Đồng Tháp 61

38 Năng suất thực tế các giống lúa khảo nghiệm vụ ĐX 2002-2003 ĐT 62

39 Phẩm chất gạo trong vụ Đông Xuân 2003 62

40 Đặc điểm chính của các giống lúa vừa được công nhận giống quốc gia 63

41 Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến tỷ lệ xay xát 64

42 Ảnh hưởng của ẩm độ đến tỷ lệ xay xát 64

43 Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ xay xát 65

44 Ảnh hưởng của phân bón trên phẩm chất xay chà 66

45 Số lượng và chi phí lúa giống trong mô hình và đối chứng 67

46 Kết quả phân bón trong mô hình và đối chứng 68

47 So sánh chí phí phân bón giữa mô hình và đối chứng 68

48 Chi phí thuốc BVTV trong mô hình và đối chứng 69

49 Năng suất thực tế trong mô hình và đối chứng 70

50 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình và đối chứng vụ ĐX 71

51 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình và đối chứng vụ HT 71

52 Cơ cấu các yếu tố đầu vào trong chi phí sản xuất của mô hình 72

53 Chất lượng xay chà của mô hình và đối chứng 72

54 Số lượng và chi phí lúa giống trong mô hình và đối chứng 73

55 Kết quả sử dụng phân bón của mô hình và đối chứng 74

56 Chi phí phân bón trong mô hình và đối chứng 75

57 Chi phí thuốc BVTV trong mô hình và đối chứng 75

58 Năng suất thực tế trong mô hình và đối chứng 76

59 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong MH và ĐC vụ ĐX 77

viii

60 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong MH và ĐC vụ HT 78

61 Đánh giá về chất lượng phẩm chất gạo mô hình 79

62 Diện tích mở rộng sản xuất tại các điểm nghiên cứu (ha) 80

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của cả nước nơi sản xuất được hơn 50%

tổng sản lượng gạo của Việt Nam và cung ứng cho hơn 80% số lượng gạo xuất khẩu. Có

được những thành tựu nói trên là nhờ vào chủ trương và chính sách đúng đắn của Nhà

nước trong việc đổi mới phương thức quản lý trong sản xuất, đầu tư thích đáng cho việc

phát triển nông nghiệp và nông thôn về cơ sở hạ tầng, thủy lợi và nhất là việc đầu tư cho

nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu về khoa học kỹ thuật đến

tận tay người nông dân. Chính vì vậy sản xuất nông nghiệp trong những năm qua không

ngừng tăng lên luôn đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm là 4,5%.

Việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa luôn được coi trọng

như áp dụng phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) để làm giảm việc sử dụng

thuốc trừ sâu bệnh, ứng dụng máy sạ hàng để giảm lượng lúa giống trong gieo trồng, áp

dụng bảng so màu lá lúa để hướng dẫn nông dân sử dụng phân đạm đúng liều lượng và

đúng lúc nhằm làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân đạm đã và đang được mở rộng; việc

sử dụng hạt giống tốt và khoẻ cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất

lượng lúa gạo của nước ta. Gần đây các chương trình 3 giảm 3 tăng, khuyến khích việc

liên kết 4 nhà đã có tác động tích cực góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho

người nông dân.

Tuy nhiên do xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới đã buộc các nước xuất khẩu

hàng hoá phải cạnh tranh nhiều hơn nữa. Lúa gạo là một trong những mặt hàng chủ lực và

có lợi thế so sánh cho xuất khẩu của nền nông nghiệp Việt Nam do vậy việc nâng cao

năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế có ý nghĩa chiến lược; vấn đề mấu chốt

được đặt ra hiện nay là phải giảm giá thành trong sản xuất lúa và đồng thời nâng cao chất

lượng gạo để gia tăng hiệu quả kinh tế mặt hàng xuất khẩu này. Do vậy việc nghiên cứu,

hoàn thiện quy trình sản xuất lúa kết hợp với trình diễn mô hình khoa học kỹ thuật nhằm

làm giảm giá thành đã được tiến hành trong phạm vi đề tài KC 06-02NN.

2

Đề tài: “Xây dựng qui trình thâm canh lúa nhằm tiết kiệm vật tư, hạ giá thành vùng

nguyên liệu lúa xuất khẩu đồng lụt ven sông” đã được tiến hành trên các vùng đất phù sa

ven sông Tiền và sông Hậu thuộc 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp từ vụ Hè Thu

2002 đến Đông Xuân 2003-2004.

2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

Mục tiêu tổng quát

Xây dựng qui trình thâm canh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm giá

thành, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu và nhất là tăng lợi nhuận cho người nông dân

trồng lúa xuất khẩu vùng đồng lụt ven sông Tiền và sông Hậu.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định 2-3 giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt phù hợp với sinh thái

vùng đồng lụt ven song.

- Thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng các hợp phần kỹ thuật để

xây dựng qui trình tổng hợp sản xuất lúa xuất khẩu.

- Thực nghiệm trên diện rộng qui trình thâm canh lúa xuất khẩu tại An Giang và Hậu

Giang.

- Tổng kết các thí nghiệm, thực nghiệm và hoàn chỉnh quy trình thâm canh lúa xuất

khẩu.

Yêu cầu:

- Năng suất bằng hoặc cao hơn kỹ thuật phổ biến trong sản xuất.

- Giảm giá thành từ 10-20% so với kỹ thuật phổ biến của nông dân trong vùng thử

nghiệm.

- Tăng tỉ lệ gạo nguyên (>50%).

- Chất lượng gạo đạt yêu cầu xuất khẩu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các giống lúa trong bộ giống lúa xuất khẩu như IR

64, OM 1490, OM 2717, OM 3536 và các giống lúa trong thí nghiệm so sánh giống được

tiến hành trong vụ Hè Thu 2002 và Đông Xuân 2002-2003 tại các điểm Viện lúa (tỉnh

Cần Thơ), huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp).

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu

A.Tỉnh An Giang

An Giang là một trong các tỉnh lớn nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là

3.406 km2

; với hệ thống kênh rạch chủ yếu là sông Tiền và sông Hậu. Dân số 2,123 triệu

người (2002) trong đó tỉ lệ dân sống ở khu vực nông thôn là 76,89%. Toàn tỉnh có

1.053.641 lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế trong đó lao động nông,

lâm nghiệp chiếm 46,66%, lao động công nghiệp chiếm 14,07%; lao động thương mại,

dịch vụ và các thành phần khác chiếm 39,27%.

An Giang hiện có 11 đơn vị hành chánh (gồm: Thành phố Long Xuyên; Thị xã Châu Đốc;

các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Chợ Mới, Châu Thành,

Thoại Sơn) với 142 thị trấn, xã, phường (trong đó: 12 thị trấn, 118 xã và 12 phường).

4

Điều kiện địa lý:

Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo,

nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích

đạo.

Khí hậu:

Lượng mưa ở An Giang tương đối ít. An Giang có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của

cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng

còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ.

Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt

độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3°; còn trong các

tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°. Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào

tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38°; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào

tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998).

An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam – gió Tây

Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất.

Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng

mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào

mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với

ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.

Thời gian lũ lên và xuống ở An Giang khá dài. Những năm lũ lớn, thời gian lũ lên từ 3

đến 4 tháng và lũ xuống gần 3 tháng. Năm lũ nhỏ có thời gian lũ lên và xuống cũng tới

gần 4 tháng.

Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân

110mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160mm). Trong mùa mưa, lượng bốc hơi thấp hơn, bình

quân 85mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là

thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo Đề tài nhánh 2 | Siêu Thị PDF