Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây rataij tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống
PREMIUM
Số trang
179
Kích thước
18.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
753

Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây rataij tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NCS. ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU BỆNH GẠO LỢN DO ẤU TRÙNG

Cysticercus cellulosae GÂY RA TẠI TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NCS. ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU BỆNH GẠO LỢN DO ẤU TRÙNG

Cysticercus cellulosae GÂY RA TẠI TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y

Mã số: 9.64.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân

Thái Nguyên, 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và người hướng dẫn

khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là hoàn toàn

trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp

đỡ cho việc thực hiện đề tài đều đã được cảm ơn. Mọi thông tin trích dẫn trong

Luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Đỗ Thị Lan Phương

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc

tới GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân - những Nhà

khoa học đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình

nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở

vật chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên;

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ

môn Thú y trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, tập thể cán bộ giảng

dạy, học viên cao học Nguyễn Thị Thùy và sinh viên các khóa 45, 46, 47, Khoa

Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin trân

trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, Điện Biên; trung tâm Dịch vụ Nông

nghiệp; các cán bộ, nhân dân địa phương của các huyện ở tỉnh Sơn La và Điện Biên

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn các

thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020

NGHIÊN CỨU SINH

Đỗ Thị Lan Phương

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... ix

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................3

4. Những đóng góp mới của đề tài..........................................................................3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4

1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................4

1.1. Một số đặc điểm của sán dây Taenia solium và ấu trùng Cysticercus

cellulosae ........................................................................................................4

1.1.1. Vị trí của sán dây Taenia solium trong hệ thống phân loại động vật.......4

1.1.2. Đặc điểm của sán dây Taenia solium.......................................................4

1.1.3. Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus cellulosae.........................................10

1.2. Đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn và người .....12

1.2.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh .....................................................................12

1.2.2. Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................14

1.2.3. Triệu chứng, bệnh tích............................................................................14

1.2.4. Chẩn đoán...............................................................................................16

1.2.5. Biện pháp phòng trị bệnh .......................................................................17

1.3. Một số đặc điểm của tỉnh Sơn La và Điện Biên ............................................20

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC............................22

2.1. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................32

2.1.1. Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra .......................32

2.1.2. Bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở người.......................................34

2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................................22

2.2.1. Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra .........................22

2.2.2. Bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae trên người...................................30

iv

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................37

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................37

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................37

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................37

2.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................37

2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu ....................................................37

2.2.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất..................................................................38

2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................38

2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh gạo lợn do ấu trùng

Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn La và Điện Biên ..................38

2.3.2. Nghiên cứu bệnh gạo trên lợn gây nhiễm ..............................................39

2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn ..............39

2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................40

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh gạo lợn ở tỉnh Sơn

La và Điện Biên ...................................................................................40

2.4.2. Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ......46

2.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn ..........................48

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................54

3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh gạo lợn do ấu trùng

Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn La và Điện Biên..........................54

3.1.1. Thực trạng nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại tỉnh Sơn La

và Điện Biên .........................................................................................54

3.1.2. Thực trạng nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại một số huyện

của tỉnh Sơn La và Điện Biên ..............................................................66

3.1.3. So sánh nguy cơ lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo

tập quán chăn nuôi của người dân ở tỉnh Sơn La và Điện Biên...........74

3.1.4. So sánh nguy cơ người bị nhiễm sán dây Taenia solium theo thói

quen ăn uống ở tỉnh Sơn La và Điện Biên ...........................................76

3.1.5. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở

người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại Sơn

La và Điện Biên ...................................................................................77

3.2. Nghiên cứu bệnh gạo trên lợn gây nhiễm......................................................79

3.2.1. Thẩm định loài sán dây Taenia solium ký sinh ở người để gây

nhiễm bệnh gạo cho lợn .......................................................................79

v

3.2.2. Kết quả gây nhiễm cho lợn.....................................................................83

3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh gạo trên lợn .................................92

3.3.1. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng Cysticercus cellulosae ở

ngoại cảnh............................................................................................92

3.3.2. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng Cysticercus cellulosae trong thịt

khi xử lý bằng nhiệt độ cao (luộc thịt).................................................93

3.3.3. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng Cysticercus cellulosae trong thịt

khi xử lý thịt ở nhiệt độ thấp ................................................................94

3.3.4. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng khi chế biến thịt hun khói............96

3.3.5. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh gạo cho lợn .........................................97

3.3.6. Xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn ở 2 tỉnh Sơn La và

Điện Biên ............................................................................................103

3.3.7. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn ..............................107

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................109

1. Kết luận...........................................................................................................109

2. Đề nghị............................................................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................113

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

C. cellulosae: C. cellulosae Cysticercus cellulosae

T. solium:

T. saginata

T. asiatica:

cs:

T. solium Taenia solium

Taenia saginata

T. asiatica

Cộng sự

TT: thể trọng

BNN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TN:

AST:

ALT:

KCTG:

KCCC:

ĐC:

OD:

OR:

RR:

thí nghiệm

Aspartate Aminotrasferase

Alanine Aminotransferase

Ký chủ trung gian

Ký chủ cuối cùng

Đối chứng

Optical density

Odds ratio

Relative Rish

H.: Huyện

NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

09 - BNN & PTNT: Thông tư 09 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hb: Hemoglobin

Nxb: Nhà xuất bản

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lợn đã mổ khám theo các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................41

Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở một số huyện

của tỉnh Sơn La và Điện Biên...................................................................54

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tuổi lợn .....................................57

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo mùa vụ......................................59

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo phương thức chăn nuôi.............61

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn địa phương và lợn lai ..............62

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở lợn địa phương và lợn lai cùng được nuôi

theo phương thức thả rông........................................................................64

Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn theo địa hình ...........................65

Bảng 3.8. Thực trạng một số tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của nhân dân ở

tỉnh Sơn La và Điện Biên .........................................................................67

Bảng 3.9. Thực trạng tập quán ăn uống của nhân dân ở tỉnh Sơn La và Điện Biên.........68

Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium trong số người điều tra tại 2 tỉnh ...........69

Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người theo nhóm tuổi .........................71

Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở người theo giới tính............................................73

Bảng 3.13. So sánh nguy cơ lợn bị nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tập

quán chăn nuôi tại tỉnh Sơn La.................................................................74

Bảng 3.14. So sánh nguy cơ lợn bị nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tập

quán chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên ............................................................75

Bảng 3.15. So sánh nguy cơ người bị nhiễm sán dây T. solium ...............................76

Bảng 3.16. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người và tỷ lệ

nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn...........................................................78

Bảng 3.17. Kết quả BLAST trình tự CO1 của các mẫu nghiên cứu.........................81

Bảng 3.18. Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài T. solium dựa trên

phân tích trình tự gen CO1 .......................................................................82

Bảng 3.19. Kết quả gây nhiễm trứng sán dây T. solium cho lợn ..............................84

Bảng 3.20. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm ..........85

viii

Bảng 3.21. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn mắc bệnh gạo do

gây nhiễm .................................................................................................86

Bảng 3.22. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của lợn mắc bệnh gạo do

gây nhiễm .................................................................................................87

Bảng 3.23. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn mắc bệnh gạo

do gây nhiễm ............................................................................................89

Bảng 3.24. Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm.......................90

Bảng 3.25. Số lợn có tổn thương vi thể trong 14 lợn gây nhiễm..............................91

Bảng 3.26. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae ở ngoại cảnh.........................92

Bảng 3.27. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae trong thịt khi xử lý bằng

nhiệt độ cao (luộc thịt)..............................................................................93

Bảng 3.28. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae khi xử lý thịt ở nhiệt độ thấp........95

Bảng 3.29. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae trong thịt hun khói ...............96

Bảng 3.30. Độ an toàn của phác đồ điều trị bệnh gạo cho lợn .................................97

Bảng 3.31. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh gạo trên lợn gây nhiễm .........................98

Bảng 3.32. Tỷ lệ mẫu huyết thanh xét nghiệm ELISA dương tính (có kháng thể

kháng kháng nguyên của ấu trùng C. cellulosae)...................................100

Bảng 3.33. Triệu chứng lâm sàng của lợn có huyết thanh dương tính .....................99

Bảng 3.34. Hiệu lực của phác đồ III điều trị bệnh gạo lợn trên thực địa................102

Bảng 3.35. Tỷ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn tại các xã, thị trấn thuộc 3

huyện của tỉnh Sơn La ............................................................................103

Bảng 3.36. Tỷ nhiễm ấu trùng C .cellulosae ở lợn tại các xã thuộc 3 huyện

của tỉnh Điện Biên ..................................................................................105

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Đốt trưởng thành T. solium ....................................................................... 7

Hình 1.2: Đầu sán dây T. solium................................................................................. 7

Hình 1.3: Vòng đời của sán dây T. solium.................................................................. 9

Hình 1.4: Sán non trong bọc ấu trùng ....................................................................... 11

Hình 1.5: Ấu trùng hoàn chỉnh.................................................................................. 11

Hình 3.1a. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở 3 huyện thuộc tỉnh

Sơn La....................................................................................................... 55

Hình 3.1b. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở 3 huyện thuộc tỉnh

Điện Biên.................................................................................................. 55

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tuổi lợn.......................... 58

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo mùa vụ .......................... 59

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo phương thức chăn nuôi........ 61

Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn địa phương và lợn lai ........... 63

Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn địa phương và lợn

lai cùng được nuôi theo phương thức thả rông ...........................................64

Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo địa hình ......................... 65

Hình 3.8a. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium trong số người được điều

tra tại Sơn La ............................................................................................ 70

Hình 3.8b. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium trong số người được điều

tra tại Điện Biên......................................................................................... 70

Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người theo tuổi tại Sơn La

và Điện Biên ............................................................................................. 72

Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở nam và nữ tại Sơn La và

Điện Biên.................................................................................................. 73

Hình 3.11a: Đồ thị tương quan giữa sán dây T. solium ở người và tỷ lệ

nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn tại tỉnh Sơn La.................................. 78

Hình 3.11b: Đồ thị tương quan tỷ lệ nhiễm giữa sán dây T. solium ở người

và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn tại tỉnh Điện Biên ................ 79

x

Hình 3.12. Kết quả so sánh trình tự CO1 của 6 mẫu sán dây thu tại Sơn La

và Điện Biên ............................................................................................. 80

Hình 3.13. Cây phát sinh chủng loại được xây dựng từ trình tự gen CO1

bằng phương pháp Maximum Likekliwood ............................................. 82

Hình 3.14. Biểu đồ sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn nhiễm ấu

trùng C. cellulosae.................................................................................... 87

Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn gây nhiễm và đối chứng ........... 88

Hình 3.16. Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn tại ba huyện thuộc tỉnh

Sơn La..................................................................................................... 104

Hình 3.17. Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn tại ba huyện thuộc tỉnh

Điện Biên................................................................................................ 106

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae (C. cellulosae) là một bệnh

truyền lây giữa động vật và người. Ở Việt Nam, bệnh do ấu trùng C. cellulosae có ở

hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ

lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae bình quân ở miền Bắc Việt Nam là 1,0 - 7,2%, ở miền

Nam là 4,3% (De N.V., 2004 [71], De N.V. and Le T. H. 2010 [72]).

Khi lợn mắc bệnh, ấu trùng C. cellulosae gây tác hại rõ rệt tới sức khỏe của lợn.

Phần lớn lợn mắc bệnh bị còi cọc và chậm lớn. Nếu ấu trùng ký sinh ở não thì lợn có

triệu chứng thần kinh, lợn đi lại mất thăng bằng. Nếu ấu trùng ký sinh ở lưỡi, có thể

thấy liệt lưỡi và hàm (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 1999 [17], Phạm Sỹ Lăng và Phan

Địch Lân, 2011 [22]).

Sán dây Taenia solium (T. solium) là mối đe dọa không chỉ đối với lợn mà còn là

mối đe dọa lớn đối với con người. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm sán dây T. solium ở

vùng đồng bằng là 0,5 - 2%, ở khu vực trung du miền núi là 2 - 6%. Đặc biệt tại một

số địa điểm của tỉnh Phú Thọ tỷ lệ nhiễm lên tới 7 - 8%, Yên Bái 9%, Bắc Ninh là

12% (Bộ Y tế, 2019 [3]).

Ngoài bệnh do sán dây trưởng thành T. solium ký sinh ở ruột non, người còn

bị bệnh do ấu trùng của nó gây ra. Ấu trùng C. cellulosae ký sinh ở nhiều vị trí khác

nhau trong cơ thể: cơ, mắt, tim, não… Nguy hiểm nhất là neurocysticercosis - một

chứng bệnh gây tỷ lệ tử vong cao ở người do ấu trùng sán dây T. solium ký sinh ở

não gây ra. Người bị bệnh thường đau đầu dữ dội, suy nhược thần kinh nhanh

chóng, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, thị lực và trí nhớ giảm sút, co giật, rối

loạn cảm giác, tê liệt, hôn mê và chết.

Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, vùng

núi và cao nguyên là những nơi có người mắc bệnh ấu trùng C. cellulosae cao (3,8 -

6%), vùng đồng bằng thấp hơn (0,5 - 2%) (Lê Thị Xuân, 2015 [51]).

Lê Thành Đồng (2018) cho biết: Giữa năm 2018, có một vụ dịch đã xảy ra ở

huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước với 108 người nhiễm ấu trùng sán lợn, chiếm

tỷ lệ 11,95% trong số người được xét nghiệm. Mổ khám những lợn mắc bệnh gạo,

thấy có tới 50 - 70 ấu trùng C. cellulosae trong 1 kg thịt lợn - một cường độ nhiễm rất

nặng (dẫn theo Báo tuổi trẻ online, Thông tấn xã Việt Nam [10]).

2

Ở thời điểm tháng 3/2019 do nghi ngờ trẻ em mẫu giáo ăn thịt lợn gạo, một số

lượng lớn các cháu mẫu giáo tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã đi xét

nghiệm bệnh sán dây và có khoảng 7 - 8% các cháu có kết quả dương tính với

kháng thể kháng ấu trùng sán dây (Bộ Y tế, 2019 [3]).

Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi lợn rất phát triển ở các tỉnh, thành

phố trong cả nước. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở miền núi vẫn nuôi lợn theo phương

thức nhỏ lẻ, tận dụng và thả rông, nhiều hộ gia đình vẫn chưa có nhà tiêu. Ngoài ra, do

tình trạng giết mổ lợn phần lớn thực hiện tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hoặc tại hộ gia

đình nên việc kiểm soát giết mổ lợn ở các địa phương chưa được thực hiện nghiêm

ngặt, đồng thời việc kiểm tra, phát hiện người mắc bệnh sán dây để điều trị còn chưa

được tiến hành triệt để khiến bệnh vẫn lưu hành ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc

biệt là ở các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La và Điện Biên.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Sơn La (2018) [46], tính ở thời điểm ngày 31

tháng 12 năm 2018, tỉnh Sơn La có 700.564 con lợn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn (Sở NN & PTNT) tỉnh Điện Biên (2018) [41], ở thời điểm trên, tỉnh

Điện Biên có 401.413 con lợn.

Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [19] cho biết, nhiều người dân ở các địa phương

miền núi thường có tập quán nuôi lợn thả rông, vì vậy lợn ở miền núi dễ mắc bệnh

gạo, người miền núi lại hay ăn thịt sống hoặc thịt tái. Tập quán chăn nuôi và thói

quen ăn uống như vậy đã tạo điều kiện cho sán dây T. solium hoàn thành vòng đời và

làm cho bệnh lây truyền dễ dàng giữa lợn và người. Bệnh do ấu trùng C. cellulosae

của sán dây T. solium trên lợn (bệnh gạo lợn) là loại bệnh khó phát hiện, việc chẩn

đoán bệnh trên con vật sống rất khó khăn vì triệu chứng bệnh không điển hình, bệnh

gây thiệt hại về kinh tế và nguy hiểm hơn là dễ truyền lây sang người.

Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu bệnh gạo lợn và biện pháp phòng

chống hiệu quả và phù hợp với các địa phương miền núi là rất cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu

bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh tỉnh Sơn La, Điện

Biên và biện pháp phòng chống”.

2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định đặc điểm bệnh gạo lợn do ấu trùng C. cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn

La và Điện Biên.

- Xác định nguy cơ lợn nhiễm bệnh gạo do ấu trùng C. cellulosae gây ra theo

tập quán chăn nuôi tại tỉnh Sơn La và Điện Biên.

3

- Đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh gạo lợn do ấu trùng C. cellulosae

gây, từ đó phòng chống bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán dây cho người.

Kết quả của đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức và tập quán sinh hoạt,

phương thức chăn nuôi của bà con các dân tộc vùng núi phía Tây Bắc.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh gạo

tại tỉnh Sơn La và Điện Biên, về những đặc điểm về bệnh lý và lâm sàng của bệnh

gạo lợn do ấu C. cellulosae gây ra, về biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, xây

dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn, có một số đóng góp mới cho

khoa học.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi lợn áp

dụng các biện pháp phòng chống bệnh gạo lợn, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, góp

phần phát triển đàn lợn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh sán dây và bệnh ấu trùng

sán dây ở người.

4. Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và

lâm sàng bệnh gạo lợn tại tỉnh Sơn La và Điện Biên.

- Đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn có hiệu quả, khuyến

cáo và áp dụng rộng rãi tại các hộ chăn nuôi lợn trên địa bản tỉnh Sơn La, Điện Biên

và các tỉnh khác.

- Xây dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn tại tỉnh Sơn La và

Điện Biên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây rataij tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống | Siêu Thị PDF